TNHH La Thành
3.3.2.1. Việc tuân thủ các yêu cầu khi xây dựng kế hoạch tạo động lực
Hình 3.5: Đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu khi XD kế hoạch tạo động lực
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả)
Đánh giá về các yêu cầu cần tuân thủ, có thể thấy công ty đã áp dụng các yêu cầu cần thiết. Tuy nhiên có tới 63.64% số NLĐ cho rằng các kế hoạch của công ty tính kịp thời còn kém. Có thể thấy yêu cầu công khai với các kế hoạch ở công ty được tiến hành tốt khi có 72.73% NLĐ ủng hộ, điều này cho thấy các kế hoạch ở công ty đã có sự phổ biến rộng rãi tới toàn bộ NLĐ cùng biết, cùng thực hiện tuy nhiên tính công bằng theo đánh giá của NLĐ ở mức trung bình (56.36%).
3.3.2.2. Các biện pháp tạo động lực tại công ty
Hình 3.6: Đánh giá về các biện pháp tạo động lực thông qua các công cụ tài chính
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả)
Tiền lương
Công ty TNHH La Thành đã và đang áp dụng hai hình thức trả lương cơ bản: trả lương theo thời gian và trả lương khoán. Cụ thể như sau:
Hình thức trả lương theo thời gian: áp dụng cho lao động gián tiếp tại các phòng ban. Cán bộ phòng nhân sự căn cứ vào thang bảng lương theo chức vụ và hệ số Ki để xác định lương cho người lao động (Phụ lục 3)
Cách tính lương theo thời gian
(Hcd x Ki) x Ltt
TLTT = x NTT
NCĐ
Trong đó:
+ Hcd : Là hệ số lương chức danh công việc của người lao động (Bảng 1, Phụ lục 3) + Ki:Là hệ số xác định mức độ hoàn thành công việc của người lao động thứ i (Bảng 2, Phụ lục 3)
+ Ltt : Là mức lương tối thiểu được công ty áp dụng theo mức tiền lương tối vùng theo quy định của Chính phủ. Cụ thể Ltt= 2.700.000 đồng
+ NCĐ : Ngày công chế độ, theo quy định của Công ty thì NCĐ = 26 ngày
+ NTT : Ngày công thực tế trong tháng của người lao động, không tính công làm thêm giờ trong tháng.
Tiền lương thực lĩnh của người lao động được tính theo công thức sau: TLthực lĩnh= TLTT + T + PC – BHXH
Trong đó:
TLthực lĩnh :Tiền lương thực lĩnh PC :Phụ cấp
TLTT :Tiền lương thực tế BHXH :Bảo hiểm xã hội
T :Thưởng
Hình thức trả lương khoán
Hình thức trả lương khoán áp dụng cho lao động trực tiếp sản xuất, căn cứ vào trình độ tay nghề và khả năng làm việc, người lao động được thỏa thuận trả theo các mức lương khoán theo ngày được xác định tại bảng 3.5 dưới đây.
Bảng 3.5: Mức lương khoán theo ngày công
Đơn vị: nghìn đồng
Mức lương khoán theo ngày công
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Mức 6 155 165 175 185 195 210 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Cách tính lương khoán TLTT = MLk/ngày x SNlvtt Trong đó: + TLTT : tiền lương thực tế
+ MLk/ngày : mức lương khoán/ ngày + SNlvtt : số ngày làm việc thực tế
Bảng 3.6: Tiền lương của một số người lao động tháng 12/2014
Đơn vị: nghìn đồng
STT Họ và tên Chức vụ Số ngày công Tiền lương
1 Ngô Kim Oanh Công nhân 27 4.185.000
2 Nguyễn Văn Đức Công nhân 27 4.455.000
3 Nguyễn Văn Thành Công nhân 26 4.030.000
5 Lê Thị Tám Công nhân 22 3.410.000
6 Trần Thị Tâm Công nhân 25 3.875.000
7 Nguyễn Thị Hiền Công nhân 27 4.955.000
8 Ngô Thị Thơm Công nhân 24 3.960.000
9 Nguyễn Thị Chiến Công nhân 23 3.565.000
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Theo kết quả điều tra khảo sát, phần lớn NLĐ (72.73%) cho rằng tiền lương là quan trọng với họ. Tuy nhiên chỉ có 50.91% NLĐ đánh giá tiền lương là tốt, họ khá hài lòng về tiền lương của mình, 36.36% NLĐ đánh giá tiền lương là bình thường. Theo giám đốc công ty cho biết, tiền lương của công ty nhìn chung khá cao so với các doanh nghiệp cùng địa bàn.
