Phân tích sự ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu, sản phẩm lên

Một phần của tài liệu Chiến lược thu hút và phát triển nhân lực tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - Công ty TNHH MTV Lọc Hoá dầu Bình Sơn (Trang 55)

tình hình sản xuất hiện tại

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 1 Nhà máy và 5 dự án LHD đã đƣợc phê duyệt chủ trƣơng:

- Dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) có vốn đầu tƣ 9 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm.

- Dự án Nhà máy Nam Vân Phong (Khánh Hòa) có vốn đầu tƣ 2 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm.

- Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) với vốn đầu tƣ hơn 3 tỷ USD, công suất 6,4 triệu tấn dầu thô/năm.

- Dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô (Phú Yên) có vốn đầu tƣ 3,18 tỷ USD, công suất 8 triệu tấn dầu thô/năm.

- Dự án Nhà máy lọc dầu Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu) có vốn đầu tƣ 4,5 tỷ USD, công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm.

- Dự án Nhà máy lọc dầu Nhơn Hội (Bình Định), do Tập đoàn dầu khí PTT của Thái Lan đầu tƣ khoảng 22 tỷ USD.

Nếu chỉ xét đến nhu cầu tiêu dùng ở thị trƣờng Việt Nam thì các dự án nói trên đã vƣợt quá xa, tuy nhiên, trong bối cảnh cung vƣợt cầu sẽ tạo đƣợc cạnh tranh về giá bán, cũng nhƣ chất lƣợng, từ đó sẽ đem lại lợi ích thực sự cho ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, các dự án LHD còn đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, tạo việc làm cho nhiều lao động, đóng góp vào ngân sách rất lớn; làm cho nền công nghiệp Việt Nam khởi sắc. Điều này sẽ mang lại nhiều thách thức cho chính Công ty nhƣ:

- Phải có công nghệ LHD hiện đại cho nhiều loại dầu khác nhau nhằm cho ra sản phẩm chất lƣợng.

- Có nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào phong phú, ổn định và giá thành rẻ. - Hệ thống quản lý gọn nhẹ, hoàn hảo nhằm tối ƣu chi phí đầu tƣ và chi phí sản xuất nhằm làm giảm giá thành sản phẩm.

- Có lực lƣợng lao động và công nhân KT lành nghề, hiệu xuất lao động cao và đƣợc đào tạo nâng cao thƣờng xuyên.

Trong giai đoạn từ khi đi vào sản xuất sản phẩm thƣơng mại đến thời điểm hiện tại, Công ty không có đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, theo lộ trình hoàn thiện đi vào sản xuất thƣơng mại của 2 dự án LHD khác là Nghi Sơn và Vũng Rô thì sẽ xuất hiện sự cạnh tranh rất khốc liệt. Trong giai đoạn 2017 – 2020, Công ty sẽ đối mặt với sự cạnh tranh từ các dự án về thu hút NNL, thị trƣờng sản phẩm đầu ra trong nƣớc và xuất khẩu, chất lƣợng sản phẩm, an toàn và bảo vệ môi trƣờng. Cụ thể: - Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sẽ đi vào sản xuất sản phẩm thƣơng mại vào năm

2017. Quy mô Nhà máy:

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

 Tổng vốn đầu tƣ 9 tỷ USD;  Công suất 10 triệu tấn/năm;

 Nguồn nguyên liệu dầu trộn VRP, dầu nhẹ Ả rập ổn định nhập khẩu từ Trung Đông, có thể lọc đƣợc dầu chua dầu nặng;

 Các sản phẩm chính sẽ bao gồm: Khí hóa lỏng LPG: 32 nghìn tấn/năm; Xăng RON 92: 1.131 nghìn tấn/năm; Xăng RON 95: 1.131 nghìn tấn/năm; Nhiên liệu phản lực: 580 nghìn tấn/năm; Diesel cao cấp: 2.161 nghìn tấn/năm; Diesel thƣờng: 1.441 nghìn tấn/năm; Paraxylene: 670 nghìn tấn/năm; Benzene: 238 nghìn tấn/năm; Polypropylene: 366 nghìn tấn/năm; Lƣu huỳnh rắn: 244 nghìn tấn/năm;

 Dự kiến đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cả nƣớc;  Sản phẩm sản xuất ra đạt chuẩn Euro 4;

 Tổng số lao động cần thiết cho khu liên hợp 1.500 lao động.

- Nhà máy lọc dầu Vũng Rô sẽ đi vào sản xuất sản phẩm thƣơng mại vào năm 2018. Quy mô Nhà máy:

 Tổng vốn đầu tƣ 3,18 tỷ USD;  Công suất 8 triệu tấn/năm;

 Nguồn nguyên liệu dầu thô ổn định nhập khẩu từ Kuwait, có thể lọc đƣợc dầu chua dầu nặng;

 Các sản phẩm chính sẽ bao gồm: Xăng RON 92: 487 nghìn tấn/năm, xăng RON 95: 1.559 nghìn tấn/năm, nhiên liệu phản lực: 325 nghìn tấn/năm, diesel: 2.295 nghìn tấn/năm, LPG: 90 nghìn tấn/năm,...

