Hoàn thiện quy trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 99)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.5. Hoàn thiện quy trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN

4.2.5.1. Công tác lập dự toán ngân sách

Dự toán ngân sách phải đƣợc xây dựng trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời khai thác triệt để có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đây là khâu mở đầu có tính quyết định hiệu quả trong quá trình điều hành và quản lý ngân sách. Dự toán đúng đắn, sát với thực tế giúp cơ quan điều hành quản lý ngân sách xác định đƣợc mục tiêu trọng tâm cần quản lý, khai thác, sử dụng nguồn vốn NSNN, là cơ hội để thẩm tra tính đúng đắn, hiện thực và tính cân đối của kế hoạch kinh tế - xã hội, đảm bảo về mặt tài chính để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra trong kỳ kế hoạch.

Tăng cƣờng hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của các thủ trƣởng các đơn vị thụ hƣởng ngân sách, cấp uỷ chính quyền các cấp cũng nhƣ sự phối hợp giữa các bộ phận có liên quan trong đơn vị, từng cấp ngân sách trong quá trình xây dựng dự toán. Vì thực tế hiện nay, nhiều cơ quan chƣa quan tâm đến việc xây dựng dự toán ngân sách.

Dự toán ngân sách phải đƣợc thảo luận giữa các cấp ngân sách và các đơn vị thụ hƣởng để xác định đầy đủ các khoản thu và các nhu cầu chi đảm bảo nguyên tắc mọi khoản thu phải đƣợc tập trung vào NSNN - mọi khoản thu, chi đều phải có dự toán và phải đúng theo định mức, tiêu chuẩn quy định.

Từng bƣớc thực hiện tin học hoá trong quá trình xây dựng dự toán từ tỉnh đến huyện và cơ sở để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình xây dựng dự toán, đáp ứng kịp thời về mặt thời gian quy định.

4.2.5.2. Chấp hành ngân sách

Chấp hành ngân sách là quá trình tổ chức triển khai sử dụng các giải pháp kinh tế, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu - chi thành hiện thực, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện nhiệm vụ chức năng của Nhà nƣớc.

Để công tác chấp hành ngân sách đƣợc thông suốt, đạt hiệu quả điều quan trọng hiện nay là công tác hƣớng dẫn, cụ thể hoá các văn bản của Nhà nƣớc về chế độ chính sách, định mức cũng nhƣ chức năng nhiệm vụ của cơ quan Tài chính thuộc từng khâu, từng bƣớc để các đơn vị thụ hƣởng ngân sách nắm chắc thực hiện, giảm bớt các đầu mối trung gian không cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện nay chỉ có chấp hành theo đúng luật NSNN mới có khả năng kiểm tra tính đúng đắn, thực hiện các chỉ tiêu trong dự toán NSNN.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát trƣớc, trong và sau khi chi, hạn chế tối đa việc sử dụng NSNN sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả. Kiên quyết xử lý vi phạm trong quá trình chấp hành ngân sách.

4.2.5.3. Quyết toán NSNN

Để công tác quyết toán NSNN đƣợc thống nhất, kịp thời và chính xác cần thực hiện:

- Thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nƣớc, quyết toán phải tuân thủ nguyên tắc về nội dung chuyên môn của công tác quyết toán do Bộ Tài chính ban hành về hệ thống biểu mẫu, hƣớng dẫn khoá sổ cuối năm.

- Trong quá trình kiểm tra, xét duyệt quyết toán thu - chi ngân sách phải đảm bảo yêu cầu các khoản thu không đúng quy định pháp luật phải hoàn trả ngƣời nộp; các khoản phải thu nhƣng chƣa thu phải truy thu nộp NSNN. Các khoản chi không đúng quy định phải đƣợc xuất toán thu hồi cho NSNN.

- Số liệu quyết toán phải là số thực thu, thực chi theo từng nội dung kinh tế, phản ánh đúng mục lục NSNN và trong dự toán năm đƣợc duyệt. Công tác quyết toán phải có thuyết minh chi tiết phân tích nguyên nhân tăng, giảm các khoản thu và các lĩnh vực chi cho ngân sách so với dự toán đƣợc phân bổ để tìm ra những ƣu điểm và những tồn tại, yếu kém cần khắc phục từ khâu chủ trƣơng đến quá trình tổ chức quản lý, điều hành ngân sách.

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ kế toán. Đối với cán bộ đƣợc bố trí làm công tác kế toán ngoài tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn cần chọn những ngƣời có phẩm chất đạo đức tốt, cần cù, chịu khó, cẩn thận... đồng thời chú ý đến chế độ đãi ngộ thảo đáng để họ yên tâm công tác. Hàng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lƣợng và trình độ của đội ngũ cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, đây là việc làm cần thiết có ý nghĩa không nhỏ đến chất lƣợng quản lý NSNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2.6. Hoàn thiện bộ máy và cán bộ quản lý ngân sách Nhà nước

4.2.6.1. Tiếp tục đổi mới bộ máy quản lý ngân sách Nhà nước

- Tổ chức thực hiện tốt công tác phân loại cán bộ theo chuẩn mực về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để bố trí vào các vị trí thích hợp. Thực hiện tốt việc điều động, luân chuyển, luân phiên công việc đối với cán bộ theo chế độ đã quy định.

