Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 55)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nƣớc. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về NSNN nói chung và quản lý NSNN địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng… Những thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và một số địa phƣơng, các chính sách của tỉnh đối với quản lý NSNN và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện Yên Sơn cung cấp.

Các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài thu thập từ Báo cáo của UBND huyện Yên Sơn về quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện qua các năm 2009 - 2013. Ngoài ra thu thập thông tin, số liệu qua niên giám

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thống kê, các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của các Cơ quan Tài chính - Kế hoạch, thu thập qua cổng thông tin điện tử của tỉnh Tuyên Quang và website của Chính phủ, Bộ Tài chính, các ngành khác có liên quan.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập, các thông tin đƣợc tiến hành phân loại, lựa chọn, sắp xếp thành các bảng số liệu để đƣa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

Sử dụng bảng tính Exel để tổng hợp số liệu và lên các biểu số liệu chi tiết.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

-

ội dung, tính chất tƣơng tự nhau. So sánh các nhiệm vụ kế hoạch; so sánh qua các giai đoạn khác nhau; so sánh các đối tƣợng tƣơng tự; so sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. So sánh kết quả hoạt động quản lý NSNN huyện Yên Sơn qua các năm, các thời kỳ ... Biểu hiện bằng số: Có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm (%).

- Phƣơng pháp phân tổ: Những thông tin thứ cấp khi thu thập đƣợc sẽ tiến hành phân tổ, phân nhóm theo một số tiêu thức. Phƣơng pháp phân tổ sẽ giúp nhìn nhận rõ ràng những số liệu đã thu thập đƣợc để có thể đi đến kết luận chính xác nhất.

- Phƣơng pháp chuyên gia chuyên khảo: Là phƣơng pháp thăm dò ý kiến của các chuyên gia, giáo viên hƣớng dẫn, các lãnh đạo, đồng nghiệp có kinh nghiệm đánh giá về hoạt động quản lý NSNN địa phƣơng nhằm thu thập ý kiến đóng góp, kinh nghiệm quý báu và thực tế.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu sau:

- Tốc độ tăng trƣởng thu NSNN và tỷ trọng chi NSĐP với GDP (%); - Cơ cấu và tỷ trọng chi đầu tƣ, chi thƣờng xuyên trong NSĐP (%); - Cơ cấu chi thƣờng xuyên cho sự nghiệp giáo dục, chi quản lý hành chính; chi đầu tƣ phát triển...(%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN YÊN SƠN GIAI ĐOẠN 2009 - 2013

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Yên Sơn nhà nƣớc huyện Yên Sơn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Yên Sơn nằm ở cửa ngõ phía nam của tỉnh Tuyên Quang. Trƣớc cách mạng Tháng 8, phủ lỵ Yên Sơn đồng thời là tỉnh lỵ. Sau khi thị xã Tuyên Quang (nay là thành phố Tuyên Quang) đƣợc thành lập, Yên Sơn là huyện bao quanh thành phố Tuyên Quang. Phía bắc giáp huyện Hàm Yên, huyện Chiêm Hoá của tỉnh Tuyên Quang, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Yên Bái và Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn. Huyện có tiềm năng về du lịch lịch sử, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dƣỡng; có mạng lƣới giao thông thuận tiện cả về đƣờng bộ cũng nhƣ đƣờng thuỷ, lƣu thông và tiếp giáp với nhiều tỉnh; có 03 tuyến Quốc lộ chính gồm Quốc lộ 2, Quốc lộ 2C và Quốc lộ 37 đi qua địa bàn với tổng số chiều dài 86,51 km. Diện tích tự nhiên của huyện là 113.425,68 ha, trong đó đất nông nghiệp 101.924,54 ha; dân số toàn huyện 42.947 hộ, 166.838 khẩu, bao gồm 22 dân tộc sinh sống tại 471 thôn, bản thuộc 30 xã và 01 thị trấn (trong đó có 15 xã khó khăn và 12 xã đặc biệt khó khăn).

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Yên Sơn đã phát huy truyền thống quê hƣơng cách mạng, vƣợt qua mọi khó khăn, thách thức, với tinh thần "Dân chủ, đoàn kết, năng động, đổi mới và phát triển” đã nỗ lực phấn đấu đạt đƣợc thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế của huyện tiếp tục phát triển khá; đời sống văn hoá - xã hội ngày càng đƣợc cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện đƣợc giữ vững. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đảng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên đƣợc nâng lên; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đƣợc củng cố và nâng cao chất lƣợng. Năm 2012, huyện Yên Sơn đã vinh dự đƣợc Đảng và Nhà nƣớc trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lƣợng vũ trang và Huân chƣơng lao động hạng Nhì.

