Phương hướng và mục tiêu phát triển cụm công nghiệp giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 54)

2011-2015 và tầm nhìn đến 2020

Trong thời gian tới huyện Điện Bàn xác định phải tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển Công nghiệp- dịch vụ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục xây dựng hoàn thành huyện công nghiệp, đồng thời đẩy nhanh quá trình đô thị hoá gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới để phấn đấu xây dựng huyện

Điện Bàn trở thành thị xã vào năm 2015. Từ nay đến cuối 2015, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn nền kinh tế bình quân cả giai đoạn 2011-2015 tăng 20- 22%/năm; trong đó, công nghiệp tăng 20- 22%; dịch vụ tăng 22-23%.

Đối với phát triển CCN trong thời gian tới UBND huyện xác đinh:

Thứ nhất là về đầu tư kết cấu hạ tầng, trong thời gian tới cần phải:

- Trong năm 2011:thì tập trung nguồn vốn giải phóng mặt bằng và đầu tư đường giao thông nhánh 3 Cụm Công nghiệp Trảng Nhật 2 với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 4 tỷ đồng, và đưa vào sử dụng toàn tuyến trong năm 2012.

- Trong năm 2012: Tập trung nguồn vốn giải phóng mặt bằng và đầu tư đoạn đường Trảng Nhật 1 đi Trảng Nhật 2 (khu vực Nhà máy Thuốc lá Đà Nẵng và Công ty Lê

Dương) với nguồn vốn 5 tỷ đồng. Và tập trung nguồn vốn giải phóng mặt bằng và đầu tư

hạ tầng kỹ thuật Cụm Làng nghề TTCN-TCMN Đông Khương với tổng nguồn vốn đầu tư 34,4 tỷ đồng.

- Trong năm 2013: tập trung nguồn vốn giải phóng mặt bằng và đầu tư đường giao thông nội bộ trục chính Cụm Công nghiệp Cẩm Sơn với tổng vốn đầu tư 8,232 tỷ đồng.

- Năm 2014: tập trung nguồn vốn giải phóng mặt bằng và đầu tư đường giao thông nội bộ Cụm Công nghiệp Trảng Nhật 1 với tổng vốn đầu tư 6,252 tỷ đồng.

- Kiến nghị UBND tỉnh thu hồi dự án xây dựng Cụm CN An Lưu của Công ty Đầu tư Phát triển Kỳ Hà – Chu Lai làm chủ đầu tư (nay là Công ty CP Đầu tư và sản xuất

Việt Hà) bàn giao cho Huyện làm chủ đầu tư. Xem xét chuyển đổi chức năng đầu tư phát

triển Công nghiệp sang phát triển Thương mại - dịch vụ và dân cư.

- Đôn đốc chủ đầu tư Công ty TNHH Tư vấn - Đầu tư – Xây dựng An Việt xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư tại Cụm CN và DV Thương Tín 2 trong những năm đến (Theo Công văn số 1254/UBND ngày 23/12/2009 của UBND huyện V/v triển

khai thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng dự án Cụm CN và DV Thương Tín 1,2).

- Giải quyết những vướng mắc các dự án đầu tư vào Cụm CN-TM và DV Bồ Mưng, để thu hút các nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp tại CCN.

- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh sản xuất tại Cụm CN- TM và DV Phong Nhị, Nam Dương; thu hút nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng tại Cụm Tân Khai.

Thứ hai về giải phóng mặt bằng:

- Do mất nhiều thời gian (khoảng 6 tháng) đo vẽ, thẩm định bản đồ trích lục giải thửa để lập phương án đền bù các dự án tại các Cụm CN nên ảnh hưởng đến việc đầu tư của các doanh nghiệp. Vì vậy, cần bố trí vốn để lập các thủ tục đo vẽ, thẩm định trích lục giải thửa được tiến hành trước một bước ở các diện tích đất chưa có nhà đầu tư. Tổng kinh phí trích đo diện tích đất sản xuất (chưa có nhà đầu tư) là hơn 423 triệu đồng.

- Bố trí vốn giải phóng mặt bằng diện tích đất chưa có nhà đầu tư tại các Cụm CN: Thương Tín 1, Trảng Nhật 1, 2; Phong Nhị, Đông Khương với tổng nguồn vốn (khái toán) là: 84,55 tỷ đồng để tạo thuận lợi trong việc kêu gọi, thu hút nhà đầu tư.

Thứ ba là về nguồn vốn cho phát triển CCN trong thời gian tới thì mục tiêu đề ra, để từ nay đến năm 2015 thu hút các nhà đầu tư lấp đầy và hình thành diện mạo của Cụm CN tại các Cụm CN: Cụm CN Thương Tín 1; Trảng Nhật 1, 2, Bồ Mưng, Phong Nhị và một phần diện tích Cụm CN Cẩm Sơn.

Thứ ba là về quảng bá, kêu gọi đầu tư: UBND huyện xác định

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, nhất là các doanh nghiệp có năng lực đầu tư, kinh doanh hạ tầng trong các Cụm CN.

Cùng với việc kêu gọi đầu tư lấp đầy các Cụm CN có hạ tầng, phổ biến kinh nghiệm của các xã Điện Hoà, Điện Thắng Nam, Điện Quang, Điện Phong, Điện An, Điện Thọ, Điện Trung, Điện Phước... về việc gọi đầu tư vào các cụm có quy mô nhỏ, hay những nơi điều kiện hạ tầng có sẵn phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Song song với việc quảng bá kêu gọi đầu tư, cũng kiên quyết xử lý đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và sản xuất không đúng quy định, không đúng mục đích. Kiểm tra, rà soát, đề nghị thu hồi diện tích đất các doanh nghiệp sản xuất không đúng mục đích, hoặc không sử dụng hết diện tích đất đã giao.

Giải quyết và ngăn chặn kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời chú trọng yếu tố phát triển bền vững, chọn những ngành sản xuất sạch, ít ô nhiễm môi trường, những ngành có công nghệ cao.

Thứ tư là trong những năm đến, xem xét thành lập Trung tâm phát triển Cụm

công nghiệp (theo Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ Công thương quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp) để quản lý, khai thác, phát triển các cụm công nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Thứ năm là thường xuyên làm việc với các doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất tại

các cụm công nghiệp đã đầu tư hạ tầng để trồng cây xanh trên các trục đường nội bộ tại trước diện tích đất của các doanh nghiệp để làm cho môi trường tại các cụm công nghiệp “xanh- sạch - đẹp”

Thứ sáu là đối với các dự án đầu tư sản xuất vào các cụm công nghiệp phải thực

hiện ký quỹ đầu tư để tránh tình trạng dự án treo (có Thông báo thoả thuận địa điểm mà không đầu tư). Đồng thời trong những năm đến, xem xét bố trí nguồn vốn đầu tư hệ

thống xử lý nước thải tại Cụm Công nghiệp Trảng Nhật 1,2; Nam Dương và Thương Tín- 1.

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w