- Tăng cƣờng tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý NS theo hƣớng chuyên môn hóa kỹ năng quản lý, thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ, khai thác và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học phục vụ nhiệm vụ chuyên môn; đồng thời nâng cao nhận thức cán bộ về công tác cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay trong việc nâng cao hiệu quả trong quản lý.

- Căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ hiện nay, trong thời gian tới cần có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện đào tạo, đào tạo lại toàn bộ nguồn nhân lực ngành Tài chính, Thuế, Kho bạc Nhà nƣớc đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quản lý thu, chi NS địa phƣơng. Mở rộng các hình thức đào tạo nhƣ đào tạo bồi dƣỡng tập trung, vừa làm vừa học ở trong và ngoài tỉnh. Cần coi trọng việc học ngoại ngữ và tin học nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ theo quá trình đổi mới trong thể chế và cơ chế quản lý NSNN. Tiếp tục khảo sát, đánh giá bố trí lại đội ngũ cán bộ đảm bảo nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài, nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phong cách làm việc.

- Đổi mới các thủ tục trên cơ sở đổi mới chế độ làm việc bao gồm quy chế, phong cách và phƣơng pháp làm việc; gắn quyền với trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân trong việc ra quyết định và điều hành công việc, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của các quyết định quản lý. Đồng thời xây dựng, bố trí đội ngũ viên chức nhà nƣớc có phẩm chất đạo đức, năng lực và tinh thần trách nhiệm, kiên quyết chống tham nhũng và loại trừ các phần tử thoái hoá, biến chất ra khỏi bộ máy quản lý ngân sách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đảm bảo các điều kiện phƣơng tiện cần thiết cho bộ máy quản lý NSNN hoạt động. Quan tâm trang bị đồng bộ các thiết bị tin học cho các cơ quan Tài chính, các xã, thị trấn, các đơn vị dự toán để tin học hoá trong quản lý hệ thống NSNN, đảm bảo cho hệ thống thông tin nhanh, kịp thời, hệ thống dữ liệu đầy đủ, chính xác làm cơ sở cho việc định hƣớng và quyết định xử lý điều hành một cách đúng đắn, thông suốt. Đó cũng là điều kiện để hợp lý các khâu, giảm bớt thủ tục phiền hà.

4.2.6.2. Nâng cao trình độ năng lực của cán bộ quản lý NSNN

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách Nhà nƣớc huyện Yên Sơn nói chung cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, tuy nhiên, đa số cán bộ làm công tác tài chính ở các xã, phƣờng, đơn vị dự toán có trình độ trung cấp chuyên ngành tài chính kế toán. Do đó vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho ngƣời làm công tác quản lý ngân sách là rất cần thiết để đáp ứng đƣợc với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng hiện nay.

Trƣớc mắt phải tăng cƣờng bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn thông qua việc tổ chức thƣờng xuyên các lớp tập huấn nghiệp vụ, tập huấn về chế độ chính sách, định mức quy định của Nhà nƣớc cho cán bộ làm công tác Tài chính ở xã, thị trấn và các đơn vị thụ hƣởng ngân sách. Kiên quyết thay thế những cán bộ không đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức kém; việc tuyển chọn cán bộ làm công tác tài chính phải thật sự công tâm, khách quan phải thật sự vì “việc tìm ngƣời” chứ không để “ngƣời chọn việc”, phải có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn bằng cấp, năng lực, phẩm chất đạo đức để lựa chọn cán bộ thật sự có đức, có tài cho ngành.

Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ trẻ tiếp tục đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý kinh tế, quản lý tài chính để tiến tới đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán huyện Yên sơn đều có trình độ chuyên môn đại học và sau đại học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2.7. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra NSNN

- Hằng năm, căn cứ chƣơng trình kiểm tra, giám sát các cơ quan quản lý NSNN chủ động xây dựng chƣơng trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát ngay từ đầu năm. Tăng cƣờng và nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra, gắn công tác kiểm tra với công tác quản lý thƣờng xuyên.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát đối với đơn vị thu nộp ngân sách cũng nhƣ đơn vị sử dụng ngân sách. Thực hiện phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán, thanh tra tài chính để tránh chồng chéo, trùng lắp trong quá trình thanh tra, kiểm tra dẫn đến giảm hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra, gây khó khăn, cản trở hoạt động bình thƣờng của các cơ quan, đơn vị.

