Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu luận văn quản trị thương mại quốc tế Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH TM&SX Giang Hoài.DOC (Trang 38)

Môi trường kinh tế của một quốc gia có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự phát triển của một công ty. Kinh tế phát triển mang lại nhiều thuận lợi, cơ hội cho doanh nghiệp nhưng kinh tế khủng hoảng sẽ kéo theo sự khó khăn, trở ngại để công ty phát triển. Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có những đặc điểm sau:

 Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây giảm sút mạnh. Tăng

trưởng GDP đã giảm tử 6,8 % trong năm 2010- xuống còn 5,89% năm 2011 và tiếp tục giảm xuống mức 4% trong quý I 2012 thấp hơn so với kế hoạch mặc dù so với thế giới đây vẫn là mức tăng trưởng cao. trong năm 2011 Việt Nam vẫn đang tiếp tục đối diện với những bất ổn vĩ mô kéo dài, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào đầu năm 2007. Kinh tế thế giới năm 2012 chưa thấy được xu hướng phục hồi khi những diễn biến bất lợi đã diễn ra ở hầu hết tất cả các nước và châu lục. (Nguồn: Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012, Ủy ban

Kinh tế của Quốc hội)

 Lạm phát so với cùng kỳ đã giảm trong chín tháng liên tiếp từ đỉnh

điểm 23% hồi tháng 8/2011 xuống còn 8,3% vào tháng 5 năm 2012 và ở mức thấp hơn nữa trong năm 2013 là điều kiện hết sức cần thiết để kinh tế vĩ mô có thể ổn định bền vững.

 Năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2011 bị tụt 6 bậc so với năm

2010. Trong đó, chỉ số đổi mới và độ tinh vi trong kinh doanh của nước ta tụt hạng mạnh nhất, đứng thứ 53 năm 2010 nhưng lùi xuống thứ 75 năm 2011. Chỉ số này

phản ánh chất lượng của mạng lưới kinh doanh, công nghiệp hỗ trợ, chất lượng điều hành và chiến lược của các doanh nghiệp,... Chỉ số nâng cao hiệu quả cũng sụt giảm mạnh: từ vị trí thứ 57 trong danh sách các nước xếp hạng xuống vị trí thứ 66.

( Nguồn: WEF (2011), The Global Competitiveness Report 2011-2012, World

Economic Forum)

 Trong Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 là

“Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2010, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế”

Nguồn: Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 của chính phủ

Nhìn chung nền kinh tế Việt Nam giai đoạn vừa qua đã suy giảm rất nhiều, hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ liên tiếp phá sản vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho công ty tư nhân nhỏ như GIAFOOD. Tuy nhiên vẫn đứng vững cho đến ngày nay đã khẳng định bản lĩnh và hướng đi đúng đắn củacông ty .

Lĩnh vực thực phẩm là lĩnh vực thiết yếu của cuộc sống con người, đặc biệt xu hướng người Việt Nam ngày nay đầu tư lớn đến thực phẩm tăng cường dưỡng chất ngoài các bữa ăn như bánh, kẹo, sữa,… là các chất có hàm lượng chất béo, canxi cao. Vì thế, mặc dù kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung gặp nhiều khó khăn trong những năm vừa qua nhưng so với các lĩnh vực khác, thực phẩm vẫn luôn giữ tốc độ tăng trưởng khá cao. Đây là đặc điểm tạo cơ hội lớn cho các công ty trong lĩnh vực thực phẩm phát triển.

Thêm vào đó, hầu hết các nguyên liệu phụ gia dùng sản xuất các mặt hàng thực phẩm như bánh kẹo, kem, sữa,… Việt Nam phải nhập khẩu. Trong khi GIAFOOD là công ty chuyên cung cấp mặt hàng này tạo cầu nối cho các nhà sản xuất trong nước và các nhà cung cấp mặt hàng nước ngoài. Từ thực trạng này cho thấy ngành nghề GIAFOOD tham gia hợp với xu thế phát triển của Việt Nam và thiết yếu trong đời sống xã hội. Hàng loạt các công ty lớn có số vốn nghìn tỷ trên cả nước như Vinaline, Vinashin tuyên bố phá sản hay thị trường bất động sản đóng băng trong vòng một năm qua ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề giải quyết nợ xấu của các ngân hàng. Ngân hàng chuyển các đối tượng cho vay vốn sang các doanh nghiệp vừa và

nhỏ, kinh doanh trong các lĩnh vực thiết yếu được nhà nước khuyến khích như bánh kẹo, đường sữa… Vì vậy là một trong công ty tham gia vào thị trường thực phẩm, trong giai đoạn này công ty đang được ưu tiên về chính sách, lãi suất, định giá đối với các ngân hàng

Nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thời gian qua bị ảnh hưởng do đó tác động đến toàn bộ các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp, tuy nhiên do đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường đồng thời thực hiện các biện pháp tiết kiệm, cắt giảm các chi phí không cần thiết, GIAFOOD đã thể hiện được khả năng chống chọi với cạnh tranh cũng như các yếu tố vĩ mô tác động vào doanh nghiệp đồng thời vẫn định hướng rõ ràng các mục tiêu và định hướng đã đề ra cho các bước phát triển tiếp theo.

Thời kỳ khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp phải vận động không ngừng để tồn tại và phát triển, đồng thời quy luật đào thải cũng loại bỏ những doanh nghiệp ốm yếu, sức cạnh tranh kém ra khỏi thị trường. Đó cũng là thuận lợi để loại bỏ được một số đối thủ kinh doanh cùng ngành nghề của GIAFOOD ra khỏi thị trường cạnh tranh khốc liệt này.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị thương mại quốc tế Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại công ty TNHH TM&SX Giang Hoài.DOC (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w