Đánh giá chung về công tác quản lý ngân sách huyện Yên Sơn gia

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 78)

5. Kết cấu của luận văn

3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý ngân sách huyện Yên Sơn gia

đoạn 2009- 2013

3.4.1. Kết quả đạt được

Quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Yên Sơn thời gian qua đã đạt đƣợc kết quả đáng ghi nhận, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng địa phƣơng; đƣợc thể hiện trên một số mặt sau:

- Quản lý thu ngân sách, đặc biệt là công tác quản lý thuế, công tác cải cách hành chính, công tác kiểm tra, kiểm soát, nhất là đối với hành vi gian lận thƣơng mại, trây ỳ, trốn lậu thuế... đƣợc thực hiện tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Do đó hoạt động thu ngân sách của huyện Yên Sơn trong những năm qua không ngừng đƣợc tăng lên, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện hằng năm vƣợt từ 11- 25% kế hoạch đƣợc giao, phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu điều hành của chính quyền huyện về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.

- Quản lý chi ngân sách đƣợc thực hiện nghiêm túc, đúng luật, đúng quy trình, chính sách, chế độ của Nhà nƣớc. Việc tổ chức chi ngân sách có nhiều hình thức đa dạng, phù hợp, bảo đảm rút ngắn thời gian và thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho đơn vị hƣởng thụ ngân sách. Chi ngân sách địa phƣơng không những đảm bảo tốt cho hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp mà còn dành tỷ trọng cao cho đầu tƣ phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

- Do mạnh dạn phân cấp quản lý, giao quyền chủ động cho chính quyền địa phƣơng trong quản lý ngân sách nên huyện Yên Sơn đã khai thác thêm nguồn thu mới, huy động kịp thời vào ngân sách, thu hút đầu tƣ, quyết định sử dụng nguồn lực có hiệu quả. Thông qua đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ xã hội, thực hiện tốt chính sách đào tạo, dạy nghề, xoá đói, giảm nghèo... uy tín của chính quyền đƣợc nâng lên. Qua phân cấp và giao quyền tự chủ, thủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trƣởng các đơn vị dự toán đã chủ động sử dụng kinh phí hiệu quả, nâng cao vai trò trách nhiệm trong lập và sử dụng NSNN. Hầu hết các đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện công khai các khoản thu, chi theo quy định. Một số đơn vị đã tiết kiệm chi thƣờng xuyên để chi tăng thu nhập cho cán bộ, công chức của cơ quan.

- Công tác dự toán ngân sách huyện đƣợc tổ chức và thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hƣớng dẫn, phù hợp với định hƣớng phân bổ ngân sách của tỉnh và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng; đảm bảo thời gian, chất lƣợng, tính khoa học, hợp lý, bám sát tình hình thực tế của địa phƣơng.

- Công tác quyết toán ngân sách đƣợc thực hiện đúng thời gian, biểu mẫu theo quy định. Với phƣơng pháp lập quyết toán từ cơ sở, và tổng hợp từ dƣới lên, sau khi các đơn vị cơ sở lập xong báo cáo quyết toán, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chịu trách nhiệm tổng hợp chung toàn bộ hoạt động thu, chi ngân sách của huyện, đối chiếu với báo cáo thu của Chi cục thuế, báo cáo chi của KBNN huyện và lập báo cáo quyết toán chính thức thu, chi ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện gửi UBND và HĐND huyện, đồng thời gửi cơ quan tài chính cấp trên theo quy định.

- Hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán đã từng bƣớc đƣợc chuẩn hóa từ ghi chép sổ sách đến mẫu biểu kế toán. Công tác kế toán và quản lý ngân sách của huyện đã đƣợc tin học hóa, các đơn vị đã đƣa tin học vào quá trình quản lý ngân sách tạo điều kiện cho việc theo dõi, quản lý ngân sách huyện Yên Sơn đƣợc kịp thời, thuận lợi và hiệu quả.

