Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 85)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên

Quang và huyện Yên Sơn

4.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang và của huyện Yên Sơn

4.1.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV đã xác định phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 là: Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh tập trung cao mọi nỗ lực để khai thác tốt hơn các tiềm năng cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và môi trƣờng sinh thái; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, phấn đấu tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, sớm đƣa Tuyên Quang thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển và phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc.

Giai đoạn 2010 - 2015: “Tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ và đồng bộ, động viên mọi nguồn lực để đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế; phấn đấu phát triển kinh tế với tốc độ cao, ổn định, bền vững, gắn kết với các lĩnh vực văn hoá - xã hội; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; phấn đấu xây dựng Tuyên Quang thực sự trở thành một địa bàn phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc”.

Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015 nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về kinh tế: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) bình quân/năm trên 14%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 6.500 tỷ đồng, tăng bình quân/năm trên 23%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân/năm trên 5%;

Cơ cấu kinh tế: Các ngành dịch vụ 37%; công nghiệp - xây dựng 38%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 25%.

Giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt trên 25 triệu USD; tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 1.400 tỷ đồng, tăng bình quân/năm 17%; GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1.300 USD.

Về xã hội: Thực hiện giải quyết việc làm cho trên 80.000 lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí mới) bình quân 3 - 4%/năm; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng dƣới 5 tuổi xuống dƣới 16%; 100% xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; có 22 gƣờng bệnh/10.000 dân.

Về môi trƣờng: Tỷ lệ che phủ của rừng trên 60%; hầu hết dân cƣ thành thị đƣợc sử dụng nƣớc sạch hợp vệ sinh; 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế, trên 90% chất rắn thông thƣờng đƣợc sử lý đạt tiêu chuẩn.

4.1.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Sơn

Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Yên Sơn, khóa XXI đã xác định phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2010 - 2015 là: “Phát huy tiềm năng, khai thác nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phát triển toàn diện và bền vững”; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch sản xuất nông, lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Cải thiện, nâng cao một bƣớc đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảng viên; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, truyền thống đoàn kết, truyền thống cách mạng; xây dựng huyện Yên Sơn giàu đẹp, văn minh, hiện đại.”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với phƣơng hƣớng đó, Đảng bộ huyện đã xác định một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu đến năm 2015 nhƣ sau:

1- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) hàng năm: Trên 11,4% 2- Tăng thu ngân sách bình quân hằng năm: Trên 9,8% 3- Cơ cấu ngành kinh tế:

+ Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 38,2% + Công nghiệp - xây dựng: 32,1%

+ Các ngành dịch vụ: 29,7%

4- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 6,8%/năm 5- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 423,9 tỷ đồng, tăng bình quân 15,5%/năm.

6- Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 14,3%/năm. 7- Thu nhập bình quân trên18 triệu đồng/ngƣời/năm.

8- Tốc độ giảm hộ nghèo bình quân 5%/năm (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015).

9- Giảm tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng xuống dƣới 15%; tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh 85%.

10- Về văn hoá: Có 80% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá; 70% thôn, làng, tổ dân phố, cơ quan đơn vị đƣợc công nhận là đơn vị văn hoá.

11- Phấn đấu đến 2015 có 20 trƣờng mầm non đạt chuẩn quốc gia; hoàn thành phổ cập giáo dục mần non cho trẻ 5 tuổi.

12- Giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao động (kể cả xuất khẩu lao động), trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến 2015 là trên 45%.

13- Trên 70% tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh. Trên 80% đảng viên đủ tƣ cách hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Đến 2015, tỷ lệ đảng viên chiếm 5,5% dân số.

4.1.2. Phương hướng đổi mới quản lý NSNN huyện Yên Sơn

Nghị quyết Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang khóa XV đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ đổi mới quản lý NSNN của tỉnh Tuyên Quang: “Thực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiện nghiêm túc Luật NSNN và các Luật thuế. Động viên hợp lý và khai thác triệt để các nguồn thu cho ngân sách trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh phân cấp nhƣng đảm bảo nguyên tắc ngân sách tỉnh giữ vai trò chủ đạo, điều tiết vĩ mô trong quản lý tài chính địa phƣơng. Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, giám sát, công khai tài chính. Nâng cao hiệu quả tài chính công, hiệu quả sử dụng vốn Nhà nƣớc trong doanh nghiệp. Áp dụng khoán chi rộng rãi. Triệt để thực hành tiết kiệm trong chi ngân sách, chống lãng phí, ƣu tiên dành vốn đầu tƣ cho các công trình, dự án kinh tế - xã hội trọng điểm”.

