6. Kết cấu của luận văn
1.3. Thực trạng hoạt động dịch vụ thẻ thanh toán hiện nay
TTKDTM ngày càng phát triển trong đó thanh toán thẻ đóng vai trò quan trọng. Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam, trong đó đưa ra 6 giải pháp đồng bộ giúp tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động TTKDTM tại Việt Nam. Theo đề án, đến cuối năm 2011, mức phát hành thẻ trong thanh toán phấn đấu đạt 17 triệu thẻ; 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, v.v.v… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Con số này đến năm 2020 phấn đấu đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đến năm 2010 không quá 18%; đến năm 2020 khoảng 15%. Số lượng tài khoản cá nhân vào cuối năm 2010 đạt mức 20 triệu; 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020 đưa những con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân (bình quân mỗi người có 0,5 tài khoản); 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản. Các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp thực hiện qua ngân hàng đạt mức 80% vào năm 2010 và đạt 95% vào năm 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Theo báo cáo đánh giá, tỷ trọng TTKDTM trong tổng phương tiện thanh toán qua ngân hàng tăng từ 77% năm 2005 lên 84,5% năm 2009. Điều đó cũng đồng nghĩa với thanh toán bằng tiền mặt có xu hướng giảm từ 23% năm 2005 xuống 15,5% năm 2009. Đến cuối năm 2010, có 53% đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện trả lương qua tài khoản (đến cuối năm 2009 tỷ lệ này là 41,5%). Năm 2011, Việt Nam có khoảng 42,3 triệu thẻ được phát hành, tăng tương ứng khoảng 33,13 triệu thẻ so với con số 9,17 triệu thẻ năm 2007. Với định hướng quan trọng về việc phát triển phương thức TTKDTM có thể nhận định rằng TTKDTM sẽ ngày càng phát triển và là tiền đề cho sự bùng nổ thị trường thẻ Việt Nam trong tương lai.
Nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại ngày càng nhiều
Tính đến hết năm 2011, tổng số lượng thẻ phát hành toàn thị trường là gần 42,3 triệu thẻ các loại trong khi dân số Việt Nam là 88 triệu dân, chiếm gần 49% so với dân số. Dự báo dân số Việt Nam năm 2020 sẽ là 98 triệu dân. Hiện nay, theo ước tính trong số các đối tượng sử dụng dịch vụ ngân hàng, có khoảng 30% mở tài khoản và sử dụng dịch vụ thẻ. Như vậy, có thể thấy thị trường thẻ Việt Nam còn nhiều tiềm năng để các ngân hàng khai thác và phát triển các sản phẩm, dịch vụ thẻ. Bên cạnh đó, thu nhập của người dân ngày càng tăng và đời sống được cải thiện. Theo thống kê, thu nhập bình quân tính trên đầu người từ 835 USD của năm 2007 tăng lên 960 USD vào năm 2008; 1.064 USD vào năm 2009 và đạt 1.200 USD năm 2010.
Việt Nam là nước có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh và ổn định trên 7.5% năm trong nhiều năm; dân số đông, cơ cấu dân số trẻ (tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi đến 64 tuổi chiếm 69%) ; thu nhập bình quân của người dân có xu hướng ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại ngày càng nhiều, đây chính là tiền đề cho sự phát triển thanh toán thẻ.
Hệ thống ATM sẽ trở thành một kênh giao dịch tự động đa năng
Tính đến cuối năm 2011, tổng số ATM trên cả nước đạt 13.649 máy, tăng 17% so với năm 2010. Đã có 32 trong tổng số 35 ngân hàng đã trang bị ATM tiếp tục gia tăng đầu tư trang bị máy ATM góp phần mở rộng mạng lưới ATM khắp địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bàn cả nước và đưa ATM trở thành kênh giao dịch tự động quen thuộc đến với khách hàng.
Hệ thống EDC cũng ngày được các ngân hàng chú trọng phát triển, đến thời điểm năm 2011, Việt Nam có 77.467 EDC tăng 23.515 EDC tương đương 43,5% so với năm 2010, góp phần mở rộng màng lưới các điểm chấp nhận thanh toán thẻ tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thẻ cũng như thúc đẩy phát triển TTKDTM.
