Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật CCN

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 36)

Để thu hút đầu tư vào xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại CCN, UBND huyện Điện Bàn đã thực hiện thu hút đầu tư theo các chủ trương thu hút dầu tư của UBND tỉnh Quảng Nam. Tỉnh đã đánh giá các chính sách thu hút dầu tư vào xây dựng hạ tầng kỹ

thuật có vai đặc biệt quan trọng trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư vào CCN. Xuất phát từ thực trạng thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh và để tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành quy chế quản lý và ưu đãi đầu tư vào CCN trên địa bàn tỉnh. Theo quy chế này thì các việc đầu tư vào CCN trên địa bàn huyện sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi sau:

Thứ nhất, UBND tỉnh sẽ phê duyệt quy hoạch phát triển CCN, quy hoạch chi tiết

xây dựng, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các CCN có quy mô diện tích từ 15 ha trở lên và mức hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cho CCN ở các địa phương không quá 10 tỷ đồng/ 1 cụm. Trường hợp CCN có diện tích lớn hơn 30 ha thì tùy theo điều kiện cụ thể thích hợp, UBND tỉnh có thể xét duyệt mức hỗ trợ cao hơn và tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 20 tỷ đồng/ 1 cụm. Đối với các huyện/thành phố đồng bằng, CCN có diện tích dưới 5ha thì không hỗ trợ vốn đầu tư hạ tầng. Và mỗi địa phương chỉ được hỗ trợ 1 CCN, sau khi thu hút đầu tư lấp đầy 80% CCN đó thì mới được hỗ trợ CCN tiếp theo.

Thứ hai, về mặt bằng đầu tư thì các nhà đầu tư, doanh nghiệp được thuê đất để

thực hiện dự án đầu tư với thời gian 50 năm và được gia hạn thêm 20 năm nếu có nhu cầu. Đối với các dự án đầu tư vào CCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, nhưng chưa có kết cấu hạ tầng thì được hỗ trợ 100% chi phí giải phóng mặt bằng.

Thứ ba là các nhà đầu tư vào CCN sẽ được hỗ trợ chi phí đào tạo lao động đạt

tiêu chuẩn bậc 2 đối với lao động là người có hộ khẩu thuộc vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam, được tuyển dụng lần đầu tiên tại doanh nghiệp có đóng BHXH và có hợp đồng dài hạn. Mức hỗ trợ theo tỉ lệ phần trăm chi phí đào tạo tương ứng của cơ sở đào tạo nghề của tỉnh Quảng Nam.

Thứ tư là riêng đối với các CCN thuộc các huyện miền núi của tỉnh, ngoài các

chính sách ưu đãi chung cho các CCN, sẽ được miễn phí sử dụng hạ tầng kỹ thuật CCN trong thời gian 5 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động.

Với các chính sách ưu đãi như trên, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của CCN như: đường giao thông, hệ thống điện, hệ thông cấp nước….của các CCN đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Đến tháng 2/2012, trong tổng số 11 CCN đang hoạt động trên địa bàn huyện thì có 6 CCN là đầu tư hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh đó là CCN Trảng Nhật 2,

CCN An Lưu, CCN Cẩm Sơn, CCN Vân Ly, CCN Nam Dương, CCN-TM-DV Bích Bắc; 5 CCN đang xây dựng và 1 CCN mới ở khâu san lấp mặt bằng là CCN Bồ Mưng.

Từ bảng số liệu về quy mô phân bố của các CCN trên địa bàn huyện cho thấy các CCN có tỷ lệ xây dựng kết cấu hạ tầng cao nhất là CCN Vân Ly, CCN Bồ Mưng, CCN- TM-DV Bích Bắc đều đạt tỷ lệ đất đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật đều đạt 100% diện tích đất công nghiệp. Nhưng chúng ta nhận thấy các CCN này đều là các CCN nhỏ diện tích dưới 3 ha. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi các CCN có diện tích nhỏ dễ lấp đầy, dễ đầu tư kết cấu hạ tầng hơn các CCN khác.

Biều đồ 2.1: Diện tích đất QHSX và tỷ lệ đầu tư hạ tầng kỹ thuật của các CCN tính đến tháng 2/2012

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của các CCN trên địa bàn huyện Điện Bàn tính đến ngày 3/2/2012, phòng Kinh tế và kết cấu hạ tầng huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.)

