Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành (Trang 48)

Bên cạnh những ưu điểm thì công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Cụ thể:

Thứ nhất, xác định nhu cầu tạo động lực cho người lao động còn đơn giản, chưa bài

bản. Phương pháp xác định nhu cầu tạo động lực chưa khoa học, chưa bao quát hết được toàn bộ nhu cầu của người lao động. Thời gian xác định nhu cầu dài, không cập nhật kịp thời tình hình thay đổi nhu cầu của người lao động.

Thứ hai, trong quá trình xây dựng kế hoạch, một số yêu cầu còn chưa được đảm bảo

như yêu cầu kịp thời, có lý có tình.

Thứ ba, các chế độ phúc lợi đặc biệt là chế độ phúc lợi tự nguyện chưa đa dạng. Quy

chế phúc lợi còn chưa được ban hành rộng rãi, chưa được cụ thể hóa thành văn bản. Xây dựng chương trình phúc lợi chưa lấy ý kiến sâu rộng trong tập thể người lao động.

Thứ tư, biện pháp tạo động lực thông qua các công cụ phi tài chính cho người lao động

đã mang lại hiệu quả khích lệ trong thời gian qua. Tuy nhiên một số biện pháp công ty thực hiện vẫn còn thiếu sót như: khả năng thăng tiến cho người lao động chưa được rõ ràng; thi đua, khen thưởng ít được thực hiện; các phong trào văn nghệ, thể thao, hoạt động đoàn thể chưa được chú trọng, mang tính hình thức,...

Thứ năm, công tác đánh giá thực hiện công việc còn một số hạn chế như: tiêu chí đánh

giá đơn giản, đào tạo người đánh giá chưa được chú trọng, kết quả ĐGTHCV chỉ được sử dụng trong lương, thưởng mà chưa được sử dụng rộng rãi trong các công tác khác.

Thứ sáu, công tác đánh giá tạo động lực chưa được quan tâm đúng mức. Công ty chưa

có sự kiểm soát, đánh giá kết quả kế hoạch tạo động lực, chưa có sự kiểm soát đánh giá trước, trong và sau quá trình tạo động lực.

3.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, thị trường lao động cung lao động lớn hơn cầu lao động. Do vậy doanh

nghiệp không quá lo lắng về việc “nhảy việc” của người lao động, vì hiện nay người lao động quan tâm đến nhất vẫn là một công việc ổn định, họ có thể mong muốn được lựa chọn nhiều công việc nhưng không có quá nhiều lựa chọn dành cho họ. Vì vậy công tác tạo động lực chưa được đầu tư nhiều.

Thứ hai, trình độ của người lao động trong công ty không đồng đều, nhận thức của

người lao động khác nhau là khác nhau. Bên cạnh đó nhu cầu của NLĐ rất đa dạng, phong phú và thay đổi không ngừng. Thỏa mãn tối đa tất cả các nhu cầu của NLĐ là điều rất khó khăn đối với mọi công ty nói chung, trong đó có công ty TNHH La Thành.

Thứ ba, mặc dù lãnh đạo công ty đã quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng của

công tác tạo động lực nhưng công tác tạo động lực tập trung nhiều vào các kế hoạch tạo động lực tài chính, các chương tình tạo động lực phi tài chính chưa được quan tâm nhiều, nếu có còn mang tính hình thức, chưa thực sự khuyến khích NLĐ năng động, sáng tạo và gắn bó với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w