Tiền thưởng
Tiền thưởng của công ty được thực hiện rất công bằng, công khai. Hiện nay, công ty TNHH La Thành đang áp dụng một số hình thức thưởng như sau:
Thưởng nhân dịp các ngày lễ lớn: Tết Dương lịch, Quốc khánh, Quốc tế lao động.
Đối tượng: Toàn bộ lao động của công ty được hưởng mức thưởng bằng nhau.
Mức thưởng: Số tiền thưởng từ 100.000 đồng trở lên tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh
của công ty.
Thưởng do hoàn thành vượt mức kế hoạch
Đối tượng xét: Lao động trực tiếp sản xuất tại xưởng sản xuất.
Điều kiện thưởng: Lao động hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 150% trở lên, xếp loại
A theo tiêu chí đánh giá của công ty.
Mức thưởng: 500.000đ/người
Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật
Đối tượng xét: Toàn bộ người lao động trong công ty
Điều kiện thưởng: Người lao động hợp lý hóa thao tác, cải tiến quy trình...tạo năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí và có khả năng phổ biến nhân rộng trong toàn công ty hoặc bộ phận.
Mức thưởng: Từ 200.000 – 1.000.000 đồng tùy trường hợp Thưởng cuối năm
Đối tượng: Toàn bộ lao động của công ty
Mức thưởng: Bằng tiền lương 1 tháng gần nhất trước khi nghỉ Tết
Trong năm 2013 công ty TNHH La Thành đã tiến hành thưởng cho người lao động với các loại thưởng cụ thể như sau:
Bảng 3.7: Tổng kết tiền thưởng cho người lao động tại công ty năm 2013
STT Loại thưởng Số lượng Tổng tiền thưởng(đồng)
1 Thưởng Tết dương lịch 105 21.000.000
3 Thưởng vượt mức kế hoạch 25 12.500.000
4 Thưởng sáng kiến, cải tiến 2 1.500.000
5 Thưởng cuối năm 105 472.300.000
Tổng 342 549.800.000
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Qua bảng có thể thấy trong năm 2013, công ty TNHH La Thành đã chi thưởng cho người lao động với tổng số tiền lên đến 549.800.000 đồng trong đó thưởng Tết dương lịch, Quốc tế lao động và thưởng cuối năm cho toàn bộ lao động trong công ty. Thưởng vượt mức kế hoạch cho 25 lao động, thưởng sáng kiến cải tiến cho 2 lao động. Điều này góp phần thúc đẩy tinh thần làm việc cho người lao động, giúp họ có thêm động lực để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
Qua biểu đồ hình 3.6, có thể thấy NLĐ đánh giá tiền thưởng được thực hiện khá tốt (67.28%), thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo công ty đối với người lao động và đã phần nào khuyến khích NLĐ làm việc, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Ngược lại có 14.54% NLĐ đánh giá tiền thưởng còn kém, chưa đa dạng, tiền thưởng còn mang tính bình quân.
Phụ cấp
Tại công ty TNHH La Thành đã xây dựng các loại phụ cấp như sau:
Phụ cấp ăn trưa: Áp dụng cho tất cả NLĐ đang làm việc tại công ty với mức hưởng
520.000đ/tháng.
Phụ cấp thông tin liên lạc: Áp dụng với các bộ phận, chức danh thường xuyên liên lạc
với chủ hàng, đối tác. Mức phụ cấp từ 200.000đ đến 500.000đ/tháng (Mức phụ cấp do Giám đốc công ty quyết định)
Phụ cấp đi lại (tiền xăng xe): Áp dụng với các bộ phận, chức danh thường xuyên giao
dịch với chủ hàng, đối tác. Mức phụ cấp từ 10 đến 20l xăng/tháng (Mức phụ cấp do Giám đốc quyết định)
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Áp dụng đối với lãnh đạo doanh nghiệp. Mức phụ cấp bằng
10% mức lương hiện hưởng.
Nhìn chung đa số người lao động đánh giá phụ cấp khá tốt (70.91%), phụ cấp đã góp phần nâng cao thu nhập cho NLĐ và tạo sự công bằng giữa những người lao động.
Phúc lợi
Chế độ phúc lợi bắt buộc
Hiện nay công ty TNHH La Thành đang tuân thủ đúng pháp luật về các chế độ phúc lợi bắt buộc cho NLĐ. Người lao động đang làm việc tại công ty được đóng BHXH, BHYT, BNTN với tỷ lệ theo đúng quy định.