- Phải đổi mới phƣơng thức thanh tra, kiểm tra theo dự toán chi ngân sách và sát với tình hình thực tế của địa phƣơng nhằm đảm bảo công tác thanh tra không dừng lại ở việc xem xét, đánh giá sự trung thực của các số liệu thu - chi, tính hợp lý, hợp lệ của các hóa đơn, chứng từ mà còn góp phần vào việc đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách, từ đó tham mƣu với cấp ủy, chính quyền huyện có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng ngân sách.

- Trong quá trình thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra NSNN phải thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị TW3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị, tƣ tƣởng đạo đức cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ thanh tra không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn có những hiểu biết chung về kiến thức kinh tế - xã hội, pháp luật... góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra.

- Tăng cƣờng hơn nữa các chế tài xử phạt trong công tác thanh tra để kịp thời xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm, tăng cƣờng tính răn đe, nâng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cao ý thức chấp hành kỷ luật, chế độ, chính sách tài chính ngân sách của các đơn vị đƣợc thanh tra, đƣa công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp, trật tự, kỷ cƣơng. Thực hiện công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và kết quả xử lý vi phạm. Thực hiện chế độ trách nhiệm đối với ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công. Theo đó ngƣời đứng đầu phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những khoản chi sai chế độ, thất thoát lãng phí ở đơn vị đƣợc giao phụ trách.

- Thực hiện chế độ công bố công khai NSNN các cấp, các đơn vị dự toán, các tổ chức NSNN hỗ trợ, các dự án XDCB có sử dụng vốn ngân sách, các DNNN, các quỹ có nguồn từ NSNN, các quỹ có nguồn đóng góp của nhân dân để tăng cƣờng sự giám sát của các đoàn thể xã hội, ngƣời lao động và nhân dân.

4.2.8. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các đối tượng quản lý ngân sách

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến Luật ngân sách năm 2002, để đối tƣợng quản lý ngân sách nắm chắc và hiểu tài chính, NNSN là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

- Thực hiện tuyên truyền các chủ trƣơng và nội dung kiểm soát chi ngân sách, góp phần nâng cao nhận thức của mọi ngƣời trong việc thực hiện các quy định của Luật Ngân sách Nhà nƣớc.

- Phổ biến rộng rãi các tài liệu, lập trang Web trên mạng Internet, thiết lập đƣờng dây nóng để giải thích, tuyên truyền về thuế cho mọi ngƣời dân biết để họ hiểu đầy đủ, tƣờng tận về chính sách thuế, phƣơng pháp kê khai thuế, cách tính thuế và thời gian nộp thuế.

- Các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần tổ chức các buổi tọa đàm với nhân dân, với các doanh nghiệp để thăm dò, lắng nghe nguyện vọng và kịp thời giúp đỡ các đối tƣợng quản lý ngân sách tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc trong việc chấp hành ngân sách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2.9. Hoàn thiện hệ thống thông tin, phương tiện quản lý ngân sách

- Tăng cƣờng đầu tƣ cho hạ tầng công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng quản lý NSNN. Trong đó chú trọng các phần mềm có sự liên kết các thông tin quản lý giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc với các đối tƣợng thụ hƣởng ngân sách, cũng nhƣ các tổ chức, doanh nghiệp ở địa phƣơng.

- Hoàn thiện phần mềm kiểm tra, dự báo, phân tích số liệu thu, chi NSNN phục vụ cho quá trình quản lý và điều hành của địa phƣơng. Đảm bảo hình thành một hệ thống tập trung dữ liệu từ tất cả các đơn vị một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Đồng thời, hệ thống phần mềm phải thiết kế động để đáp ứng đƣợc các yêu cầu khi có sự biến động trong 3 - 5 năm ổn định ngân sách theo quy định của Luật.

- Đổi mới và hiện đại hóa phƣơng tiện quản lý ngân sách. Xây dựng, hoàn thiện các quy trình quản lý ngân sách đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả, thuận lợi cho các đối tƣợng quản lý ngân sách. Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách đảm bảo khoa học, hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

4.3. Kiến nghị các điều kiện thực hiện giải pháp

Để tạo điều kiện về mặt pháp lý, cơ chế, chính sách cho việc thực hiện các giải pháp nêu trên, tôi xin đề xuất, kiến nghị đối với Trung ƣơng và Tỉnh nhƣ sau:

4.3.1. Kiến nghị đối với Trung ương

- Kịp thời rà soát, sửa đổi hoặc bổ sung các quy định không còn phù hợp, đặc biệt là tỷ lệ phân định các nguồn thu giữa NSTW với NSĐP, các định mức chi tiêu lỗi thời và nâng cao quyền tự chủ trong NSĐP của UBND tỉnh.

- Nhà nƣớc cần hệ thống hoá về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội giữa Nhà nƣớc, Trung ƣơng đến địa phƣơng; giữa Nhà nƣớc với các cấp chính quyền địa phƣơng. Trong đó, cần lấy phân cấp quản lý kinh tế - xã hội làm cơ

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)