Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Lưu Xá, Thái Nguyên (Trang 53)

6. Kết cấu của luận văn

2.4.5.Phương pháp phân tích

Các phương pháp phân tích được sử dụng trong luận văn bao gồm: phương pháp thống kê, mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp đồ thị, phương pháp kiểm định thang đo - phân tích Cronbach Alpha, Phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử

dụng để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Lưu Xá - Thái Nguyên, tình hình quản lý TTKDTM tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Lưu Xá - Thái Nguyên và tình hình vận dụng các phương tiện TTKDTM.

Phương pháp kiểm định thang đo - phân tích Cronbach Alpha

Một trong những mục tiêu của đề tài này là xây dựng và kiểm định độ tin cậy của các thang đo của từng nhân tố. Công cụ xác định hệ số Cronbach Alpha sẽ giúp

ta thực hiện mục tiêu này. Cronbach’s Alpha sẽ kiểm tra độ tin cậy của các biến dùng để đo lường từng nhân tố. Nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo và bảng câu hỏi bằng phương pháp kiểm định Cronbach Alpha. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo.

Phương pháp so sánh: Phương pháp phân tích này được dùng để so sánh các dữ liệu phân tích, so sánh doanh thu kết quả năm trước so với năm sau...

Phương pháp đồ thị

Dùng các hình vẽ hoặc các đường nét hình học để miêu tả đặc điểm số lượng của đối tượng nghiên cứu: số lượng lao động, mạng lưới chấp nhận thẻ, kết quả kinh doanh, sự biến động của chỉ tiêu huy động vốn….theo thời gian hàng năm. Từ mô hình đồ thị giúp đề tài cô đọng được những đặc điểm cơ bản của một hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng là công cụ để tác giả minh chứng rõ nhất về sự biến đổi, sự tăng trưởng hay suy thoái về quy mô, hiệu quả huy động vốn. Thông qua số liệu, các chỉ tiêu đánh giá được minh chứng bằng biểu đồ.

Phân tích hồi quy đa biến

Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy tuyến đa biến để phân tích sự tác động của 5 yếu tố (Các chính sách qui định của nhà nước, tâm lý của khách hàng, khả năng đáp ứng của ngân hàng, các chính sách xúc tiến, khuyến mãi, và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ việc phát triển dịch vụ thẻ thanh toán) tới hiệu quả của việc phát triển dịch vụ thẻ thanh toán.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành. Hệ số xác định R2 được điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0. Biến phụ thuộc là số lượng thẻ thanh toán. Biến giải thích bao gồm 5 yếu tố đã nêu ở trên.

Phương trình hồi quy có dạng sau:

Yi = b0 + b1X1 + b2X2 + bnXn + (i=1,5) Trong đó:

- Yi là số lượng thẻ thanh toán thứ i;

- bi là các hệ số hồi quy;

- Xi là các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng thẻ thanh toán; - b0 là sai số trong ước lượng.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ thẻ bao gồm - Các chính sách qui định của nhà nước,

- Tâm lý của khách hàng,

- Khả năng đáp ứng của ngân hàng, - Các chính sách xúc tiến, khuyến mãi,

- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ việc phát triển dịch vụ thẻ thanh toán)

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Lưu Xá, Thái Nguyên (Trang 53)