Đổi mới công tác chi ngân sách

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 93)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Đổi mới công tác chi ngân sách

Để nâng cao hiệu quả chi ngân sách trƣớc hết phải xác định cơ cấu chi hợp lý, bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội của địa phƣơng trên cơ sở khả năng thu cho phép.

Tùy theo tình hình cụ thể của các địa phƣơng khác nhau mà xác định cơ cấu chi khác nhau, nhƣng vẫn phải đảm bảo phù hợp với định hƣớng chung của Đảng và Nhà nƣớc. Huyện Yên Sơn có vị trí thuận lợi cho thƣơng mại, du lịch, do đó cần tập trung ƣu tiên chi đầu tƣ phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng cho khu trung tâm thƣơng mại và du lịch, khuyến khích đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.

Đối với chi thƣờng xuyên cần bố trí hợp lý trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức, chính sách chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc. Bố trí chi thƣờng xuyên vừa phải đảm bảo sự hoạt động bình thƣờng của các cơ quan quản lý hành chính của các đơn vị sự nghiệp, vừa cần có sự tập trung ƣu tiên cho những ngành, những lĩnh vực có khả năng tạo ra sự chuyển biến đột phá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Triển khai 100% các đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ- CP; các đơn vị hành chính thực hiện khoán biên chế quỹ lƣơng theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ; đồng thời chỉ đạo các đơn vị khoán chi, đơn vị tự chủ tài chính triển khai rà soát bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ theo các chế độ chính sách và quy định mới.

Đổi mới và hoàn thiện cơ cấu chi NSNN phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội, phân bổ sử dụng NSNN phải cân đối với các nguồn lực tài chính của toàn xã hội, để bảo đảm tính hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý chi NSNN. Bằng một số giải pháp chủ yếu sau:

- Đổi mới cơ cấu chi NSNN phù hợp với sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc, bố trí hợp lý tỷ trọng các nguồn chi: Chi thƣờng xuyên, chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đầu tƣ phát triển, chi dự phòng,… đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chi quản lý nhà nƣớc, đồng thời có ƣu tiên chi cho thúc đẩy tăng trƣởng, phát triển kinh tế địa phƣơng.

- Ƣu tiên các chiến lƣợc trọng điểm trong chi NSNN, tập trung nguồn vốn NSNN để đầu tƣ phát triển, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, giáo dục và đào tạo; chú trọng nguồn lực tài chính chi cho phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ cao. Tăng dần tỷ trọng chi NSNN cho nghiên cứu cơ bản và triển khai ứng dụng công nghệ mới.

- Giảm bớt gánh nặng chi NSNN bằng cách mở rộng phạm vi xã hội hóa, giảm tối đa các khoản chi có tính bao cấp, khích các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển giáo dục ở tất cả các bậc học và tham gia cung cấp các dịch vụ công ích.

- Tăng cƣờng giám sát tài chính đối với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Thực hiện công khai tài chính NSNN các cấp, các đơn vị thụ hƣởng NS, tiếp tục hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi NSNN, kiểm soát từ khâu dự toán đến kiểm soát quá trình cấp phát, và cả giai đoạn sau khi chi (nhƣ thông qua kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo quyết toán). Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ trong các đơn vị, cơ quan sử dụng kinh phí NSNN, nghiên cứu thiết lập chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán NSNN.

- Thực hành triệt để chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng NSNN. Trong lĩnh vực đầu tƣ XDCB, cần phân bổ sớm vốn đầu tƣ XDCB để chủ động triển khai thực hiện, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đúng quy chế quản lý XDCB; thực hiện quy chế đấu thầu công khai, riêng một số công trình XDCB ở xã cần có sự tham gia giám sát thi công của ngƣời dân, đảm bảo tính công khai, dân chủ. Trong lĩnh vực chi thƣờng xuyên, cần quán triệt yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, sửa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chữa, sử dụng tài sản công và sử dụng NSNN. Cơ quan tài chính, KBNN và đơn vị sử dụng NSNN cần tăng cƣờng kiểm soát các khoản chi đảm bảo theo quy định, chế độ tài chính, kế toán. Đồng thời, phải rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ, định mức chi tiêu NSNN phù hợp với thực tế, khả năng của nền kinh tế đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cƣờng quyền hạn và trách nhiệm của địa phƣơng và đơn vị trong việc sử dụng NSNN, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu NSNN. Xác định rõ ràng hơn nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cấp NS, tạo tính chủ động cho NS cấp dƣới.

- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong quản lý NSNN, thực hiện rà soát lại các chế độ chính sách đã lạc hậu để bổ sung, điều chỉnh bằng các chế độ chính sách mới phù hợp với thực tế, tiếp tục hoàn thiện quy trình hoàn thuế, thoái thuế nhanh gọn, chính xác, cải tiến quy trình chi NS có hiệu quả hơn. Kiên quyết khắc phục những tồn tại làm cản trở quá trình giải ngân, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tƣ XDCB, chƣơng trình mục tiêu, sự nghiệp kinh tế và nghiên cứu khoa học.