Trên cơ sở định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, và phƣơng phƣớng đổi mới quản lý NSNN của tỉnh Tuyên Quang, huyện Yên Sơn xác định phƣơng hƣớng quản lý ngân sách trong giai đoạn 2010-2015 nhƣ sau:

- Thực hiện nghiêm luật NSNN và các luật thuế. Củng cố và nuôi dƣỡng nguồn thu ổn định và lâu dài từ hoạt động dịch vụ, du lịch, hoạt động thƣơng nghiệp trong và ngoài quốc doanh, nông - lâm - nghiệp, phí, lệ phí… Chủ động phát triển thêm nguồn thu mới, phấn đấu hằng năm thu vƣợt dự toán tỉnh giao. Thực hiện các biện pháp điều tiết ngân sách hợp lý nhằm khuyết khích mở rộng nguồn thu.

- Thực hiện chi ngân sách đúng chính sách, chế độ của Nhà nƣớc, triệt để tiết kiệm, đảm bảo chi thƣờng xuyên và dành phần vƣợt thu để đầu tƣ phát triển, trong đó ƣu tiên cho phát triển thƣơng mại, du lịch, dịch vụ và khu vực trọng điểm nông nghiệp, nông thôn, trƣờng học, trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia. - Có cơ chế, chính sách hợp lý nhằm huy động các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển sản xuất - kinh doanh, trong đó ƣu tiên những công trình, những phần việc mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, thu hút nhiều lao động, thu hồi vốn nhanh, đóng góp đáng kể vào NSNN.

4.1.3. Quan điểm đổi mới NSNN huyện Yên Sơn

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về quản lý NSNN trên địa bàn theo hƣớng trên, huyện Yên Sơn cần quán triệt một số quan điểm sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- NSNN phải đƣợc quản lý tập trung thống nhất, có phân công, phân cấp, tạo thế chủ động sáng tạo cho các cấp ngân sách trong quản lý, xây dựng dự toán và điều hành ngân sách.

- Xây dựng và bổ sung dự toán phải căn cứ vào nhiệm vụ, chủ trƣơng phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nƣớc, phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Thu ngân sách phải trên quan điểm khai thác triệt để tiềm năng nhƣng phải không ngừng nuôi dƣỡng nguồn thu. Bố trí chi ngân sách trên cơ sở khả năng thu, đảm bảo cân đối thu - chi, tiết kiệm, có hiệu quả.

- Mọi khoản thu ngân sách đều phải đƣợc tập trung đầy đủ, kịp thời vào Kho bạc Nhà nƣớc và sử dụng đúng mục đích của nguồn thu, theo dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, có sự kiểm tra, kiểm soát của Kho bạc Nhà nƣớc.

- Thực hiện điều hành ngân sách theo dự toán đã đƣợc Hội đồng nhân dân thông qua và UBND tỉnh giao. Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính của Nhà nƣớc và các quy định cụ thể của UBND tỉnh về thu - chi và quản lý ngân sách. Kịp thời phát hiện, xử lý và ngăn chặn vi phạm, hành vi tham ô, lãng phí, buôn lậu, gian lận, trốn thuế...

- Tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý tài sản công, đặc biệt là các tài sản có giá trị lớn đã đƣợc hình thành từ nhiều năm.

- Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành, đặc biệt sự phối kết hợp giữa các cơ quan chuyên môn (Tài chính - Thuế - Kho bạc Nhà nƣớc) trong chỉ đạo, quản lý và điều hành ngân sách.

4.2. Giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Yên Sơn Yên Sơn

4.2.1. Đổi mới quản lý thu ngân sách

Để thực hiện tốt công tác quản lý thu ngân sách, trƣớc hết phải bao quát các nguồn thu trên địa bàn, đồng thời căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xã hội của huyện dự báo, phát hiện nguồn thu mới để có các biện pháp cụ thể tổ chức quản lý nguồn thu. Xác định rõ nguồn thu nào là chủ yếu, nguồn thu nào là quan trọng, ở lĩnh vực nào, thời điểm nào trong năm để có đƣợc một bức tranh toàn cảnh để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức quản lý nguồn thu từ xây dựng dự toán đến quá trình tổ chức thực hiện, tiến hành nuôi dƣỡng và khai thác nguồn thu.

