6. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Kinh nghiệm triển khai thẻ tín dụng của Hàn Quốc
Năm 1969, Shinsegae Department Store phát hành thẻ tín dụng đầu tiên ở Hàn Quốc. Tiếp theo Kookmin Bank bắt đầu phát hành thẻ tín dụng rộng rãi cho khách hang năm 1950. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 - 1998 phần nào ảnh hưởng đến thị trường thẻ tín dụng. Đứng trước tình hình đó, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chính sách thúc đẩy sự phát triển của thẻ tín dụng để góp phần kích thích tăng trưởng thông qua tăng tổng cầu, bao gồm:
Bãi bỏ quy định về trần hạn mức rút tiền mặt; Luật hoá hoạt động thanh toán
1Đề án xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất thuộc Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 (Đề án 291)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thẻ bằng cách bắt buộc tất cả các cửa hàng kinh doanh đều phải chấp nhận thanh toán thẻ; Áp dụng chính sách khấu trừ thuế đối với các khoản chi tiêu thanh toán bằng thẻ tín dụng; Khuyến khích thanh toán bằng thẻ thông qua việc tổ chức thực hiện chương trình bốc thăm trúng thưởng khi sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng (áp dụng cho cả chủ thẻ và ĐVCNT).
Nhờ những chính sách khuyến khích này mà thị trường thẻ tín dụng ở Hàn Quốc đã có sự phát triển mạnh, vượt qua được cuộc khủng hoảng. Năm 2008, số lượng thẻ tín dụng toàn thị trường đạt trên 100 triệu thẻ, trong đó có 96 triệu thẻ cá nhân và 4,3 triệu thẻ công ty, thẻ ghi nợ hầu như không phát triển kể cả thẻ ghi nợ Quốc tế, riêng thẻ Prepaid Card không được phát triển tại Hàn Quốc. Trung bình mỗi người dân Hàn Quốc sở hữu 4 thẻ tín dụng. Tương ứng với số lượng thẻ phát hành, doanh số sử dụng thẻ cũng rất lớn, đạt 381.000 tỷ KRW năm 2008 (tương đương khoảng 350 tỷ USD), trong đó doanh số rút tiền mặt chiếm 22,6% tổng doanh số sử dụng thẻ. Chi tiêu bằng thẻ tín dụng chiếm tới 53% tổng chi tiêu của người dân Hàn Quốc.
Số lượng ĐVCNT trên toàn thị trường đạt 16 triệu đơn vị. Hoạt động thanh toán thẻ trực tuyến qua Internet rất phát triển tại Hàn Quốc.
Về công nghệ thẻ. Toàn bộ thẻ phát hành tại Hàn Quốc đến nay đều đã áp dụng công nghệ thẻ Chip theo chuẩn EMV. Riêng đối với nghiệp vụ thanh toán thẻ, mặc dù theo quy định của Visa và MasterCard đến ngày 1/10/2010 (đối với thẻ Visa) và 15/04/2011 (đối với thẻ MasterCard) tất cả các thành viên đều phải hoàn thành chuyển đổi và chấp nhận thanh toán thẻ Chip tại EDC. Tuy nhiên, hệ thống EDC của Hàn Quốc đến nay vẫn chủ yếu là chấp nhận thẻ từ do đã được đầu tư cơ sở hạ tầng từ trước đó.
Về cơ cấu doanh thu của hoạt động thẻ. Doanh thu từ phí chiết khấu ĐVCNT chiếm 42,5%, đứng thứ hai là doanh thu từ dịch vụ ứng tiền mặt với 19,4%. Hình thức cho vay thông qua thẻ tín dụng cũng mang lại 14,1% doanh thu cho hoạt động thẻ tín dụng. Phần còn lại là các khoản thu từ lãi, phí thường niên và các khoản phí khác. Mức phí chiết khấu ĐVCNT hiện nay trên thị trường thẻ Hàn Quốc trung bình là 2,14% áp dụng cho cả thẻ quốc tế và thẻ nội địa. Tuy nhiên xu hướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đang giảm dần do áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng. Mức phí chiết khấu ĐVCNT ở Hàn Quốc khá cao vì hiện mức phí chiết khấu ĐVCNT tại Việt Nam mức phí cũng chỉ khoảng 2-2,2%. Việc thanh toán thẻ tại thị trường Hàn Quốc chỉ được phép thực hiện bằng đồng KRW, không được phép sử dụng các đồng tiền khác.
Do số lượng thẻ phát hành tại thị trường Hàn Quốc quá lớn, nên các giao dịch của thẻ quốc tế mang thương hiệu Visa, MasterCard phát hành tại Hàn Quốc chi tiêu trong nội địa hoàn toàn do các ngân hàng nội địa xử lý, không thông qua TCTQT. Như vậy, toàn bộ phí thu được từ các giao dịch này là do các ngân hàng, tổ chức trong nước hưởng mà không phải trả cho TCTQT. Do vậy, ngành thẻ tại Hàn Quốc mang lại lợi nhuận cao do không phải thanh toán các phí chuyển đổi ngoại tệ và chỉ phải trả mức phí Interchange khá thấp.