4.2.3. Tiếp tục đổi mới phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước

Phân cấp quản lý ngân sách là khâu quan trọng trong tổ chức quản lý tài chính Nhà nƣớc. Phân cấp cho phép tập trung mọi khoản thu vào trong tay Nhà nƣớc để bố trí chi hợp lý cho các nhiệm vụ của đất nƣớc và của từng địa phƣơng. Đồng thời, khuyến khích các cấp chính quyền chủ động cân đối thu - chi góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy cần tiếp tục thực hiện và phát huy nguyên tắc vừa đảm bảo tập trung cho ngân sách Trung ƣơng vừa phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phƣơng trong việc điều hành ngân sách đã đƣợc phân cấp. Để đảm bảo nguyên tắc này HĐND tỉnh chỉ quyết định chi tiết ngân sách trong đó có bổ sung từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện; HĐND huyện tự quyết định ngân sách của mình, nhƣ vậy mới nâng cao đƣợc tính chủ động sáng tạo của địa phƣơng, từ đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nâng cao chất lƣợng công tác lập dự toán và điều hành ngân sách sát hợp với thực tế đƣợc giao.

Việc phân chia các nguồn thu và nhiệm vụ chi phải rõ ràng, cụ thể và ổn định trong một thời gian dài để địa phƣơng chủ động xây dựng kế hoạch và phát huy vai trò trong việc xây dựng kinh tế - xã hội. Cần phải gắn phân cấp quản lý NSNN với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và hành chính. Phân biệt rõ đâu là đơn vị hành chính cơ sở, đơn vị hành chính trung gian; đâu là đơn vị hành chính đô thị và đâu là đơn vị hành chính nông thôn để có cơ sở đổi mới một cách cơ bản và sâu sắc hệ thống ngân sách của huyện.

Mạnh dạn áp dụng việc phân quyền, uỷ quyền, tự quản với mục tiêu ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ bắt buộc gắn với nguồn tài chính công tại huyện và nguồn tài chính công bổ sung từ cấp trên còn đƣợc thực hiện những nhiệm vụ có tính tự quản do chính quyền địa phƣơng tự đề ra phù hợp với đặc thù của địa phƣơng, không trái pháp luật. Cách làm này vừa khẳng định chính quyền huyện là một bộ phận không thể thiếu đƣợc trong kết cấu của bộ máy Nhà nƣớc, vừa đảm bảo đƣợc nguyên tắc chính quyền cấp trên lãnh đạo thống nhất theo Hiến pháp và pháp luật, cấp huyện có quyền chủ động, sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật và chịu sự kiểm tra, giám sát của tỉnh.

Để tạo thế chủ động và tính độc lập tƣơng đối của ngân sách huyện, cần nghiên cứu mở rộng hơn các quyền tự chủ tài chính của địa phƣơng, ban hành mức thu phù hợp, xoá bỏ hình thức hỗ trợ theo số chênh lệch thu - chi, thực hiện bổ sung cân đối ngân sách dựa theo các tiêu thức cụ thể về dân số, thu nhập bình quân đầu ngƣời, vị trí địa lý, mức độ hƣởng thụ các dịch vụ công...

Phân cấp công tác thu ngoài quốc doanh trên địa bàn cho cấp huyện và cho huyện đƣợc hƣởng 100% khoản thu này nhằm giảm trợ cấp cân đối ngân sách từ tỉnh về huyện; có nhƣ vậy mới nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc của cấp huyện trong việc quản lý các doanh nghiệp và tạo đƣợc cơ chế thu hút vốn đầu tƣ tạo môi trƣờng thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

doanh nghiệp, từ đó sẽ tạo ra nguồn thu cho huyện và chủ động trong sử dụng nguồn thu.

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hiện đại hóa các quy trình trong công tác quản lý trên cơ sở phát triển công nghệ tin học và thông tin mạng, thúc đẩy tiến trình đổi mới chế độ thu nhập, cải thiện đời sống đội ngũ nghiên cứu khoa học và công chức nhà nƣớc.

Đổi mới và hoàn thiện cơ cấu chi NSNN phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ sử dụng NSNN phải cân đối với các nguồn lực tài chính của toàn xã hội, để bảo đảm tính hiệu quả và tiết kiệm trong quản lý chi NSNN. Bằng một số giải pháp chủ yếu sau:

- Đổi mới cơ cấu chi NSNN phù hợp hợp với sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc, bố trí hợp lý tỷ trọng các nguồn chi: Chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ phát triển, chi dự phòng…, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chi quản lý nhà nƣớc, đồng thời có ƣu tiên chi cho thúc đẩy tăng trƣởng, phát triển kinh tế địa phƣơng.

