Những bài học kinh nghiệm đối với huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam trong phát triển CCN

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 26)

trong phát triển CCN

Từ những thành công và bài học của các địa phương trên trong việc phát triển CCN có thể rút ra bài học cho huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam như sau:

Thứ nhất là ưu tiên xây dựng chiến lược phát triển CCN phải dựa trên cơ sở kế

hoạch phát triển KT-XH, chiến lược phát triển công nghiệp của địa phương, chiến lược phát triển CCN phải gắn liền với việc nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên-xã hội và chiến lược phát triển kinh tế chung. Tùy từng thời kỳ mà có chiến lược phát triển phù hợp.

Đồng thời với phát triển CCN phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và bảo vệ môi trường sinh thái. Huyện phải có các chủ trương, chính sách cần thiết để thiết lập môi trường chính trị ổn định, an toàn để các nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư vào các CCN.

Thứ hai, đảm bảo các công tác phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cần phải trang bị

cho các CCN một hệ thống kết cấu hạ tầng tốt, thông tin liên lạc nhanh chóng; cung cấp điện, nước ổn định giá cả hợp lý. Phải xây dựng một hệ thống hỗ trợ cho hoạt động của CCN như tài chính, dịch vụ vận tải…

Thứ ba, xây dựng và áp dụng các biện pháp ưu đãi kinh tế xuất phát từ lợi ích của

địa phương và lợi ích lâu dài của các nhà đầu tư. Các biện pháp ưu đãi kinh tế áp dụng tại CCN phải đảm bảo tính cạnh tranh cao đối với ngoài CCN; bình đẳng các bên cùng có lợi, được thể chế hóa về mặt pháp lý. Đồng thời các biện pháp này cũng được điều chỉnh linh hoạt để theo kịp những biến động, thay đổi tình hình chính trị, KT-XH. Các ưu đãi về kinh tế tuy hấp dẫn, tính cạnh tranh cao nhưng cũng cần phải đảm bảo tính ổn định lâu dài để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

Thứ tư, phải cải cách chính sách quản lý thích hợp tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.

Quản lý nhà nước đối với CCN phải được xây dựng phù hợp với thể chế, điều kiện và hoàn cảnh của từng địa phương. Xây dựng bộ máy quản lý phải gọn nhẹ, đơn giản, có đầy đủ chức năng, quyền hạn để đưa ra các quyết định kịp thời trước nhũng yêu cầu của các nhà đầu tư trong các hoạt động kinh tế, đồng thời có thể giám sát, quản lý có hiệu quả các hoạt động kinh tế trong CCN.

Thứ năm, phải thường xuyên thực hiện các chính sách về xúc tiến và vận động

đầu tư. Đây là hoạt động nhằm giới thiệu môi trường đầu tư, hệ thống pháp luật, ưu đãi và các điều kiện đầu tư vào CCN nhằm rút ngắn thời gian tìm hiểu, đi lại của nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w