Phân cỡ đƣợc thực hiện sau khi ngâm quay bán thành phẩm (bài 8) Phân cỡ thủ công
Phân cỡ thủ công thƣờng áp dụng cho các cơ sở sản xuất nhỏ khi - Không có máy phân cỡ
- Hay trong trƣờng hợp bán thành phẩm cần phân cỡ không nhiều, nếu vận hành máy sẽ mất nhiều thời gian và công lao động khi vệ sinh và khử trùng máy.
Kiểm tra, hiệu chỉnh cân bằng bằng quả cân chuẩn.
Cân và rổ có để thẻ cỡ tƣơng ứng cần phân để sao cho thao tác thuận tiện (Thƣờng để trƣớc măt)
Cá đổ đống trên bàn hay để trong thùng, rổ lớn phủ nƣớc đá
Cần biết rõ đơn vị phân cỡ của lô hàng (gam/miếng hay oz/miếng)
Giai đoạn đầukhi chƣa quen, cầm từng miếng cá đặt lên cân và để đúng vào rổ có thẻ cỡ tƣơng ứng.
Hiệu chỉnh lại cân sau 30 phút phân cỡ.
Khi quen việc, cảm nhận đƣợc trọng lƣợng các miếng cá trong tay, cầm miếng cá trên tay lật qua lật lại để xác định cỡ.
Nếu còn nghi ngờ về cỡ cần tiến hành cân miếng cá.
Loại bỏ miếng cá không đạt tiêu chuẩn nếu có
Hình 6.7. Thao tác phân cỡ thủ công Phân cỡ bằng máy
Cần phải vệ sinh và khử trùng máy theo đúng quy định , sau khi phân cỡ. Phân cỡ bằng máy sẽ rất nhanh, tuy nhiên nếu không hiệu chỉnh máy và cài đặt đúng cỡ cần phân theo quy định (gam/miếng hay oz/miếng) sẽ dẫn đến phân cỡ sai hàng loạt, gây hậu quả nghiêm trọng.
Hiệu chỉnh máy: (công việc này thƣờng cán bộ kỹ thuật làm) - Cài đặt máy
- Kiểm tra thử bằng quả cân chuẩn
Khi sử dụng máy công nhân cần chắc chắn máy đã đƣợc hiệu chỉnh. Đặt rổ/két dƣới các máng ra của máy
phân loại.
Lƣu ý không để trực tiếp rổ/két sát nền.
Rổ có thể cỡ tƣơng ứng với miếng cá rớt ra khỏi máng của máy phân cỡ.
Cá đƣợc đổ đống trên bàn nhờ băng chuyền chuyển tới hay khiêng thủ công.
Cần từng miếng cá lên, quan sát nhanh sau đó đặt lên băng chuyền của máy.
Loại bỏ miếng cá không dạt tiêu chuẩn (sót da, dập …)
Cần để đúng vị trí, không ném miếng
cá quá mạnh dễ gây sai số. Hình 6.8. Phân cỡ cá bằng máy