- Cán bộ làm công tác quản lý ngân sách ngày càng đƣợc nâng cao về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Hằng năm, huyện và các ngành chức năng đã xây dựng kế hoạch, cử cán bộ làm công tác quản lý ngân sách trên địa bàn đi đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ. Vì vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý ngân sách đã đƣợc nâng lên rất nhiều so với trƣớc đây, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách của huyện Yên Sơn đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và khá hiệu quả. Nhờ đó đã góp phần quan trọng trong việc xử lý, điều chỉnh kịp thời những sai phạm, khuyết điểm, đƣa công tác quản lý ngân sách đi vào nề nếp, quy củ, đúng quy định của Nhà nƣớc. Thêm vào đó, thông qua thanh tra, kiểm tra đã giúp phát hiện đƣợc nhiều vấn đề còn vƣớng mắc trong việc triển khai, thực hiện các văn bản hƣớng dẫn của cấp trên, từ đó đề xuất biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp với đặc điểm tình hình của huyện.

3.4.2. Những hạn chế, bất cập

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nêu trên, quản lý ngân sách huyện Yên Sơn hiện nay còn bộc lộ những tồn tại, yếu kém cần khắc phục và tiếp tục đổi mới, đó là:

- Việc triển khai các luật thuế mới đến cơ sở còn chậm, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật (luật NSNN, các luật thuế mới, các chế độ chính sách của Nhà nƣớc…) chƣa thƣờng xuyên.

- Việc xây dựng cơ chế phân cấp quản lý và điều hành ngân sách của huyện hằng năm còn phụ thuộc nhiều vào cơ chế phân cấp của tỉnh nên chƣa đảm bảo đƣợc tính ổn định của ngân sách trong thời gian dài. Khi triển khai thực hiện nhiệm vụ các xã, thị trấn thƣờng quan tâm khai thác những nguồn thu hƣởng 100% hoặc nguồn thu có tỷ lệ điều tiết cao cho ngân sách cấp mình, chƣa quan tâm đúng mức đến nguồn thu có tỷ lệ điều tiết thấp hoặc không đƣợc điều tiết. Việc phân chia tỷ lệ điều tiết còn có nội dung chƣa khoa học, hợp lý nên chƣa khuyến khích đƣợc sự năng động, sáng tạo của chính quyền cấp dƣới.

- Quá trình xây dựng dự toán ngân sách còn có đơn vị cấp dƣới giảm thu, tăng chi để nhận đƣợc số bổ sung của ngân sách cấp trên, chƣa bám sát vào khả năng thu để bố trí chi. Việc tổ chức hƣớng dẫn các đơn vị xây dựng dự toán và thảo luận dự toán giữa cơ quan Tài chính với các đơn vị thụ hƣởng ngân sách, các xã, thị trấn còn hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Trong những năm qua huyện Yên Sơn đã có chính sách đầu tƣ thích đáng để thu hút đầu tƣ, nuôi dƣỡng nguồn thu, có nhiều biện pháp chống thất thu ngân sách nhƣng ở một số lĩnh vực vẫn còn tình trạng thất thu nhƣ khu vực công thƣơng nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, hiện tƣợng trốn thuế trên giá còn rất phổ biến, vẫn còn tồn đọng thuế ở lĩnh vực kinh doanh xây dựng cơ bản, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ karaoke…, các xã, thị trấn thƣờng chậm nộp các khoản thu vào NSNN.

- Việc phân bổ nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản chƣa tập trung, việc quản lý vốn đầu tƣ xây dựng, đặc biệt đối với cấp xã còn yếu kém, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản vẫn còn kéo dài, là nguyên nhân của việc không có nguồn thu vững chắc nhƣng vẫn quyết định triển khai đầu tƣ xây dựng. Công tác khảo sát thiết kế và lập dự toán cho các công trình xây dựng cơ bản chƣa chuẩn xác, thƣờng xuyên phải điều chỉnh, bổ sung.

- Đối với chi thƣờng xuyên, việc quản lý quá trình mua sắm, sửa chữa chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ, thông tin cập nhật giá cả thị trƣờng chƣa đầy đủ. Một số đơn vị mua sắm tài sản chƣa thực hiện đúng quy trình, quy định; chi tổ chức hội nghị, chi công tác phí, sử dụng xăng xe, điện thoại, điện thắp sáng... vƣợt định mức chi theo quy định. Hệ thống các định mức chi tiêu ngân sách chƣa đầy đủ nên quá trình cấp phát, thanh toán và kiểm soát chi ở Kho bạc Nhà nƣớc còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc chi hành chính thƣờng vƣợt định mức đƣợc giao.