Năm Người sử dụng lao động (%) Người lao động (%) Tổngcộng (%) BHX H BHYT BHT N BHX H BHY T BHT N 2012 17 3 1 7 1,5 1 30,5 2013 17 3 1 7 1,5 1 30,5 2014 18 3 1 8 1,5 1 32,5 (Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)
Ngoài việc tuân thủ đúng việc đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định thì công ty TNHH La Thành cũng thực hiện các chế độ cho người lao động như: nghỉ thai sản, ốm đau, tai nạn, tử tuất. Cụ thể trong 3 năm từ 2012 - 2014, công ty đã chi trả ốm đau cho tổng số 36 người lao động với số tiền hơn 37 triệu đồng, chi trả chế dộ thai sản cho 8 người với số tiền hơn 208 triệu đồng.
Bảng 3.9: Kết quả chi trả ốm đau, thai sản cho người lao động tại công ty TNHH La Thành giai đoạn 2012 – 2014
Chỉ tiêu Năm
Chế độ ốm đau Chế độ thai sản
Số người
(người) (nghìn đồng)Số tiền Số người(người) (nghìn đồng)Số tiền
2012 10 9.782 5 140.850 2013 18 23.245 3 67.366 2014 8 4.520 0 0 Tổng 36 37.547 8 208.216 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Chế độ phúc lợi tự nguyện
Các chế độ phúc lợi tự nguyện mà công ty đang áp dụng bao gồm:
•Tiền thăm hỏi động viên khi gia đình người lao động có hiếu hỷ
•Phúc lợi trong các ngày Lễ, Tết như:
+ Ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 (Tối đa không quá 200.000 đồng/suất ) + Ngày thương binh liệt sỹ 27/7 (Tối đa không quá 500.000 đồng/suất ) + Tết trung thu (Tối đa không quá 200.000 đồng/suất )
+ Ngày phụ nữ Việt Nam (Tối đa không quá 500.000 đồng/suất).
Theo đánh giá của người lao động, 61.82% NLĐ hài lòng với các chế độ phúc lợi của công ty hiện nay. Ngược lại có 34.55% NLĐ không hài lòng với chế độ phúc lợi của công ty. Lý do cho sự không hài lòng này vì chế độ phúc lợi tự nguyện chưa đa dạng, một số người lao động thay vì được nhận quà cho ngày lễ, Tết họ muốn được đi du lịch, tham quan, nghỉ mát. Bên cạnh đó quy chế phúc lợi chưa được phổ biến rộng rãi,
các chế độ phúc lợi tự nguyện chưa được hệ thống hóa thành các văn bản mà chỉ được ngầm hiểu. Việc xây dựng chương trình phúc lợi chưa lấy ý kiến sâu rộng của người lao động.
Tạo động lực cho NLĐ thông qua công việc
Bảng 3.10: Đánh giá về tạo động lực cho NLĐ thông qua công việc
Nội dung Rất kém KémMức độ đáp ứng (%)BT Tốt Rất tốt Công việc phát huy năng lực cá
nhân
0 5.45 32.73 43.64 18.18
Thay đổi công việc 5.45 12.73 58.18 14.55 9.09
Khả năng thăng tiến 16.36 36.36 36.36 10.92 0
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả)
Về công việc phát huy năng lực cá nhân: Tại công ty TNHH La Thành, người lao động
được bố trí công việc theo đúng trình độ, kỹ năng của mình. Ở công ty không xuất hiện trường hợp nào phàn nàn về công việc được bố trí. Người lao động được làm công việc phù hợp từ đó phát huy được năng lực của bản thân, nâng cao nâng cao năng suất lao động, sáng tạo hơn. Cụ thể trong năm 2013, 24 người lao động đã được khen thưởng vì hoàn thành vượt mức kế hoạch, có 2 cá nhân NLĐ có sáng kiến, cải tiến trong công việc (Bảng 3.7). Theo khảo sát 76.37% người lao động cho rằng công việc đã giúp họ phát huy năng lực cá nhân.
Về thay đổi công việc: Thay đổi công việc được thực hiện chủ yếu tại xưởng sản xuất.
Ví dụ quy trình sản xuất giàn giáo gồm 4 bước như sau: Bước 1: Xử lý bề mặt giàn giáo trước khi sơn
Bước 2: Sấy khô bề mặt giàn giáo trước khi sơn Bước 3: Sơn giàn giáo
Bước 4: Sấy định hình và hoàn tất sản phẩm
Công ty chia thành nhiều tổ để sản xuất sản phẩm, mỗi tổ bố trí người lao động thực hiện mỗi bước trong quy trình. Để tránh nhàm chán và để đảm bảo công bằng trong phân công công việc, sẽ có sự luân phiên thay đổi vị trí làm việc giữa những người lao động trong mỗi tổ. Đánh giá về thay đổi công việc, có 58.18% người lao động đánh
giá là bình thường, 14.55% NLĐ đánh giá là tốt. Ngược lại có 18.18% NLĐ đánh giá là kém.
