Hoà tan nitơ in vitro (in vitro nitrogen solubility)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gíá trị dinh dưỡng của thức ăn bổ sung dạng khô từ phụ phẩm tôm lên men cho gia súc nhai lại (Trang 39)

3 B, C OB

1.1.4.3.hoà tan nitơ in vitro (in vitro nitrogen solubility)

Độ hoà tan nitơ in vitro của các protein thức ăn đ−ợc định nghĩa là phần nitơ trong tổng số nitơ của nguồn protein đ−ợc hoà tan trong một dung môi, sau khi ủ trong những điều kiện tiêu chuẩn về thời gian, nhiệt độ và độ pH. Độ hoà tan nitơ in vitro đ−ợc dùng để dự đoán tiềm năng phân giải của nguồn protein đó trong dạ cỏ (Waldo và Goering, 1979) [113]. Protein hoà tan đ−ợc trong một dung môi nào đó có thể hoặc không thể hoà tan đ−ợc trong dạ cỏ hoặc các dịch tiêu hoá, vì vậy lựa chọn dung môi là vấn đề quan trọng cơ bản của ph−ơng pháp. Độ hoà tan nitơ in vitro của protein chịu ảnh h−ởng của một số yếu tố nh−: loại dung môi sử dụng, độ pH và hàm l−ợng protein của thức ăn (Waldo và Goering, 1979) [113].

Độ hoà tan nitơ in vitro của protein biến động giữa các loại thức ăn và chịu ảnh h−ởng của các dung môi sử dụng (Zinn và cộng sự., 1981) [121]. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy độ hoà tan nitơ in vitro của cùng một loại thức ăn thay đổi tuỳ theo dung môi sử dụng (Crawdford và cộng sự, 1978) [41]. Thành phần hoá học của dung môi, độ pH của chúng, độ mạnh ion, cấu trúc lý học và loại nitơ có trong thức ăn (vô cơ, hữu cơ...) là những nhân tố chủ yếu tạo nên sự khác nhau về độ hoà tan nitơ in vitro (Krishnamoorthy và cộng sự., 1982) [65].

Sự t−ơng tác giữa pH và nguồn protein cũng có ảnh h−ởng đến độ hoà tan nitơ in vitro của protein thức ăn. Mức pH tối −u cho việc xác định độ hoà tan nitơ khoảng từ 6 - 7, gần t−ơng ứng với mức pH bình th−ờng trong dạ cỏ. Độ mạnh ion của dung môi có thể cũng có ảnh h−ởng đến độ hoà tan nitơ in

vitro của protein (Wohlt và cộng sự., 1973) [120]. Độ hoà tan nitơ in vitro có thể thay đổi khi thay đổi hàm l−ợng nitơ của mẫu thức ăn cho vào dung môi sử dụng. Nồng độ nitơ dao động trong khoảng 25 - 400 mg nitơ/100 ml là nồng độ thích hợp để xác định độ hoà tan nitơ in vitro của thức ăn protein (Djajanegara, 1979) [42].

Gần đây, các kết quả nghiên cứu cho thấy bất kỳ một protein hoà tan nào cũng có thể bị phân giải hoặc nhanh hoặc chậm trong dạ cỏ và chính vì vậy, độ hoà tan nitơ in vitro không thể đ−ợc coi là một chỉ tiêu có độ tin cậy cao để chẩn đoán phân giải protein (Stern và cộng sự., 1997) [106]. Theo Stern và Hoover (1979) [105], mối t−ơng quan rất thấp (0,26) giữa độ hoà tan nitơ in vitro và phân giải protein in vivo của 34 khẩu phần chứa các nguồn protein khác nhau. Các tác giả này cũng không thấy có t−ơng quan giữa (r=0,02) độ hoà tan nitơ in vitro và nitơ phi amoniac đ−ợc đi tới tá tràng.

Tóm lại, độ hoà tan nitơ in vitro nên sử dụng nh− là một công cụ để đánh giá phân giải protein của các mẫu thức ăn khác nhau trong cùng một loại thức ăn hơn là công cụ để đánh giá phân giải protein của các loại thức ăn khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gíá trị dinh dưỡng của thức ăn bổ sung dạng khô từ phụ phẩm tôm lên men cho gia súc nhai lại (Trang 39)