- Việc thực hiện chu trình ngân sách chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc, chƣa đảm bảo về mặt thời gian; chất lƣợng của báo cáo quyết toán ngân sách chƣa cao. Việc mở sổ sách theo dõi kế toán NSNN còn hạn chế, chƣa đúng quy định, nhất là trong lĩnh vực quản lý tài sản công.

- Đối với cơ quan Tài chính, trong thảo luận dự toán ngân sách còn có hiện tƣợng áp đặt, chƣa thực sự thấy hết các nhiệm vụ phát sinh của các đơn vị, các xã, thị trấn. Trong cấp phát có nội dung chƣa kịp thời, ảnh hƣởng đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiến độ giải quyết công việc của đơn vị. Việc kiểm tra, thanh tra chƣa đƣợc thƣờng xuyên, còn có đơn vị vi phạm quy định về quản lý tài chính chƣa đƣợc phát hiện kịp thời.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

* Nguyên nhân khách quan:

- Sự hỗ trợ từ nguồn bên ngoài đối với ngân sách huyện còn hạn chế. Xuất phát điểm của nền kinh tế huyện Yên Sơn còn thấp, tiềm năng, lợi thế về du lịch, kinh tế chƣa đƣợc phát huy tối đa, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, bất cập, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ còn lạc hậu. Nguồn thu ngân sách thiếu ổn định vững chắc, việc huy động nguồn lực bên ngoài còn khó khăn... vốn đầu tƣ còn gặp nhiều khó khăn lại phải dành nguồn vốn đầu tƣ để trả nợ, do vậy quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Yên sơn rất khó khăn, căng thẳng.

Do ảnh hƣởng của sự suy giảm kinh tế, lạm phát, giá cả thị trƣờng nhiều mặt hàng bất ổn định đã làm cho kinh tế trong huyện Yên Sơn cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều chỉ tiêu thu ngân sách không đạt kế hoạch. Chi ngân sách chủ yếu chông chờ vào nguồn thu bổ sung từ ngân sách tỉnh.

- Cơ chế điều hành ngân sách nhà nƣớc còn có điểm chƣa phù hợp, chậm thay đổi phƣơng pháp xây dựng kế hoạch, hệ thống định mức chi và bổ sung cân đối chƣa phù hợp. Cơ chế, chính sách thay đổi nhanh gây khó khăn trong quản lý ngân sách của địa phƣơng.

- Hệ thống NSNN mang tính chất “lồng ghép” đã ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình cân đối ngân sách của huyện Yên Sơn nói riêng của tỉnh Tuyên Quang và cả nƣớc nói chung. Hệ thống NSNN của Việt Nam có một đặc điểm khác biệt so với một số nƣớc trên thế giới đó chính là tính “lồng ghép”: Ngân sách cấp huyện đƣợc “lồng” vào ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp tỉnh đƣợc “lồng” vào ngân sách nhà nƣớc. Tính lồng ghép này đã tạo điều kiện quản lý ngân sách tập trung của cấp trên đối với cấp dƣới, nhƣng cũng chính tính chất này đã làm hạn chế tính độc lập của ngân sách cấp dƣới, đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

biệt tạo sự phức tạp trong quản lý ngân sách, trách nhiệm giữa các cấp ngân sách không đƣợc phân định rõ ràng. Ngân sách cấp dƣới vừa phải phụ thuộc vào ngân sách cấp trên, vừa không chịu trách nhiệm đến mức cuối cùng về các hoạt động của mình trong hệ thống ngân sách lồng ghép, hơn nữa ngân sách cấp trên cũng không thể quản lý chặt chẽ đƣợc ngân sách cấp dƣới. Mặt khác, thực tế cho thấy, do tính lồng ghép của hệ thống NSNN mà có nhiều chỉ tiêu thu, chi của ngân sách cấp dƣới do cấp trên ấn định vì vậy không khuyến khích cấp dƣới tự cân đối thu, chi hay lập dự toán ngân sách tích cực mà ngƣợc lại thƣờng có xu hƣớng lập dự toán thu thấp, dự toán chi cao để đƣợc nhận trợ cấp nhiều hơn.

