Vấn đề thu hút lao động và giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 43)

Quá trình hình thành và phát triển các CCN trên địa bàn huyện đã góp phần quan trọng vào việc thu hút lao động và giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các CCN thì thành tựu về giải quyết việc làm cho người lao động đã góp phần chuyển dịch cấu lao động theo hướng công nghiệp, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện.

Theo các dự án đăng ký vào các CCN thì khi hoàn thành đầu tư kết cấu hạ tầng và đưa vào sản xuất các doanh nghiệp này sẽ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động với só lượng là 5.867 lao động nhưng do các dự án chưa hoàn thành hết nên tính đến tháng 2/2012, các dự án đầu tư vào các CCN đã thu hút và giải quyết việc làm cho 4.693 lao động tương đương 80% việc làm theo dự án. Trong đó CCN Trảng Nhật1 thu

hút 2.200 lao động (chiếm 46,87% tổng số lao động được thu hút vào các CCN), CCN Trảng Nhật 2 thu hút 945 lao động và CCN Nam Dương thu hút 500 lao động. Ba CCN trên là 3 CCN thu hút nhiều lao động nhất (từ 900 lao động trở lên) trong tổng số 11 CCN đang hoạt động, thu hút được 18.145 lao động chiếm 62,3% tổng số lao động.

Bảng 2.9: Tình hình giải quyết việc làm trong các CCN ở huyện Điện Bàn tính đến tháng 2/2012

STT Tên CCN Số lượng LĐ theo dựán (người) đã làm việc (người)Số lượng LĐ

TNBQ (triệu đồng/người/tháng ) 1 CCN Trảng Nhật 1 2.200 1.760 2,00 2 CCN Trảng Nhật 2 945 945 2,20 3 CCN Thương Tín 1 736 355 1,94 4 CCN Thương Tín 2 59 0 0 5 CCN An Lưu 368 368 2,30 6 CCN Cẩm Sơn 370 370 2,10 7 CCN Vân Ly 355 355 2,00 8 CCN Bồ Mưng 154 0 0 9 CCN Nam Dương 500 500 2,40 10 CCN Đông Khương 140 0 0 11 CCN Bích Bắc 40 40 2,15 TỔNG CỘNG 5.867 4.693

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của các CCN trên địa bàn huyện Điện Bàn tính đến tháng 2/2012, phòng Kinh Tế Và Kết Cấu Hạ Tầng huyện Điện Bàn.

Về mức thu nhập bình quân của người lao động đang làm việc trong các CCN thì bình quân mỗi tháng từ 1,94 triệu đồng đến 2,4 triệu đồng. Lao động làm việc trong các CCN chủ yếu là người địa phương, là thành viên của các gia đình bị mất đất sản xuất khi thực hiện quy hoạch đất sản xuất và làm việc tập trung vào các nghành như may mặc, gia công , chế biến gỗ, vật liệu xây dựng và chế biến hàng nông sản như thuốc lá, lúa gạo, bông vải…. Theo số liệu điều tra từ các doanh nghiệp, hầu hết người lao động làm việc trong các CCN đều chưa qua đào tạo, là lao động không có tay nghề, chủ yếu vừa học vừa làm. Số lao động phổ thông không có trung học phổ thông và chưa qua bất cứ khóa đào tạo nào chiếm hơn 80%.

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 43)