Giang Hoài
2.6.1.Thành tích đạt được
GIAFOOD sau 5 năm thành lập và phát triển đã có được uy tín nhất định. Trước hết là đối với các đối tác và khách hàng, công ty đều có những mối quan hệ lâu dài và làm việc dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Việc phát mối quan hệ dễ dàng hơn giai đoạn đầu rất nhiều, vấn đề ở đây là đòi hỏi sự hợp tác có chọn lọc và thời gian để kết giao.
Tuy nhiên, thời gian tới công ty cần có những kế hoạch nâng cao uy tín công ty mạnh hơn nữa để tạo điểm nhấn trong hàng nghìn những doanh nghiệp đang tham gia ở thị trường này.
Bảng danh sách những công ty làm việc hợp tác lâu dài từ 2 năm trở lên trong 6 năm kể từ khi công ty tham gia hoạt động
Bảng 13: Danh sách công ty hợp tác lâu dài từ 2 năm trở lên
Tên công ty Quốc gia Số năm hợp tác
Shanghai Fuxin Fine chemical Co.ltd Trung Quốc 3
Bell Flavor and Fragrance Đức 3
Dextrose Monohydrate (Zhucheng
Dongxiao Biotechnology Co.,ltd). Trung Quốc 2
NITTA Nhật 2
Nguồn: Phòng thu mua Là công ty mới tham gia vào thị trường nguyên liệu thực phẩm, với sự nhiệt tình, sự chuẩn bị chu đáo, các quyết định đúng đắn, GIAFOOD đã ký được hàng trăm hợp đồng thành công, giao dịch với hàng chục công ty trên thế giới tạo doanh thu và lợi nhuận vượt bậc so với 2 năm đầu tiên mới đặt chân vào thị trường. Có thể nói đạt được kết quả đáng tự hào như vậy phải kể đến hoạt động nhập khẩu hiệu quả của công ty trong những năm vừa qua.
Trong giai đoạn 3 năm, dựa vào giá trị của mỗi HĐ với tình hình kinh doanh hiện tại có thể chia thành 4 loại HĐ khác nhau. Sự tăng lên về mặt số lượng của các HĐ có giá trị lớn thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp. Kết quả các hợp đồng ký kết thành công của công ty TNHH TM&SX Giang Hoài như sau:
Bảng 14: Số lượng hợp đồng ký kết trong năm 2009, 2010, 2011
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
HĐ có giá trị 2 đến 5 trăm triệu VNĐ 19 15 18 HĐ có giá trị từ 5 trăm triệu đến 2 tỷ
VNĐ 7 14 13
HĐ có giá trị 2 tỷ đến 5 tỷ VNĐ 1 2 4
HĐ có giá trị 5 tỷ đến 8 tỷ VNĐ 0 1 3
Nguồn: Phòng thu mua
Những hợp đồng có giá trị 2 đến 5 trăm triệu VNĐ là những hợp đồng mua về để khảo sát thị trường, những mặt hàng nhập lần đầu. Công ty cần nhập với số lượng và trị không nhiều về để khảo sát, đánh giá với khách hàng và thị trường nội địa về
khả năng tiêu thụ của nó. Thường đây là những hợp đồng chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất về số lượng trong công ty.
HĐ có giá trị từ 5 trăm triệu đến 2 tỷ VNĐ là hợp đồng về hương liệu, phụ gia thực phẩm cung cung cấp cho các doanh nghiệp tư nhân mới hợp tác.
HĐ có giá trị 2 tỷ đến 5 tỷ VNĐ được xếp vào những hợp đồng có giá trị lớn mà trong thời gian tới công ty cần hướng đến, đẩy mạnh công tác phát triển thị trường đạt được những hợp đồng có giá trị lớn hơn. Thường bắt đầu từ những HĐ có giá trị lớn như vậy đều được sự quản lý chặt chẽ của giám đốc Nguyễn Văn Duy. Số lượng các hợp đồng tăng dần là kết quả đáng tự hào của GIAFOOD.
HĐ có giá trị 5 tỷ đến 8 tỷ VNĐ cho đến nay là những hợp đồng có giá trị lớn nhất. Từ năm 2009 công ty chưa ký kết được hợp đồng nào nhưng đến năm 2011 công ty đã ký kết thành công 3 HĐ. Đây là thành tựu lớn phải kể đến trong hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian qua.
Một số hợp đồng ký kết tiêu biểu đã đạt thành công và mang lại sự tăng trưởng doanh thu lớn cho công ty:
Bảng 15: Một số hợp đồng ký kết có giá trị trên 6 tỷ VNĐ
Đơn vị: tỷ VN đồng
Các công ty ký kết HĐ với GIAFOOD Giá trị hợp đồng
Shanghai Fuxin Fine chemical Co.ltd 7,358
NITTA Nhật 7,179
Dextrose Monohydrate (Zhucheng Dongxiao Biotechnology Co.,ltd).
6,427
Nguồn: Phòng thu mua
2.6.2.Hạn chế
Thứ nhất, quy trình hoạt động của quá trình nhập khẩu còn bị động, các bộ phận làm việc chưa thực sự linh hoạt và ăn ý, chậm trễ trong một vài khâu. Trên thực tế, công tác kiểm tra đánh giá hay nghiên cứu nhà cung cấp mang tính chất qua loa, thực hiện cho đủ và việc kiểm tra khó nắm bắt khi không biết rõ công việc đang tiến triển đến đâu. Mọi vấn đề gặp phải nhân viên thường ỷ nại trông chờ vào sự chỉ đạo
của ban giám đốc, thiếu sự linh hoạt sáng tạo trong việc xử lý công việc. Các phòng ban làm việc không gắn kết, thường căn cứ vào lợi ích trong nội bộ văn phòng để thực hiện công việc.
