Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành (Trang 26)

2.4.1.1. Sự phát triển của nền kinh tế

Các yếu tố về kinh tế như mức sống, tình hình lạm phát, mức độ thất nghiệp,... đều ảnh hưởng tới công tác tạo động lực cho người lao động trong các tổ chức. Tổ chức sẽ phải điều chỉnh các chế độ, chính sách phù hợp với tình hình của nền kinh tế để đảm bảo sự ổn định về công việc cũng như thu nhập cho người lao động.

Mọi chính sách của Chính phủ, quy định, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lao động đều có thể ảnh hưởng tới động lực lao động của người lao động. Những chính sách về lao động như chính sách tiền lương và tiền lương tối thiểu, quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, làm thêm giờ, quy định về các chế độ bảo hiểm,.. cũng như Bộ luật lao động đều ảnh hưởng tới tạo động lực cho người lao động. Đây là những căn cứ, cơ sở để doanh nghiệp xây dựng chính sách tạo động lực cho người lao động phù hợp với pháp luật Nhà nước cũng như khuyến khích người lao động phát huy hết năng lực của bản thân, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng công việc.

2.4.1.3. Thị trường lao động

Xét mối tương quan giữa cung và cầu lao động: Nếu trên thị trường, cung lao động lớn hơn cầu lao động, chủ doanh nghiệp sẽ không cần đầu tư quá nhiều cho hoạt động tạo động lực. Trong một môi trường cạnh tranh cao và có quá ít sự lựa chọn về công việc như vậy (thị trường dư cung), nhu cầu lớn nhất của người lao động chỉ là có một vị trí nhất định trong doanh nghiệp, và vì vậy không cần quá nhiều hoạt động tạo động lực, doanh nghiệp cũng có thể giữ chân người lao động. Điều này sẽ gây nhiều bất lợi cho người lao động. Ngược lại, nếu cung lao động nhỏ hơn cầu, chủ doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh, tìm mọi cách để giữ chân người lao động bằng các hoạt động tạo động lực nhằm đáp ứng các nhu cầu, mong muốn của người lao động. Ở đây, bản thân các doanh nghiệp phải chịu nhiều gánh nặng.

2.4.1.4. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh nhiều và mạnh, tình trạng cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp càng cần một đội ngũ nhân lực giỏi làm lợi thế cạnh tranh cũng như cần đầu tư vào công tác quản trị nhân lực. Để làm được điều này thì công tác tạo động lực trong doanh nghiệp phải thực sự khuyến khích và giữ chân đội ngũ lao động, làm cho họ cảm thấy gắn bó với doanh nghiệp, có động lực để cống hiến cho doanh nghiệp chứ không phải cho đối thủ cạnh tranh. Ngược lại khi tình hình cạnh tranh không gay gắt, không có nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc đầu tư vào công tác tạo động lực không thể quá nhiều.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH La Thành (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w