Trƣớc hết, đó là khoản thu thuế, vì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Thuế là đòn bẩy kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nƣớc, thực hiện công bằng xã hội. Các biện pháp đổi mới về thuế phải theo hƣớng: Tiếp tục cải cách hệ thống thuế theo hƣớng giảm thuế suất, mở rộng diện thu, đơn giản các sắc thuế, có chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tƣ và tích lũy trong nƣớc để thu trên cơ sở mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm nuôi dƣỡng nguồn thu, khai thác và quản lý chặt chẽ các nguồn thu, chống thất thu thuế có hiệu quả. Trƣớc hết cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

- Hƣớng dẫn đối tƣợng nộp thuế thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý và sử dụng hóa đơn chứng từ, mở sổ sách kế toán hạch toán các loại thuế mới, đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế.

- Tổ chức sắp xếp lại sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp, trong công tác quản lý vật tƣ tiền vốn, chi phí giá thành… để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nƣớc. Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc theo quy định của Chính phủ.

- Kiên quyết xử lý đối với các đối tƣợng vi phạm Luật thuế của Nhà nƣớc, xâm tiêu tiền thuế, thỏa thuận thuế… nhằm chấn chỉnh, lập lại kỷ cƣơng trong lĩnh vực thuế, khắc phục trƣờng hợp vì lợi ích cá nhân xem nhẹ lợi ích Nhà nƣớc, coi thƣờng pháp luật.

- Tiếp tục đổi mới quy trình công nghệ trong quản lý thu NS, hạch toán và kiểm tra thuế, thực hiện công khai dân chủ về quy trình công khai và nộp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thuế, đề cao chế độ tự động kiểm tra và kiểm tra chéo đối với các sắc thuế, nhất là thuế giá trị gia tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra thuế, công tác chống gian lận trong thƣơng mại, buôn lậu, trốn thuế.

- Hiện đại hóa cơ sở vật chất, nâng cao trình độ cán bộ của ngành thuế để có thể giám sát và quản lý thuế theo mạng tin học cho toàn tỉnh, đổi mới hệ thống luân chuyển hóa đơn, chứng từ, xây dựng và áp dụng thống nhất chuẩn mực chi, chế độ tài chính và kế toán áp dụng thống nhất tại doanh nghiệp, cải tiến công tác kế toán thuế nhà nƣớc, kiểm soát công tác thu đối với ngành thuế và Kho bạc Nhà nƣớc.

Các biện pháp trên phải đƣợc thực hiện ở mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, cụ thể là:

- Đối với doanh nghiệp: Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó chú trọng kiểm tra công tác hạch toán kế toán, hóa đơn chứng từ mua bán, cung cấp lao vụ... qua đó phát hiện những chi phí bất hợp lý để loại khỏi giá thành sản phẩm, tăng cƣờng công tác quyết toán thuế kịp thời để phát hiện và tổ chức đôn đốc truy thu và tồn đọng thuế. Thƣờng xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua việc phân tích, đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp, sớm phát hiện những khó khăn, vƣớng mắc về chế độ, chính sách, chế độ thu để tháo gỡ kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

- Đối với khu vực công thƣơng nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh: Đây là một lĩnh vực hoạt động sôi động nhất hiện nay nhƣng công tác quản lý thu còn nhiều bất cập. Để thực hiện quản lý thu NSNN thuộc lĩnh vực này đạt hiệu quả cần tập trung: Thƣờng xuyên rà soát, phân loại sản xuất kinh doanh, đƣa những hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện vào quản lý thuế môn bài, thực hiện tốt quy trình thu thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ mọi khoản thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát sinh vào NSNN; thƣờng xuyên kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ, các cơ sở để thực hiện điều chỉnh mức thuế kịp thời đối với các hộ thu khoán, đảm bảo công bằng và chống thất thu. Tổ chức tốt công tác hƣớng dẫn, kiểm tra về kế toán thống kê theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, áp dụng đúng quy trình tính thuế giá trị gia tăng, đảm bảo hiệu quả; thực hiện công khai doanh thu tính thuế, mức ấn định thuế vào thời điểm nộp thuế để đối tƣợng nắm chắc thực hiện. Đồng thời, thông qua công tác công khai phát hiện kịp thời những trƣờng hợp khai man thuế hoặc cán bộ thuế cố tình làm trái quy định trong quá trình quản lý

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 85)