Tình hình nghiên cứu ngoài n−ớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gíá trị dinh dưỡng của thức ăn bổ sung dạng khô từ phụ phẩm tôm lên men cho gia súc nhai lại (Trang 45)

3 B, C OB

1.2.2.Tình hình nghiên cứu ngoài n−ớc

Việc chế biến, bảo quản và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm gia súc, phụ phẩm thuỷ hải sản làm thức ăn chăn nuôi bằng ph−ơng pháp làm giảm độ pH đã đ−ợc nghiên cứu từ rất sớm. Các ph−ơng pháp sử dụng để bảo quản phụ phẩm là việc bổ sung vào trong đó các loại axít vô cơ hay hữu cơ và ph−ơng pháp sinh học.

Ph−ơng pháp hoá học đ−ợc sử dụng đầu tiên ở Phần Lan năm 1920 bởi A. I. Virtanen (dẫn theo Raa and Gilderg, 1982) [97], ông đã xử lý thức ăn thô xanh bằng hỗn hợp axít Sulfuric và axit Chlohydric. Ph−ơng pháp này đ−ợc phát triển bởi Edin vào những năm 1930 để bảo quản các dạng phụ phẩm cá ở trạng thái −ớt (Edin, 1940) [43]. Với ph−ơng pháp này, cá ủ chua đ−ợc sản xuất trên quy mô công nghiệp tại Đan Mạch năm 1948 và sau đó 3 năm, mỗi năm n−ớc này sản xuất khoảng 15.000 tấn tại 14 cơ sở chế biến thuỷ hải sản (Petersen, 1951) [94]. Việc sử dụng các axit vô cơ này đã làm cho sản phẩm bảo quản quá chua, pH có thể giảm tới 2, do đó đã gây trở ngại khi cho gia súc ăn. Vì vậy các axit hữu cơ nh− axít propionic, axít formic, axít axetic đã đ−ợc nghiên cứu và ứng dụng. Các nhà khoa học Na Uy đã nghiên cứu tìm ra tỷ lệ 1,5% hỗn hợp axít (axít formic và axít propionic theo

tỷ lệ pha trộn 1:1) bổ sung vào cá ủ chua và đã làm giảm pH ≤4 - 4,5; bằng cách này hàng năm họ đã sản xuất đ−ợc 40.000 - 60.000 tấn các dạng phụ phẩm cá ủ chua (Jangaard, 1991) [60]. Tại các n−ớc Bắc Âu và Ba Lan hàng năm sản xuất đ−ợc 120.000 tấn (Arasson, 1994) [26]. Tuy nhiên, nh−ợc điểm của ph−ơng pháp hoá học này là giá thành sản phẩm cao do phải chi phí thiết bị nh−: axít, các dụng cụ chịu axít...

Hiện nay, ph−ơng pháp đ−ợc ứng dụng phổ biến và tiện lợi hơn là sử dụng ph−ơng pháp sinh học (sản sinh axít lactic nhờ hoạt động phân giải đ−ờng của vi khuẩn). Ưu điểm chủ yếu của sự lên men là sự sản sinh axít lactic, axít propionic và giảm chi phí hơn so với việc xử dụng các axít vô cơ để làm chua. Lợi ích đặc biệt khi áp dụng bổ sung cho các loại thức ăn thô nh−: cỏ, cây họ đậu…có hàm l−ợng đ−ờng hoà tan thấp là làm tăng l−ợng chất khô (DM), axít lactic, làm giảm độ pH và mức amoniac trong ủ chua (McDonald, 1981) [72].

Kompiang, Darwanto and Arifuddin (1979) [64] đã nghiên cứu thử nghiệm sử dụng cá lên men nuôi gà và cho rằng thức ăn lên men có giá trị không thấp hơn thức ăn ủ chua đ−ợc sản xuất theo các ph−ơng pháp khác. Gohl (1998) [50] nghiên cứu và kết luận bổ sung phụ phẩm tôm ủ chua cho lợn giới hạn 5% trong khẩu phần. Cuộc thử nghiệm cá ủ chua cho bê cai sữa sớm sau 3 tuần tuổi đ−ợc tiến hành bởi Winter (1978) [119], ông dã thử nghiệm với các khẩu phần là bổ sung bột đỗ t−ơng, thóc trộn với cá ủ theo tỷ lệ 2:1 và thóc trộn với cá ủ theo tỷ lệ 4:3 cho các lô khác nhau trong 10 tuần, kết quả cho thấy trong tỷ lệ tăng khối l−ợng và thu nhận thức ăn giữa các lô là t−ơng đ−ơng nhau, ông kết luận là cá ủ chua có thể sử dụng nh− một nguồn thức ăn bổ sung protein cho bê. Kjos (1994) [63] tiến hành bổ sung 6% phụ phẩm cá lên men trong khẩu phần bò sữa và 60g mỡ cá/bò/ngày, kết quả cho thấy khẩu phần không ảnh h−ởng đến sản l−ợng sữa và chất l−ợng sữa.

Chơng 2

đối tợng, nội dung và phơng pháp nghiên cứu

2.1. Đối t−ợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gíá trị dinh dưỡng của thức ăn bổ sung dạng khô từ phụ phẩm tôm lên men cho gia súc nhai lại (Trang 45)