Với mục tiêu chiếm lĩnh thị phần thẻ trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường thẻ ngày càng trở nên gay gắt, bên cạnh các chức năng giao dịch truyền thống như: Rút tiền, vấn tin, chuyển khoản, v.v…. hiện nay các ngân hàng đã và đang tăng cường liên kết, phối hợp với các tổ chức, đơn vị cung ứng các dịch vụ khác như VinaPhone, MobiFone, Bảo hiểm nhân thọ, v.v… để gia tăng các chức năng, tiện ích tại ATM, như:
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) đã triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến cho phép khách hàng thanh toán các loại hoá đơn trực tuyến với các nhà cung cấp dịch vụ VinaPhone, MobiFone, Bưu điện, Điện lực Hà Nội, mua thẻ điện thoại trả trước và trả sau v.v… qua hệ thống ATM của Vietinbank tại bất kỳ thời gian nào trong ngày kể cả ngày nghỉ và ngày lễ.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã triển khai dịch vụ thanh toán các hóa đơn dịch vụ của MobiFone và dịch vụ mua thẻ điện thoại trả trước, thanh toán phí bảo hiểm Prudential tại ATM. Các chủ thẻ của ngân hàng Đông Á (EAB) có thể mua thẻ điện thoại di động trả trước, điện thoại Internet trả trước tại các ATM của EAB trên toàn quốc. Các công ty bảo hiểm BIDV bắt đầu triển khai việc bán bảo hiểm qua ATM…
Có thể thấy rằng với sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ, sự liên kết hợp tác của các tổ chức cung ứng dịch vụ hệ thống mạng lưới ATM được đầu tư rộng khắp cả nước. ATM không đơn thuần chỉ là máy rút tiền tự động mà sẽ trở thành một kênh phân phối chào bán các dịch vụ ngân hàng có hiệu quả trong tương lai đồng thời giúp các ngân hàng tiết kiệm các chi phí Quảng cáo, nhân lực, v.v…
Xu hướng chuyển đổi, thay thế công nghệ thẻ từ sang sử dụng thẻ chip theo chuẩn EMV (Europay, Master Card và Visa).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Với tính năng vượt trội về bảo mật an toàn dữ liệu và khả năng tích hợp cho phép triển khai nhiều tiện ích một cách linh hoạt của thẻ Chip, xu hướng chuyển đổi công nghệ thẻ từ sang sử dụng công nghệ thẻ Chip là tất yếu nhằm giảm thiểu rủi ro tổn thất do gian lận giả mạo thẻ đồng và cũng đảm bảo tuân thủ theo quy định của các tổ chức thẻ quốc tế (TCTQT). Theo quy định của TCTQT Visa và MasterCard, từ ngày 1/1/2006, các ngân hàng sẽ phải chuyển đổi sang sử dụng thẻ thông minh đạt chuẩn EMV, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm về gian lận thẻ.
Hiện trên thế giới, phần lớn các tổ chức tài chính đã hoàn thành việc chuyển đổi thẻ từ và áp dụng công nghệ mới là thẻ Chip. Một số nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia đã hoàn thành việc chuyển đổi hệ thống để có thể phát hành, thanh toán thẻ EMV. Các nước khác như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Bruney, Philippines đang thực hiện quá trình chuyển đổi. Campuchia, nước láng giềng của Việt Nam, không còn quan tâm đến công nghệ thẻ từ mà đang áp dụng luôn công nghệ thẻ thông minh trong thanh toán.
Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip theo chuẩn EMV cũng đang được tiến hành mạnh mẽ, Ngân hàng VPBank là ngân hàng đầu tiên ra mắt thẻ chip chuẩn EMV dành cho thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng quốc tế (VPBank Platium MasterCard), đánh dấu một bước tiến mới về công nghệ thanh toán thẻ còn non trẻ của Việt Nam. Tính đến nay đã có 10/40 đơn vị tham gia thị trường thẻ Việt Nam đã phát hành thẻ Chip theo chuẩn EMV là Eximbank, ACB, VIB, VCB, Sacombank, Vietinbank, VPBank, BIDV, SeaBank, Việt Á. Tuy nhiên, các ngân hàng trước mắt ưu tiên việc nâng cấp hệ thống ATM/EDC để chấp nhận thẻ chip và chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip hoặc phát hành thẻ chip đối với các dòng sản phẩm
thẻ quốc tế mới do số lượng thẻ quốc tế còn ít và cũng đến hạn chuyển đổi theo khuyến cáo của các TCTQT.