Thứ hai, hoạt động phát triển thị trường còn hạn chế ở khâu maketing, giới thiệu
nguồn hàng cho khách hàng, tìm kiếm khách hàng, đối tác làm việc. Các mối quan hệ của GIAFOOD chủ yếu là qua mối quan hệ có từ lâu, quen biết giữa các bạn hàng. Công ty chủ yếu dựa trên sự tín nhiệm của các mối quan hệ từ trước, nhờ giới thiệu trực tiếp để có các bạn hàng mới. Đây là cách thức được sử dụng hiệu quả trong giai đoạn đầu nhưng đã đến lúc công ty mở rộng cách thức phát triển mối quan hệ qua nhiều kênh thông tin khác nhau để tiếp cận với khách hàng và bạn hàng nhanh chóng hơn. Trước đây công ty coi lĩnh vực kinh doanh chỉ cần tập trung vào nhà sản xuất nên sử dụng chủ yếu liên hệ trực tiếp với người trong công ty mà không coi trọng việc quảng bá hình ảnh công ty qua phương tiện thông tin đại chúng. Điều này dẫn đến thiếu sót trong việc tạo dựng hình ảnh công ty, khiến công ty trở nên mờ nhạt như hàng loạt công ty nhỏ khác trên thị trường. Cụ thể, mặc dù đã tham gia thị trường 5 năm nếu ngẫu nhiên tìm kiếm thông tin công ty cung cấp nguyên liệu thực phẩm, ta không thể tìm thấy thông tin cụ thể của công ty hay nếu có cũng chỉ là mẩu tin quảng cáo trên một trang web đại trà phần nào làm cho người xem sự đánh giá thấp hơn thực tế về giá trị công ty.
Thứ ba, vấn đề vận chuyển hàng hóa còn phụ thuộc vào nhà cung cấp. Số lượng
hợp đồng CF, nghĩa là giao hàng về tận bến cảng trong nước chiếm 96% là một cản trở cho sự phát triển mối quan hệ của việc hợp tác với nhà cung cấp. Bởi không phải nhà cung cấp nào cũng sẵn sàng cho việc giao hàng tận bến Hải Phòng Việt Nam. Đây là biện pháp an toàn cho công ty nhưng sẽ tăng thêm chi phí tiền hàng đầu vào thực chất là chi phí vận chuyển mà công ty phải giải quyết. Việc này làm GIAFOOD sẽ bị động trong việc giao nhận hàng.
Thứ tư, Số lượng hợp đồng có giá trị lớn không nhiều. Xuất phát từ doanh nghiệp
có số vốn nhỏ nên các hợp đồng của công ty ban đầu có giá trị thấp. Sau một thời gian phát triển doanh thu tăng vọt là do số lượng hợp đồng nhiều hơn lên rất nhiều nhưng giá trị các của mỗi hợp đồng tăng chưa cao. Vì vậy, khi chia nhỏ ra nhiều hợp đồng có giá trị nhỏ, GIAFOOD sẽ mất nhiều chi phí cho tổng các hợp đồng hơn là đạt được một số lượng các hợp đồng ít đi nhưng có giá trị cao.
Thứ năm, tỉ lệ hợp đồng nhập khẩu trực tiếp chưa cao, hợp đồng nhận ủy thác chưa có trong khi đa số là hợp đồng ủy thác. Việc này thể hiện sự non nớt về mặt kinh
nghiệm thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty trong đội ngũ nhân viên. Công ty mất khoản chi phí lớn cho bên trung gian nhập khẩu, lợi nhuận thu được sẽ giảm và sẽ mất rất nhiều thời gian để công ty có thể nhận ủy thác trở thành công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực nhập khẩu
Thứ sáu, bị động trong quá trình tìm mua hàng hóa, đối tác. Hiện nay những công
ty đang làm việc với GIAFOOD đều là những công ty đã từng làm việc hay được giới thiệu qua quen biết qua lại. Để có một kế hoạch phát triển thực sự tiếp cận với nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm danh tiếng hơn trên thế giới công ty chưa có kế hoạch hay ý tưởng rõ ràng. Đây là mục tiêu mà rất nhiều công ty tư nhân như GIAFOOD hướng đến. Có một chỗ dựa vững chắc, uy tín là công cụ tốt nhất để công ty nâng cao uy tín, từ đó phát triển công ty.
Thứ bảy, trong quá trình nhập khẩu công ty vẫn gặp phải khó khăn trong khâu thanh toán đối với những hợp động nhập khẩu có giá trị vào loại lớn, đặc biệt các
hợp đồng nhập khẩu được thanh toán bằng phương thức TT trả trước mặc dù GIAFOOD hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, là thiết yếu cho cuộc sống nên đã có được sự ưu ái đãi ngộ về vay vốn cho các ngân hàng. Trong thời gian tới, việc ký kết những hợp đồng lớn là mục tiêu của công ty nên vấn đề này là hạn chế trước mắt mà công ty cần giải quyết để có sự chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển của công ty.
Thứ tám, bước chuyển giao giấy tờ khi làm việc với cơ quan Hải quan của công ty diễn ra chậm và thiếu tính đồng nhất. Việc này gây kéo dài thời gian giao hàng cho
khách hàng, việc thực hiện hợp đồng chậm trễ, chu kỳ quay vòng vốn của công ty bị kéo dài khi liên tiếp các hợp đồng bị kéo dài về mặt thời gian. Thời gian là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tính cạnh tranh cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói chung. Vì vậy, việc công ty chậm trễ về mặt thời gian sẽ làm giảm bớt khả năng cạnh tranh cho công ty.
2.6.3.Nguyên nhân