Cấp uỷ huyện đã ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả nghị quyết chuyên đề về phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đƣa các loại giống có năng suất cao, chất lƣợng tốt vào sản xuất. Hình thành và từng bƣớc phát triển vùng sản xuất lúa chất lƣợng cao tại 04 xã: Kim Phú, Nhữ Hán, Hoàng Khai, Lang Quán. Toàn huyện có trên 65% diện tích lúa và 95% diện tích ngô đƣợc trồng bằng giống lai, năng suất cao. Nâng cấp, quản lý và sử dụng có hiệu quả các công trình thuỷ lợi; nâng hệ số sử dụng đất ruộng năm 2013 đạt trên 2,6 lần. Tổng sản lƣợng lƣơng thực năm 2013 đạt 74.296,8 tấn; đảm bảo an ninh lƣơng thực trên địa bàn. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trƣởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Thu nhập bình quân đạt trên 16 triệu đồng/ngƣời/năm; đời sống nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đƣợc quan tâm phát triển. Đẩy mạnh phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp địa phƣơng có điều kiện và thị trƣờng có nhu cầu nhƣ: Khai thác quặng sắt, Barit; khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông lâm sản; khai thác, sản xuất nƣớc khoáng đóng chai. Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc, nhất là công tác giải phóng mặt bằng, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho chủ đầu tƣ thực hiện dự án. Hiện nay huyện đang xây dựng thủy điện Yên Sơn với công xuất 75 MW.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ, du lịch. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội tăng bình quân 11,5%/năm. Tổ chức các hội chợ thƣơng mại trên địa bàn huyện và tham

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gia các hội chợ thƣơng mại - du lịch của tỉnh. Phối hợp với Sở Công thƣơng đầu tƣ nâng cấp chợ văn hoá Nà Ho (xã Trung Sơn).

Giao thông, bƣu điện, điện lực và kết cấu hạ tầng đƣợc chú trọng đầu tƣ, phát triển. Hoàn thành xây dựng trụ sở làm việc các cơ quan huyện tại trung tâm huyện lỵ mới; hoàn thành quy hoạch trung tâm các xã, thị trấn; xây dựng trụ sở 05 xã, 10 nhà văn hoá trung tâm xã; quy hoạch 21 trƣờng học và 10 khu dân cƣ. Thƣờng xuyên duy tu, bảo dƣỡng các tuyến đƣờng theo phân cấp quản lý, đảm bảo giao thông thông suốt; nâng cấp 297,6 km, mở mới 60,7 km đƣờng giao thông nông thôn, xây dựng mới 05 cầu, 06 tràn liên hợp. Đến nay 471/471 thôn, bản có đƣờng ô tô đến trung tâm; 31/31 xã, thị trấn và 305/471 thôn, bản có đƣờng ô tô đến trung tâm êm thuận bốn mùa. Hiện nay 31/31 xã, thị trấn đƣợc phủ sóng điện thoại di động và có máy điện thoại cố định; tỷ lệ máy điện thoại cố định đạt 18,5 máy/100 dân (vượt 164% mục tiêu Nghị quyết Đại hội XXI). Đầu tƣ tu sửa, nâng cấp 16 trạm biến áp, xây dựng mới 18,9 km đƣờng dây trung áp, 39,5 km đƣờng dây hạ áp tại các xã. Tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia năm 2013 đạt 96% (bằng 97,9% mục tiêu Nghị quyết Đại hội XXI). Nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới 23 công trình thuỷ lợi trọng điểm, đƣa tổng số công trình thuỷ lợi đƣợc kiên cố lên 285 công trình.

Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển, có bƣớc tiến bộ về chất lƣợng. Triển khai thực hiện chƣơng trình đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, đánh giá thi đua. Mạng lƣới cơ sở giáo dục phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội. Giữ vững chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở của 100% xã, thị trấn. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đội ngũ giáo viên cơ bản đƣợc chuẩn hoá về trình độ chuyên môn và từng bƣớc đạt chuẩn nghề nghiệp.

Văn hoá, thông tin, thể thao đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Nội dung, phƣơng thức hoạt động văn hoá thông tin, thể thao có bƣớc đổi mới, .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nâng cao về chất lƣợng. Hoàn thành lắp đặt máy phát thanh FM công suất 1000W và hệ thống thiết bị sản xuất chƣơng trình phát thanh phi tuyến của Đài truyền thanh huyện. Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Năm 2013 có 85% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá và 70% thôn bản văn hoá.

Mạng lƣới y tế cơ sở đƣợc củng cố về cả số lƣợng và chất lƣợng; 100% xã, thị trấn có trạm y tế cơ sở xây dựng bán kiên cố, 457/471 thôn, bản có nhân viên y tế, 14/31 trạm y tế có bác sỹ, 25/31 xã, thị trấn duy trì chuẩn Quốc gia về y tế (đạt 80,64% Nghị quyết Đại hội XXI). Chất lƣợng khám chữa bệnh tại các bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã đƣợc nâng lên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện chính sách dân số, gia đình, chăm sóc, bảo vệ trẻ em; tỷ lệ trẻ dƣới 1 tuổi đƣợc tiêm chủng đủ 6 loại vắc xin đạt 98%. Giảm tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng xuống dƣới 15%; tỷ lệ sinh dƣới 14,33%.