Theo thống kê của TCTQT Visa đến năm 2011, tại thị trường Việt Nam đã có 65% thiết bị chấp nhận thẻ ATM, thiết bị chấp nhận thẻ (POS) Chip và 37% thẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Do số lượng thẻ nội địa lớn hơn 19 triệu thẻ nên chi phí chuyển đổi rất lớn trong khi chi phí phát hành một chiếc thẻ chip tương đối cao so với thẻ từ nên việc
chuyển đổi cần được tính toán, đánh giá và phải xây dựng lộ trình chuyển đổi cụ thể để giảm thiểu phiền toái cho khách hàng.
Xu thế liên minh, liên kết và thành lập Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất tại Việt Nam
Hiện thị trường thẻ Việt Nam có 49 tổ chức phát hành thẻ, trong đó bao gồm 03 NHTMNN, 33 NHTMCP, 08 ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và 01 tổ chức phát hành thẻ phi ngân hàng (công ty tiết kiệm bưu điện) với hơn 150 thương hiệu thẻ khác nhau. Các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không ngừng đầu tư phát triển mạng lưới, cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị, nguồn tài chính và nhân lực để phát triển các dịch vụ thẻ. Cơ sở vật chất phục vụ
cho dịch vụ thẻ được tăng cường với tốc độ nhanh, với số lượng ATM/EDC ngày càng nhiều. Cùng với xu hướng đó, nhu cầu chia sẻ hạ tầng mạng, máy móc thiết bị và phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thẻ cũng đồng thời phát sinh. Các liên minh chuyển mạch thẻ ra đời trong điều kiện và trở thành yếu tố tích cực thúc đẩy sự
phát triển chung của thị trường thẻ trong một giai đoạn nhất định.
Tháng 7/2004, thị trường thẻ Việt Nam đánh dấu sự ra đời của Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam - Banknetvn với sự tham gia góp vốn của 8 cổ đông sáng lập, gồm 04 NHTMNN (Agribank; BIDV, Vietinbank, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long), 04 NHTMCP (NHTMCP Đông Á, NHTMCP Sài gòn Công thương, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Sài gòn thương tín) và Công ty Điện toán và Truyền số liệu - VDC.
Tháng 4/2007, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thẻ SmartLink (Smartlink) - tiền thân là liên minh thẻ NHTMCP Ngoại thương Việt Nam thành lập với 15 NHTMCP sáng lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2007.
Ngày 23/5/2008, Banknetvn đã hoàn thành việc kết nối với hệ thống thanh toán thẻ Smartlink. Đến cuối năm 2009, Banknetvn đã kết nối thành công 14 ngân hang; Smartlink kết nối với 27 ngân hàng. Bên cạnh đó, 02 mạng Banknetvn và Smartlink đã kết nối liên thông với Công ty Cổ phần Thẻ Thông minh Vina -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(VNBC) tạo ra sự kết nối liên thông giữa hệ thống thanh toán thẻ của tất cả các ngân hàng trong nước, mang lại tính thống nhất cho toàn hệ thống ATM và tạo ra một mạng lưới thanh toán thẻ rộng khắp tại Việt Nam.
Đề án xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất thuộc Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 (Đề án 291).1 Theo Đề án 291, Banknetvn được lựa chọn làm hạt nhân để tái cơ cấu và phát triển thành Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất và kết nối với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN. Thống đốc NHNN đã quyết định chuyển 31,5 tỷ đồng vốn góp của Nhà nước vào Banknetvn. Với việc góp vốn này, NHNN chính thức trở thành cổ đông thứ 9 của Banknetvn và là cổ đông có số vốn góp lớn nhất (chiếm 25% vốn điều lệ).
Như vậy, có thể thấy rằng các ngân hàng có xu hướng ngày càng tăng cường việc liên minh liên kết với việc tham gia làm thành viên của các tổ chức chuyển mạch Banknetvn, Smartlink và VNBC. Việc kết nối các hệ thống thanh toán thẻ, các ATM/ EDC cho phép các tổ chức phát hành và thanh toán thẻ chia sẻ chi phí cơ sở hạ tầng ban đầu phục vụ cho các giao dịch thẻ và tạo nền tảng để phát triển các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và các dịch vụ mới.
Bên cạnh đó với sự tham gia của NHNN trong quản trị điều hành tại Banknetvn và định hướng chiến lược của Chính phủ là Banknetvn sẽ trở thành Trung tâm Chuyển mạch Thẻ thống nhất của Việt Nam.