Về tình hình huy động vốn xây dựng của các doanh nghiệp đầu tư vào các CCN trên địa bàn huyện tính đến tháng 22/2012

Bảng 2.5: Tình hình thu hút vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở các CCN trên địa bàn huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam tính đến tháng 3 năm 2012

STT Tên CCN Vốn xây dựng hạ tầng Vốn xây dựng hạ tầng theo dự án(triệu đồng) Vốn đã thực hiện (triệu đồng) Tỷ lệ vốn đã thực hiện (%) 1 CCN Trảng Nhật 1 567,603 566,981 99.89 2 CCN Trảng Nhật 2 35,200 35,200 100 3 CCN Thương Tín 1 736 585.5 79.55 4 CCN Thương Tín 2 29,101 0 0 5 CCN An Lưu 45,027 45,027 100 6 CCN Cẩm Sơn 27,000 27,000 100 7 CCN Vân Ly 72,000 72,000 100 8 CCN Bồ Mưng 33,100 0 0 9 CCN Nam Dương 15,000 15,000 100 10 CCN Đông Khương 2500 0 0 11 CCN-TM-DV BíchBắc 7,000 0 0 Tổng 1,265,826 761,793.5 60,18

(Nguồn: số liệu điều tra của tác giả.)

Bảng số liệu trên thấy, CCN Trảng Nhật là CCN thu hút được lượng vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật cao nhất so với các CCN còn lại, thu hút được 567.603 triệu đồng chiếm 44,84% nguồn vốn đầu tư vào các CCN trên toàn huyện và tỷ lệ vốn thực hiện đạt 99,89%. Đối với các CCN An Lưu, Cẩm Sơn, Vân Ly, Trảng Nhật 2, Nam Dương thì tỷ lệ vốn thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật là 100%. Có thể nói các CCN đã hoàn thành xong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đã đi vào ổn định sản xuất. Các CCN có tỷ lệ vốn thực hiện cao đều là các CCN được thành lập từ rất sớm, nằm trong các khu vực là không gian đô thị mà huyện xác định phải đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, có vị trí đặc biệt quan trọng như không gian đô thị 3 xã vùng cát (Điện Nam-Điện Dương-Điện Ngọc) hay không gian đô thị trung tâm của huyện. Có thể nói để thực hiện mục tiêu trở thành thị xã vào năm 2015 thì UBND huyện xem việc thu hút đầu tư lấp đầy các CCN là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển KT-XH của toàn huyện.

Mặt khác, thực tế cho thấy các CCN có tỷ lệ vốn đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng CCN đạt 100% đều là các CCN có số lượng doanh nghiệp hoạt động ít (từ 5 doanh nghiệp trở xuống), có CCN chỉ có 1 doanh nghiệp dầu tư như CCN Thương Tín2, CCN Vân Ly, CCN Nam Dương, CCN Đông Khương và CCN Bích Bắc. Trong 11 CCN đang hoạt động, nổi bật nhất là CCN Trảng Nhật. Đây là CCN có diện tích lớn nhất , số lượng doanh nghiệp hoạt động nhiều nhất (với 14 doanh nghiệp) nhưng tỷ lệ hoàn thành vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật tương đối cao (tỷ lệ diện tích vốn hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật là 99.89%. Nó được xem là CCN điển hình trên địa bàn huyện về thu hút đầu tư.

Về tình hình xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật trong địa phận CCN mà huyện đã đầu tư vào các CCN đến năm 2011 như sau:

* Hệ thống giao thông:

- Đối với Cụm CN Trảng Nhật: về cơ bản đã hoàn thành xong đường vào CCN Trảng Nhật dài 2,1 km, rộng 27m với tổng mức đầu tư hơn 35 tỷ đồng.

- Đối với Cụm CN An Lưu: hoàn thành xong tuyến đường vào CCN An Lưu dài 1,29km, rộng 27m với tổng mức đầu tư là 15,5 tỷ đồng.

- Đối với Cụm CN và Dịch vụ Thương Tín 1: Đang hoàn tất các thủ tục hồ sơ để tiến hành thi công đường nội bộ Cụm CN và dịch vụ Thương Tín 1 với tổng vốn đầu tư hơn 5 tỷ đồng.

* Về điện:

- Đối với Cụm CN An Lưu: Đã thi công xong đường điện dẫn vào Cụm với tổng chiều dài gần 1km, đã xây dựng 3 trạm biến áp với tổng dung lượng 670 KVA, tổng vốn đã đầu tư 1,1 tỷ đồng.

- Đối với Cụm CN Thương Tín 1: Đã thi công xong đường điện dẫn vào Cụm với tổng chiều dài hơn 900m, đã xây dựng 1 trạm biến áp có dung lượng 1.250 KVA với tổng vốn đầu tư 1,1 tỷ đồng.

- Đối với Cụm CN Trảng Nhật 1, 2: Đã hoàn chỉnh việc thi công đường điện dẫn vào Cụm CN Trảng Nhật 2 với chiều dài 250 m, xây dựng 01 trạm biến áp có dung lượng 320 KVA tổng vốn đầu tư 300 triệu. Đang hoàn chỉnh việc xây dựng đường dây, hạ 2 trạm biến áp với tổng dung lượng 420 KVA với tổng vốn đầu tư 500 triệu đồng.

Còn đối với các CCN còn lại do diện tích nhỏ, số doanh nghiệp đầu tư ít nên huyện đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động tự xây dựng hệ thống giao thông và hệ thống điện.

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w