Đổi mới quản lý thu ngân sách

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 89)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Đổi mới quản lý thu ngân sách

Để thực hiện tốt công tác quản lý thu ngân sách, trƣớc hết phải bao quát các nguồn thu trên địa bàn, đồng thời căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xã hội của huyện dự báo, phát hiện nguồn thu mới để có các biện pháp cụ thể tổ chức quản lý nguồn thu. Xác định rõ nguồn thu nào là chủ yếu, nguồn thu nào là quan trọng, ở lĩnh vực nào, thời điểm nào trong năm để có đƣợc một bức tranh toàn cảnh để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức quản lý nguồn thu từ xây dựng dự toán đến quá trình tổ chức thực hiện, tiến hành nuôi dƣỡng và khai thác nguồn thu.

Trƣớc hết, đó là khoản thu thuế, vì thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Thuế là đòn bẩy kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nƣớc, thực hiện công bằng xã hội. Các biện pháp đổi mới về thuế phải theo hƣớng: Tiếp tục cải cách hệ thống thuế theo hƣớng giảm thuế suất, mở rộng diện thu, đơn giản các sắc thuế, có chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tƣ và tích lũy trong nƣớc để thu trên cơ sở mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm nuôi dƣỡng nguồn thu, khai thác và quản lý chặt chẽ các nguồn thu, chống thất thu thuế có hiệu quả. Trƣớc hết cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

- Hƣớng dẫn đối tƣợng nộp thuế thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý và sử dụng hóa đơn chứng từ, mở sổ sách kế toán hạch toán các loại thuế mới, đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế.

- Tổ chức sắp xếp lại sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp, trong công tác quản lý vật tƣ tiền vốn, chi phí giá thành… để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nƣớc. Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc theo quy định của Chính phủ.

- Kiên quyết xử lý đối với các đối tƣợng vi phạm Luật thuế của Nhà nƣớc, xâm tiêu tiền thuế, thỏa thuận thuế… nhằm chấn chỉnh, lập lại kỷ cƣơng trong lĩnh vực thuế, khắc phục trƣờng hợp vì lợi ích cá nhân xem nhẹ lợi ích Nhà nƣớc, coi thƣờng pháp luật.

- Tiếp tục đổi mới quy trình công nghệ trong quản lý thu NS, hạch toán và kiểm tra thuế, thực hiện công khai dân chủ về quy trình công khai và nộp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thuế, đề cao chế độ tự động kiểm tra và kiểm tra chéo đối với các sắc thuế, nhất là thuế giá trị gia tăng.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra thuế, công tác chống gian lận trong thƣơng mại, buôn lậu, trốn thuế.

- Hiện đại hóa cơ sở vật chất, nâng cao trình độ cán bộ của ngành thuế để có thể giám sát và quản lý thuế theo mạng tin học cho toàn tỉnh, đổi mới hệ thống luân chuyển hóa đơn, chứng từ, xây dựng và áp dụng thống nhất chuẩn mực chi, chế độ tài chính và kế toán áp dụng thống nhất tại doanh nghiệp, cải tiến công tác kế toán thuế nhà nƣớc, kiểm soát công tác thu đối với ngành thuế và Kho bạc Nhà nƣớc.

Các biện pháp trên phải đƣợc thực hiện ở mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, cụ thể là:

- Đối với doanh nghiệp: Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó chú trọng kiểm tra công tác hạch toán kế toán, hóa đơn chứng từ mua bán, cung cấp lao vụ... qua đó phát hiện những chi phí bất hợp lý để loại khỏi giá thành sản phẩm, tăng cƣờng công tác quyết toán thuế kịp thời để phát hiện và tổ chức đôn đốc truy thu và tồn đọng thuế. Thƣờng xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua việc phân tích, đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp, sớm phát hiện những khó khăn, vƣớng mắc về chế độ, chính sách, chế độ thu để tháo gỡ kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

- Đối với khu vực công thƣơng nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh: Đây là một lĩnh vực hoạt động sôi động nhất hiện nay nhƣng công tác quản lý thu còn nhiều bất cập. Để thực hiện quản lý thu NSNN thuộc lĩnh vực này đạt hiệu quả cần tập trung: Thƣờng xuyên rà soát, phân loại sản xuất kinh doanh, đƣa những hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện vào quản lý thuế môn bài, thực hiện tốt quy trình thu thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ mọi khoản thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát sinh vào NSNN; thƣờng xuyên kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ, các cơ sở để thực hiện điều chỉnh mức thuế kịp thời đối với các hộ thu khoán, đảm bảo công bằng và chống thất thu. Tổ chức tốt công tác hƣớng dẫn, kiểm tra về kế toán thống kê theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, áp dụng đúng quy trình tính thuế giá trị gia tăng, đảm bảo hiệu quả; thực hiện công khai doanh thu tính thuế, mức ấn định thuế vào thời điểm nộp thuế để đối tƣợng nắm chắc thực hiện. Đồng thời, thông qua công tác công khai phát hiện kịp thời những trƣờng hợp khai man thuế hoặc cán bộ thuế cố tình làm trái quy định trong quá trình quản lý thu thuế để chấn chỉnh và xử lý kịp thời.

- Đối với các khoản thu tiền sử dụng đất và thu từ đấu giá đất: Tăng cƣờng hơn nữa công tác kiểm tra, rà soát việc chấp hành Luật thuế. Thực hiện tốt công tác lập sổ bộ thuế, đƣa diện tích đất còn nằm ngoài sổ sách vào quản lý để chống thất thu cho ngân sách. Đối với thu cấp quyền sử dụng đất cần tăng cƣờng sự phối hợp giữa cơ quan Thuế, cơ quan Tài nguyên môi trƣờng và chính quyền sở tại trong việc tổ chức thực hiện giao đất và thu tiền sử dụng đất, đảm bảo chỉ giao đất sau khi đã nộp đủ tiền vào NSNN. Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, kiểm tra việc kê khai nộp Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của các hộ theo đúng quy định.

- Đối với các khoản thu phí và lệ phí: Kiểm tra công tác thu phí, lệ phí theo quy định. Tổ chức rà soát về thu phí của tỉnh, huyện nếu trái với thẩm quyền về phân cấp thì bãi bỏ, tổ chức hƣớng dẫn đơn vị thực hiện tốt công tác đăng ký, kê khai đôn đốc thu nộp NSNN.

Nâng cao vai trò quản lý Nhà nƣớc của các cấp chính quyền đối với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện thu đúng, thu đủ, kịp thời đúng đối tƣợng, quản lý và bao quát nguồn thu, chống thất thu trên địa bàn. Tăng cƣờng phối kết hợp giữa các cấp các ngành trong việc quản lý tổ chức thu thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tiếp tục thực hiện cơ chế thƣởng thu vƣợt ngân sách nhằm khuyến khích vƣợt thu của các cấp, các ngành.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)