Về khả năng thăng tiến: Khả năng thăng tiến của NLĐ tại công ty chủ yếu là tăng về
lương thông qua chế độ nâng bậc lương. Chế độ nâng bậc lương được thể hiện rõ trong quy chế lương của công ty (Phụ lục). Sau thời gian từ 24 – 36 tháng giữ bậc lương cũ và đủ điều kiện nâng bậc, người lao động sẽ được nâng bậc lương. Tuy nhiên về sự thăng tiến lên chức vụ cao hơn, công ty không có văn bản nào quy định cũng như không trao đổi với NLĐ về vấn đề này. Có tới 52.72% NLĐ đánh giá khả năng thăng tiến là kém, họ không hài lòng, chỉ có 36.36% NLĐ đánh giá là bình thường.
Tạo động lực cho NLĐ thông qua môi trường làm việc
Hình 3.7: Đánh giá về tạo động lực cho NLĐ thông qua môi trường làm việc
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả)
Về điều kiện làm việc, ATVSLĐ tại công ty được 81.82% người lao động đánh giá là
khá tốt. Trong thời gian qua, giám đốc công ty đã rất quan tâm tới việc tạo điều kiện làm việc về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và vấn đề ATVSLĐ.
Ông Mạc Kim Long cho biết: "Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc của công ty. Xưởng sản xuất được trang bị đầy đủ các máy móc, thiết bị sản xuất; bố trí, sắp xếp các thiết bị khoa học, an toàn; quy định cụ thể về đảm bảo vệ sinh nơi làm việc; tổ chức hướng dẫn vận hành máy móc; các tiêu lệnh về phòng cháy chữa cháy... nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NLĐ làm việc."
Có thể thấy rằng, điều kiện làm việc và ATVSLĐ của công ty đã góp phần tạo động lực cho người lao động.
Về tổ chức phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao: Tại công ty, các hoạt động đoàn thể như phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao ít được tổ chức, có 36.36% NLĐ đánh giá là bình thường, có tới 38.18% người lao động không hài lòng về các phong trào này. Họ cho rằng công ty ít khi tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao để thúc đẩy tinh thần đoàn kết cho NLĐ.
Về bầu không khí làm việc, các bộ phận hợp tác giúp đỡ nhau
Theo điều tra, 80% người lao động đều cho rằng bầu không khí làm việc tại công ty luôn rộn ràng, cởi mở, thắm tình đoàn kết. Phần lớn người lao động (85.46%) cho rằng các bộ phận hợp tác giúp đỡ nhau.
Lãnh đạo công ty rất quan tâm đến đời sống của người lao động, 71.18% NLĐ hài lòng với sự quan tâm ấy. Họ được quan tâm và tạo điều kiện làm việc phù hợp với khả năng, năng lực của bản thân; được thăm hỏi động viên khi ốm đau, thai sản. Trong quá trình làm việc được tạo điều kiện tối đa như phục vụ ăn trưa, chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. Tuy nhiên có 21.82% NLĐ cho rằng họ chưa nhận được nhiều sự quan tâm, thăm hỏi của lãnh đạo công ty.
Cơ hội đào tạo
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được công ty coi trọng. Công ty luôn tạo điều kiện để NLĐ được nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu công việc. Cụ thể như sau:
Bảng 3.10: Tình hình đào tạo của công ty TNHH La Thành giai đoạn 2012 - 2014
STT Nội dung đào tạo Năm
2012 2013 2014
1 Nâng cao tay nghề (hàn, sơn tĩnh điện,…) 12 09 10
2 Đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ 07 08 04
3 Đào tạo kỹ năng quản lý 0 03 04
(Nguồn: Phòng HCNS)
Qua bảng có thể thấy trong 3 năm gần đây công ty đã tổ chức các khóa đào tạo bao gồm:
•Nâng cao tay nghề hàn, sử dụng dây chuyền sơn tĩnh điện cho tổng số 31 người lao động. Công tác đào tạo này được thực hiện trong công ty, ngay tại xưởng sản xuất, theo hình thức người lao động có kinh nghiệm hướng dẫn người mới.
•Đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ cho 19 người lao động; đào tạo kỹ năng quản lý cho 7 người. Khi tham gia khóa đòa tạo này, NLĐ được cử đi học các lớp đào tạo ở bên