Thực trạng về triển khai kế hoạch tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành (Trang 45)

quỹ, cụ thể như sau:

Bảng 3.11: Các nguồn thu ngân sách tạo động lực của công ty giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn thu Năm

2012 2013 2014

Quỹ tiền lương kế hoạch 6000 7000 6500

Quỹ dự phòng 990 1071 1030

Quỹ phúc lợi 340 450 420

Quỹ thưởng 400 600 550

Quỹ phát triển doanh nghiệp 250 400 350

Tổng 7980 9521 8850

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Ngân sách kế hoạch tạo động lực dùng để chi thực hiện các biện pháp tạo động lực thông qua các công cụ tài chính và công cụ phi tài chính, chi trả các chi phí liên quan khác đến quá trình tạo động lực trong công ty.

3.3.3. Thực trạng về triển khai kế hoạch tạo động lực cho người lao động tại côngty TNHH La Thành ty TNHH La Thành

Hình: Thực trạng công tác triển khai kế hoạch và đánh giá tạo động lực

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả)

Sau khi xây dựng kế hoạch tạo động lực, công ty tiến hành triển khai kế hoạch tạo động lực nhằm đảm bảo thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người lao động. Theo điều tra, 72.73% NLĐ cho rằng triển khai kế hoạch tạo động lực là khá quan trọng. Họ muốn được biết về các quy định, các thủ tục cũng như các kế hoạch tạo động lực cho người lao động.

Về xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc

Lãnh đạo công ty đã thấy được tầm quan trọng của công tác đánh giá thực hiện công việc nhưng chưa thực sự đầy đủ. Điều này thể hiện qua những mục đích sử dụng hệ

thống ĐGTHCV của công ty còn chưa khai thác hết được các giá trị mà hệ thống mang lại. Công tác đánh giá định kỳ của đơn vị được thực hiện theo tháng và năm. Tại công ty chưa có quy trình cụ thể nào đánh giá thực hiện công việc cho NLĐ.

Hàng tháng các phòng ban chấm công, tiến hành đánh giá, xếp loại công nhân viên. Tiêu chí đánh giá khá đơn giản chỉ dựa trên mức độ hoàn thành công việc.

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)

Hoạt động đánh giá được thực hiện rất đơn giản, còn mang nặng tính hình thức. Đôi khi kết quả đánh giá phụ thuộc vào quan điểm và ý kiến chủ quan của người đánh giá. Kết quả khảo sát cho thấy 45.45% NLĐ cho rằng công tác đánh giá thực hiện công việc ở mức bình thường. Có tới 41.82% NLĐ không hài lòng với công tác này, họ cho rằng công tác này thực hiện còn kém. Như vậy công tác ĐGTHCV tại công ty đã được quan tâm thực hiện thường xuyên, tuy nhiên hoạt động này vẫn chưa làm NLĐ thực sự hài lòng do một số hạn chế như: đào tạo người đánh giá chưa được coi trọng; Những tiêu chí đánh giá mang tính chung chung, không mang tính định lượng; Kết quả ĐGTHCV chưa được sử dụng hợp lý trong các hoạt động QTNL.

Về Thiết lập các quy định, quy tắc, các thủ tục hỗ trợ thực hiện kế hoạch tạo động lực

Các quy định, thủ tục liên quan đến tiền lương; Các quy định về tiền thưởng; Các quy định, thủ tục về nghỉ phép năm, nghỉ lễ Tết; khám sức khỏe định kỳ hàng năm; chế độ làm việc; bảo hiểm rủi ro và tai nạn lao động; quy định điều chuyển công việc và chỗ làm; thủ tục thôi việc,...Các quy định về chức trách, trách nhiệm, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan....

Thực hiện triển khai các kế hoạch tạo động lực cho người lao động: Trong thời gian

qua, một số kế hoạch tạo động lực mà công ty triển khai là chú trọng xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo; tạo bầu không khí làm việc thân thiện, hài hòa, cởi mở; chú

Hộp 3.2: Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc dựa trên mức độ hoàn thành công việc

Xếp loại A: Luôn hoàn thành CV với chất lượng cao; Đảm bảo ngày công làm việc; Thời gian nghỉ ốm,nghỉ không lương không quá 2 ngày.

Xếp loại B: Hoàn thành CV, tuy nhiên không kịp tiến độ; Thời gian nghỉ ốm, nghỉ không lương từ 3 đến 5 ngày .

Xếp loại C: Thỉnh thoảng không hoàn thành CV, không kịp tiến độ; Thời gian nghỉ ốm , nghỉ không lương từ 6 - 13 ngày

Xếp loại D: Nhiều lần không hoàn thành CV, sai sót nhiều, không chịu sửa chữa; Thời gian nghỉ ốm , nghỉ không lương từ 15 ngày trở lên

trọng xây dựng chế độ lương, thưởng, phúc lợi cũng như các chính sách thưởng phạt công bằng, hợp lý.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các quy tắc, quy định, các kế hoạch tạo động lực đến toàn bộ người lao động trong công ty để NLĐ biết, hiểu và thực hiện. Công

tác này được thực hiện thông qua thông báo trên bảng tin nội bộ doanh nghiệp, thông báo triển khai thông tin đến các bộ phận.

Khi triển khai kế hoạch tạo động lực thực tế tại công ty có thể gặp phải những khó khăn, hạn chế. Vì vậy để đảm bảo cân bằng lợi ích giữa công ty và NLĐ, công tác triển khai luôn phải được xem xét, điều chỉnh, thay đổi sao cho phù hợp.

Nhìn chung công ty khá chú trọng vào công tác triển khai kế hoạch tạo động lực cho người lao động. Theo đánh giá của người lao động, có tới 85.45% NLĐ đánh giá công tác triển khai kế hoạch tạo động lực được thực hiện khá tốt. Tất cả các chương trình tạo động lực mà công ty đã và đang triển khai đều hướng tới mục tiêu tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, người lao động thực sự yêu thích công việc và cống hiến hết mình cho công ty.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w