- Quy trình ngân sách mang tính lồng ghép lớn cùng với thời gian tƣơng đối ngắn đã làm cho công tác lập dự toán ở cấp dƣới còn mang tính hình thức. Yêu cầu lập dự toán và quyết toán ngân sách đòi hỏi cấp dƣới phải trình lên cấp trên, cấp trên tổng hợp dự toán và quyết toán của cấp dƣới trong khoảng thời gian ngắn, vì vậy trên thực tế yêu cầu này hầu nhƣ chƣa thực hiện tốt.

- Phân cấp thu, chi chƣa sát với tình hình cụ thể của huyện. Ranh giới nhiệm vụ chi của huyện trên thực tế chƣa có cơ sở khoa học để xác định một cách rõ ràng, luật NSNN khi phân cấp nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền cũng chƣa có điều khoản quy định rõ ràng. Theo luật NSNN thì địa phƣơng phải thực hiện hầu hết các nhiệm vụ chi giống nhƣ của Trung ƣơng chỉ có sự khác biệt duy nhất là do địa phƣơng quản lý. Trong điều kiện ngân sách huyện còn eo hẹp, chƣa có khả năng cấn đối ngân sách thì việc phân cấp không rõ ràng sẽ dẫn đến tình trạng một số nhiệm vụ chi không đƣợc thực hiện vì không đủ nguồn kinh phí.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Sự phối hợp chƣa chặt chẽ giƣa các cơ quan chức năng của huyện trong quản lý thu chi ngân sách: Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đối với các cơ quan chuyên môn trong việc thực hiện Luật ngân sách, song sự phối hợp giữa các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cơ quan còn mang tính hình thức, chủ yếu giao cho cơ quan Tài chính huyện và cơ quan Thuế thực hiện.

Công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chuyên môn với các cơ quan khối nội chính, các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo chống thất thu ngân sách, chống buôn lậu và tăng cƣờng quản lý ngân sách trên địa bàn huyện chƣa chặt chẽ, thƣờng xuyên.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ làm công tác tài chính kế toán ở các đơn vị thụ hƣởng ngân sách còn yếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong thời kỳ mới: Đội ngũ kế toán các trƣờng học, các xã, thị trấn đa số có trình độ chuyên môn trung cấp, kinh nghiệm thực tiễn chƣa nhiều đã ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý tài chính, công tác tham mƣu về quản lý tài chính - ngân sách cho cơ quan, cấp uỷ chính quyền địa phƣơng. Cán bộ làm công tác chuyên môn ở các cơ quan Tài chính, Thuế, Kho bạc Nhà nƣớc trình độ nghiệp vụ mới dừng lại ở khâu hạch toán, kế toán, công tác đánh giá phân tích..., việc đề xuất tham mƣu trong công tác quản lý còn nhiều hạn chế.

- Công tác thanh tra, kiểm tra tuy đƣợc tiến hành thƣờng xuyên nhƣng tính răn đe không cao, vẫn còn có kết luận bỏ qua khuyết điểm sai phạm, biện pháp xử lý chƣa đủ mạnh, chƣa đủ sức răn đe.

- Hệ thống thông tin về ngân sách còn thiếu đồng bộ, chƣa liên tục, công tác phân tích và dự báo về ngân sách chƣa thƣờng xuyên.

- Một số đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc chƣa chấp hành tốt quy định của Luật NSNN; việc quản lý, sử dụng kinh phí chƣa đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

- Sự phân bổ ngân sách và thực hiện giám sát thực hiện ngân sách còn bất cập: HĐND có vai trò lớn trong việc quyết định dự toán ngân sách, giám sát thực hiện dự toán, phê duyệt quyết toán, giám sát triển khai và thực hiện ngân sách; tuy nhiên, rất ít đại biểu HĐND có chuyên môn về tài chính kế toán và hầu nhƣ không đƣợc tập huấn về quản lý tài chính trong khi phải ra

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)