- Ƣu tiên các chiến lƣợc trọng điểm trong chi NSNN, tập trung nguồn vốn NSNN để đầu tƣ phát triển, cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, giáo dục và đào tạo; chú trọng nguồn lực tài chính chi cho phát triển khoa học, ứng dụng công nghệ cao. Tăng dần tỷ trọng chi NSNN cho nghiên cứu cơ bản và triển khai ứng dụng công nghệ mới.

- Giảm bớt gánh nặng chi NSNN bằng cách mở rộng phạm vi xã hội hóa, giảm tối đa các khoản chi có tính bao cấp, xây dựng cơ chế tự trang trải chi phí đối với một số đơn vị hành chính sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công cộng trong một số lĩnh vực nhƣ giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao, truyền thanh truyền hình, khuyến khích các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển giáo dục ở tất cả các bậc học và tham gia cung cấp các dịch vụ công ích.

- Tăng cƣờng giám sát tài chính đối với các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Thực hiện công khai tài chính NSNN các cấp, các đơn vị thụ hƣởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

NS, tiếp tục hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi NSNN, kiểm soát từ khâu dự toán đến kiểm soát quá trình cấp phát và cả giai đoạn sau khi chi nhƣ thông qua kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo quyết toán. Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ trong các đơn vị, cơ quan sử dụng kinh phí NSNN, nghiên cứu thiết lập chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán NSNN.

- Thực hành triệt để chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý và sử dụng NSNN. Trong lĩnh vực đầu tƣ XDCB, cần phân bổ sớm vốn đầu tƣ XDCB để chủ động triển khai thực hiện, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đúng quy chế quản lý XDCB; thực hiện quy chế đấu thầu công khai, riêng một số công trình XDCB ở xã cần có sự tham gia giám sát thi công của ngƣời dân, đảm bảo tính công khai, dân chủ. Trong lĩnh vực chi thƣờng xuyên, cần quán triệt yêu cầu tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, sửa chữa, sử dụng tài sản công và sử dụng NSNN. Cơ quan tài chính, KBNN và đơn vị sử dụng NSNN cần tăng cƣờng kiểm soát các khoản chi đảm bảo theo quy định, chế độ tài chính, kế toán. Đồng thời, phải rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ, định mức chi tiêu NSNN phù hợp với thực tế, khả năng của nền kinh tế đảm bảo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cƣờng quyền hạn và trách nhiệm của địa phƣơng và đơn vị trong việc sử dụng NSNN, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu NSNN. Xác định rõ ràng hơn nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cấp NS, tạo tính chủ động cho NS cấp dƣới.

- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong quản lý NSNN, thực hiện rà soát lại các chế độ chính sách đã lạc hậu để bổ sung, điều chỉnh bằng các chế độ chính sách mới phù hợp với thực tế, tiếp tục hoàn thiện quy trình hoàn thuế, thoái thuế nhanh gọn, chính xác, cải tiến quy trình chi NS có hiệu quả hơn. Kiên quyết khắc phục những tồn tại làm cản trở quá trình giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngân, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tƣ XDCB, chƣơng trình mục tiêu, sự nghiệp kinh tế và nghiên cứu khoa học.

4.2.4. Công khai, minh bạch thu chi NSNN

Để tăng cƣờng tính công khai, minh bạch thu, chi NSNN của các cấp chính quyền địa phƣơng, cần chú trọng một số nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:

- Cùng với các số liệu đƣợc công khai theo biểu mẫu, cần cung cấp cho ngƣời dân các số liệu để so sánh với các năm trƣớc đó, so sánh với kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đồng thời cần đƣa ra các giải trình cụ thể về các nhiệm vụ chi tiêu quan trọng để ngƣời dân có thể xem xét và đánh giá.

- Tăng cƣờng vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc giám sát chi tiêu ngân sách. Nâng cao năng lực của các thành viên Hội đồng nhân dân về lĩnh vực tài chính - ngân sách để tăng cƣờng khả năng giám sát của HĐND đối với việc chấp hành ngân sách địa phƣơng.

- Tìm kiếm và đổi mới cách thức tăng cƣờng sự tham gia và giám sát của ngƣời dân vào quá trình quản lý ngân sách ở các cấp chính quyền địa phƣơng. Các cơ quan chức năng cần có sự hƣớng dẫn cho ngƣời dân trong hoạt động giám sát ngân sách và có cơ chế tạo điều kiện và bảo vệ ngƣời dân để họ đƣợc có tiếng nói về việc sử dụng ngân sách ở địa phƣơng.

- Việc phân cấp và giao quyền tự chủ quản lý ngân sách đòi hỏi phải củng cố tính trách nhiệm và công tác kiểm soát nội bộ tại địa phƣơng và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc.Việc tự kiểm soát nội bộ là rất quan trọng, nhƣng để bảo đảm tính hiệu quả cần phải nghiên cứu và đề ra cơ chế có tính khả thi cao hơn.

4.2.5. Hoàn thiện quy trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN

4.2.5.1. Công tác lập dự toán ngân sách

Dự toán ngân sách phải đƣợc xây dựng trên cơ sở phát triển kinh tế - xã

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)