Về cơ chế thanh toán thẻ tín dụng. Ở Hàn Quốc hình thức thanh toán thẻ tín dụng theo từng phần (installment) rất phát triển, cho phép chủ thẻ chia khoản chi tiêu làm nhiều phần bằng nhau và trả dần gốc và lãi cho ngân hàng. Các chủ thẻ được phép lựa chọn và thay đổi hình thức thanh toán rất linh hoạt (revolving hoặc installment) cho từng khoản chi tiêu, phù hợp với tình hình tài chính bằng cách đăng ký tại EDC khi thanh toán hoặc liên hệ với tổ chức phát hành thẻ.
Tại Hàn Quốc, các công ty, tập đoàn lớn như Samsung, Huyndai, Lotte ... đều phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng. Tuy nhiên, vai trò của các công ty, tập đoàn trong hoạt động phát hành thẻ ngày càng giảm. Năm 2002, các công ty, tập đoàn chiếm tới 44% thị phần thẻ và giảm xuống chỉ còn 29,4% thị phần năm 2008. Ngược lại, vai trò của các ngân hàng ngày càng tăng trong lĩnh vực thẻ, từ 56% thị phần năm 2002 tăng lên tới 70,6% thị phần năm 2008.Xu hướng này vẫn đang ngày càng tăng cao.
Hiện dẫn đầu thị trường thẻ Hàn Quốc là Shinhan Bank với 24,3% thị phần với 92.400 tỷ KRW (khoảng 85 tỷ USD) doanh số sử dụng thẻ. Kookmin Bank giữ vị trí thứ hai với 15% thị phần và 57.100 tỷ KRW (khoảng 50 tỷ USD) doanh số sử dụng thẻ. Đứng vị trí thứ ba là tập đoàn Samsung với 12,3% thị phần và 46.800 tỷ KRW (khoảng 45 tỷ USD) doanh số sử dụng thẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đặc điểm nổi bật là, việc phê duyệt phát hành thẻ tín dụng tại thị trường Hàn Quốc rất thuận lợi do cơ chế theo dõi và quản lý thông tin khách hàng rất rõ ràng và hết sức minh bạch. Trung tâm thông tin tín dụng của Hàn Quốc (Credit Bureau) được thành lập từ năm 2002 để cung cấp các dữ liệu phát hành thẻ tín dụng cho các Ngân hàng và tổ chức phát hành thẻ. Bên cạnh đó Chính phủ Hàn Quốc cũng đã phát triển được hệ thống thông tin cá nhân điện tử đầy đủ, chính xác, được cập nhật liên tục, các tổ chức phát hành thẻ có thể truy cập, lấy thông tin để đánh giá và cấp tín dụng cho khách hàng. Nhờ vậy, các tổ chức phát hành thẻ dễ dàng và thuận tiện hơn trong hoạt động phát hành thẻ cho khách hàng. Ngoài ra, tổ chức phát hành thẻ còn có thể truy cập hệ thống thông tin của hải quan để tra cứu hoạt động xuất nhập cảnh của chủ thẻ, qua đó phát hiện và xử lý các giao dịch giả mạo phát sinh, hạn chế rủi ro trong hoạt động thẻ.
Theo kết quả nghiên cứu của Visa vào tháng 04/2006, ngành công nghiệp thẻ tín dụng đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế Hàn Quốc. Năm 2002, khi lĩnh vực thẻ tín dụng Hàn Quốc phát triển hưng thịnh nhất, lĩnh vực này đã đóng góp 21.500 tỷ KRW cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, lĩnh vực thẻ còn góp phần làm tăng tính minh bạch của các giao dịch tài chính, tăng nguồn thu của Chính phủ từ thuế, tăng giá trị tiền gửi, thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực liên quan trực tiếp và gián tiếp, đặt nền móng cho một thời kỳ phát triển mới của ngành tài chính. Đến nay ngành thẻ tín dụng của Hàn Quốc vẫn khẳng định được vị thế trên trường quốc tế cũng như mang lại những lợi ích cho nền kinh tế, hiện tại ngành thẻ tín dụng của Hàn Quốc vẫn đứng ví trí thứ 2 (sau thị trường Mỹ). Rõ ràng, thị trường thẻ Hàn Quốc thực sự phát triển và có nhiều đóng góp to lớn cho cho sự phát triển của nền kinh tế, trong đó một yếu tố quan trọng cho sự thành công của thị trường thẻ Hàn Quốc chính là nhờ các chính sách mạnh mẽ và linh hoạt của Chính phủ đối với hoạt động thẻ.