Tạo việc làm cho trên 14.000 ngƣời (đạt 122,8 % mục tiêu Nghị quyết Đại hội XXI); có 2.060 lao động xuất cảnh (đạt 137% mục tiêu Nghị quyết đại hội XXI). Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 32,5% (đạt 100% mục tiêu Nghị quyết Đại hội XXI). Làm mới 2.001 nhà ở cho hộ nghèo; làm mới và sửa chữa 220 nhà tình nghĩa. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lƣợng công tác giảm nghèo; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 30,29% xuống còn 12,8% năm 2013. Đời sống của nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt.

Công tác giáo dục, bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tƣợng đƣợc thực hiện nền nếp, hiệu quả; thƣờng xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, xây dựng ý chí quyết tâm sẵn sàng chiến đấu cho cán bộ, chiến sỹ lực lƣợng vũ trang huyện. Hoàn thành kế hoạch tuyển quân và giao quân hằng năm, đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng. Lực lƣợng dân quân tự vệ tiếp tục đƣợc củng cố, phát triển toàn diện về số lƣợng, chất lƣợng. Hoàn thành 100% kế hoạch luyện tập, diễn tập khu vực phòng thủ huyện, chiến đấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trị an, phòng chống giảm nhẹ thiên tai - tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, kiên quyết tấn công, trấn áp tội phạm, không để tội phạm có tổ chức phát sinh và hoạt động trên địa bàn. Tích cực triển khai thực hiện các biện pháp giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Coi trọng công tác xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân và lực lƣợng an ninh cơ sở trong sạch, vững mạnh; phát động và tổ chức có hiệu quả Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Công an nhân dân vì nước quên thân vì dân phục vụ".

Tuy nhiên, kinh tế của huyện còn nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá còn chậm, chƣa tạo đƣợc bƣớc đột phá nhằm phát huy tốt nhất tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng; thƣơng mại và dịch vụ còn nhỏ bé, sản xuất nông lâm nghiệp còn manh mún, chƣa tạo ra nhiều sản phẩm có khối lƣợng lớn, giá trị kinh tế cao. Nguồn thu ngân sách trên địa bàn còn hạn hẹp, chủ yếu trông chờ vào nguồn trợ cấp đối với ngân sách cấp trên. Chất lƣợng giáo dục, chất lƣợng khám, chữa bệnh chƣa đáp ứng yêu cầu, các tệ nạn xã hội còn là vấn đề bức xúc. Những đặc điểm này ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý ngân sách trên địa bàn huyện. Chính vì vậy, cần phải tăng cƣờng công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Yên Sơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa huyện Yên sơn với các huyện khác trong tỉnh.

3.2. Thực trạng thu, chi ngân sách nhà nƣớc huyện Yên Sơn giai đoạn 2009 - 2013 2009 - 2013

3.2.1. Về thu ngân sách trên địa bàn huyện Yên Sơn

Trong những năm qua các chỉ tiêu thu ngân sách của huyện Yên Sơn không ngừng đƣợc tăng lên, đã đạt và vƣợt so với kế hoạch đƣợc giao. Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện hằng năm vƣợt từ 11- 25% kế hoạch; nhiều sắc thuế thu vƣợt định mức, đóng góp một phần tăng thu cho ngân sách huyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và đầu tƣ xây dựng hạ tầng cơ sở. Trong giai đoạn 2009 - 2013, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện gồm cả thu ngân sách cấp trên là 2.430.794.756.000

đồng.Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp thu ngân sách huyện Yên Sơn 2009 - 2013

Đơn vị tính: 1.000đ

Năm ngân sách

Thu ngân sách trên địa bàn huyện từ năm 2009 đến năm 2013 Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện Trong đó Thuế, phí và lệ phí theo quy định Thu chuyển nguồn và thu khác, thu kết dƣ ngân sách Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh 2009 354.452.435 39.334.604 22.611.490 292.506.341 2010 461.243.754 51.318.662 32.574.821 377.350.271 2011 453.968.277 52.497.921 48.481.896 352.988.487 2012 545.318.022 60.621.075 21.147.749 463.549.198 2013 615.812.268 70.123.719 31.975.153 513.713.396 Cộng 2.430.794.756 273.895.981 156.791.082 2.000.107.693

(Nguồn: Báo cáo kết quả thu NSNN trên địa bàn huyện của Phòng Tài chính - Kế hoạch (Từ năm 2009 - 2013))

Biểu số liệu 3.1 trên cho thấy, số thu NSNN trên địa bàn huyện Yên Sơn từ thuế, phí năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Năm 2009 thu ngân sách trên địa bàn đạt 154,04% so với dự toán, vƣợt dự toán giao là 13.799.604.000 đồng; năm 2010 đạt 230,39% so với dự toán, vƣợt dự toán giao là 29.043.662.000 đồng; năm 2011 đạt 148,78% so với dự toán, vƣợt dự toán giao là 17.212.921.000 đồng; năm 2012 đạt 125,25% so với dự toán, vƣợt dự toán giao là 12.221.075.000 đồng; năm 2013 đạt 122,72% so với dự toán, vƣợt dự toán giao là 12.984.719.000 đồng.

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Từ năm 2009 đến năm 2013 thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)