 Dự kiến đáp ứng khoảng 35% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cả nƣớc;  Sản phẩm sản xuất ra đạt chuẩn Euro 5;

 Tổng số lao động cần thiết cho khu liên hợp 1.300 lao động

Nhƣ vậy, Công ty đứng trƣớc áp lực cạnh tranh về chất lƣợng sản phẩm, công nghệ sản xuất, “chảy máu chất xám”, nguồn nguyên liệu đầu vào, tính khép kín chuỗi cung ứng... Những bất cập và khó khăn mà Công ty sẽ phải đƣơng đầu trong giai đoạn này là:

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

- Chất lƣợng xăng dầu của Công ty đƣợc thiết kế đạt chuẩn Euro 2 trong khi đó hai khu LHLHD đối thủ có sản phẩm đạt tiêu chuẩn Euro 4 và 5. Các Nhà máy đƣợc xây dựng sau sẽ sử dụng KT và công nghệ hiện đại, có các sản phẩm phù hợp hơn, cơ chế vận hành gọn nhẹ và hiệu quả. Điều này dẫn đến năng suất lao động cao và hiệu quả SXKD sẽ tốt hơn Công ty.

-Nhà máy lọc dầu Dung Quất đƣợc thiết kế dựa trên nguồn nguyên liệu đầu vào từ mỏ Bạch Hổ (dầu ngọt). Tuy nhiên, hiện nay dầu Bạch Hổ không còn cung cấp đủ nên Công ty buộc phải tìm các nguồn dầu thô nhập khẩu (có tính chất khác với dầu Bạch Hổ) để thay thế. Hai đối thủ cạnh tranh có công nghệ lọc dầu cho cả hai loại dầu ngọt, dầu chua và dầu nặng. Giá dầu thô chua rẻ hơn dầu ngọt, thông thƣờng các Nhà máy lọc dầu chua trên thế giới bỏ ra chi phí từ 80-90% tổng chi phí. Trong khi đó Công ty đang tính chi phí dầu thô chiếm 96% tổng chi phí. Do đó, lợi nhuận sẽ giảm đáng kể vì giá nguyên liệu đầu vào quá cao nhƣ vậy, sản phẩm bán ra khó cạnh tranh với các Nhà máy khác.

-Việc không tƣơng thích hoàn toàn giữa công nghệ và thiết bị hiện có với nguồn nguyên liệu đầu vào bị thay đổi có thể dẫn đến chất lƣợng sản phẩm đầu ra khó đảm bảo yêu cầu, nguy cơ gây hỏng hóc thiết bị cao, chi phí sản xuất gia tăng và cuối cùng là hiệu quả SXKD giảm. Điều này buộc phải cân nhắc đến phƣơng án nâng cấp mở rộng Nhà máy để phù hợp hơn với nguồn nguyên liệu đầu vào đa dạng, tạo một số sản phẩm mới (hóa dầu) có mức lợi nhuận cao hơn và tăng quy mô công suất để tăng hiệu quả SXKD.

- Xét vào thời điểm hiện tại thì Công ty chƣa hƣớng đến chiều sâu là hóa dầu. Đây là điều trở ngại rất lớn của Công ty khi mà các dự án LHD Nghi Sơn, Vũng Rô có định hƣớng ngay từ ban đầu cho một tổ hợp khép kín LHD. Bởi vì, ngoài lọc dầu cho các sản phẩm xăng dầu là chủ yếu thì hóa dầu là biến dầu thành nhiều sản phẩm khác nhau để có chuỗi giá trị thực sự. Từ chuỗi giá trị đó sẽ làm cho hoạt động của một dự án không bao giờ bị lỗ, thậm chí còn đem lại siêu lợi nhuận. Không những vậy, còn đem lại lợi thế lớn cho quốc gia là làm chủ đƣợc một công nghệ tạo ra sản phẩm cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng thế giới. Song song với đó, từ hóa dầu sẽ cho

Formatted: Vietnamese (Vietnam)

ra sản phẩm nhựa đƣờng thay thế việc phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Do đó, khi các NMLHD Dung Quất, Nghi Sơn, Vũng Rô… đi vào hoạt động thì Việt Nam sẽ không phải nhập khẩu nhựa đƣờng mà còn dƣ thừa để xuất khẩu. Bên cạnh đó, từ dầu thô còn sản xuất ra hạt polyme tổng hợp, các loại nhựa cao cấp, sợi tổng hợp… những sản phẩm mà hiện nay Việt Nam phải nhập khẩu hoàn toàn.

- NMLHD Nghi Sơn và Vũng Rô có cơ chế điều hành và đãi ngộ theo mô hình của tƣ bản phát triển. Họ sẽ thu hút một lực lƣợng lao động có trình độ và chuyên môn cao ngay tại Công ty. NMLHD Nghi Sơn tuyển dụng lao động trình độ cao với chế độ rất hấp dẫn. Đơn cử, vị trí kỹ sƣ có kinh nghiệm 5 năm trở lên trong lĩnh vực hóa dầu có mức thu nhập khoảng trên 1.000 USD/tháng; vị trí giám sát thu nhập khoảng 2.000 -3.000 USD/tháng. Thu nhập cao nhất thuộc về vị trí chuyên gia, trên 5.000 USD/tháng. Trong khi cơ chế của Công ty chƣa thực sự đủ mạnh để giữ các vị trí nhân sự có chất lƣợng cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Định biên lao động mà hai dự án LHD Nghi Sơn và Vũng Rô là khoảng 2.800 ngƣời, nếu không có kế hoạch chuẩn bị tốt thì thị trƣờng lao động của VN sẽ thiếu hụt lao động, đặc biệt lao động chất lƣợng cao về lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Chiến lược thu hút và phát triển nhân lực tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - Công ty TNHH MTV Lọc Hoá dầu Bình Sơn (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)