Số lượng, quy mô và phân bố của các CCN

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 34)

Sự hình thành và phát triển các CCN ở huyện Điện Bàn được bắt đầu từ khi có quyết định số 40/2003 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư và quản lý CCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Với cơ chế này huyện đã kịp thời vận dụng và xem xét phát triển CCN như là khâu đột phá là động lực thúc đẩy công nghiệp huyện phát triển.

Ngày 24/10/2003 UBND tỉnh Quảng Nam đã ra quyết định số 4628/QĐ-UB về việc phê duyệt Đề án quy hoạch mạng lưới CCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Theo quyết định này thì tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt cho huyện Điện Bàn 33 CCN. Sau đó thông qua công văn số 4984/BCT-CNĐP ngày 6/6/2011 của Bộ công thương về việc thõa thuận, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển CCN tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011- 2015 và quyết định số 2061/QD-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt quy hoạch điều chỉnh, bổ sung mạng lưới CCN trên dịa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, UBND huyện đã điều chỉnh quy hoạch CCN xuống còn 21 CCN với diện tích tổng cộng là 446,16ha đến năm 2015.

Kết quả là đến tháng 2 năm 2012 toàn huyện đã quy hoạch và đưa vào hoạt động 11 CCN với diện tích đất quy hoạch sản xuất là 213,89 ha chiếm 64,43% tổng diện tích đất đã quy hoạch cho sản xuất các CCN trên địa bàn huyện.

Bảng 2.3: Thông tin về CCN của huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam đến tháng 2 năm 2012

Quy hoạch đến 2015 Đang hoạt động đến tháng 2/2012 Số lượng Diện tích đấtquy hoạch (ha) Số lượng Diện tích đấtquy hoạch (ha)

nghiệp

(Nguồn: theo quyết định số 2061/QD-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt quy hoạch điều chỉnh, bổ sung mạng lưới CCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011- 2015, Phòng kinh tế và kết cấu hạ tầng huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.)

Về phân bố CCN thì Bảng 2.3 cho thấy đến tháng 2/2012 toàn huyện có 11 CCN đã đi vào hoạt động phân bố rộng khắp trên địa bàn 7 xã với tổng diện tích đất QH là 332 ha trong đó đất QHSX là 213,89 ha chiếm 64,42%.

Bảng 2.4: Quy mô, phân bố các CCN đang hoạt động trên địa bàn Huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam.

STT Tên CCN Diện tíchđất QH (ha) Diện tích đất QHSX (ha) Diện tích đất đã giao cho các doanh nghiệp (ha) Địa điểm 1 CCN Trảng Nhật 1 54.52 41,8 38,79 Xã Điện Thắng Trung 2 CCN Trảng Nhật 2 49,65 30,23 12,16 Xã Điện Hòa 3 CCN Thương Tín1 32,60 16,75 15,10 Xã Điện Nam Đông 4 CCN Thương Tín2 37,60 8,3 0,72 Xã Điện Nam Đông

5 CCN An Lưu 51,66 36,63 4,79 Xã Điện Nam Đông

6 CCN Cẩm Sơn 39,30 23,64 9,30 Xã Điện Tiến

7 CCN Vân Ly 3,00 3,00 3,00 Xã Điện Quang

8 CCN Bồ Mưng 5,73 4,40 4,40 Xã Điện Thắng Bắc

9 CCN Nam Dương 48,9 43,9 18,70 Xã Điện Nam Đôngvà Điện Dương 10

CCN làng nghề- TTCN Đông

Khương 7,2 3,4 0,39 Xã Điện Phương

11 CCN-TM-DV BíchBắc 1,84 1,84 1,84 Xã Điện Hòa

(Nguồn: Phòng Kinh Tế và Kết Cấu Hạ Tầng Huyện Điện bàn, Tỉnh Quảng Nam)

Với tình hình phân bố các CCN trên địa bàn huyện như trên chúng ta thấy rằng, các CCN phát triển mạnh ở hai vùng:

Thứ nhất là tại 2 xã liền kề Điện Nam Đông và Điện Dương. Đây là vùng kinh tế

sôi động nhất của toàn huyện với Khu công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc (xã Điện Nam Bắc-Điện Ngọc), khu đô thị mới Điện Nam-Điện Ngọc (Điện Ngọc-Điện Nam-Điện Dương) và các khu du lịch ven biển (Điện Dương)…Với vị trí như vậy thì sự phát triển của các CCN cùng với Khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch ven biển trong khu vực này đã góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa khu vực Điện Ngọc-Điện Nam-Điện Dương, hình thành nên không gian đô thị các xã vùng cát. Đây cũng là nhiệm vụ cần phải thực hiện của Huyện Điện Bàn để thực hiện mục tiêu “xây dựng Điện Bàn thành thị xã vào năm 2015”.

Thứ hai là CCN phát triển mạnh dọc theo dường quốc lộ 1A bao gồm CCN Tràng

Nhật 1 (xã Điện Thắng Trung), CCN Tràng Nhật 2 (Điện hòa), CCN Bồ Mưng (Điện Thắng Bắc) (đã xây dựng) và CCN An Thanh (Điện Thắng Nam) (chưa xây dựng). Sự phát triển của các CCN này góp phần hình thành nên khu đô thị Phương-Thắng (dọc QL 1A) bao gồm Điện Phương, Điện Minh, TT Vĩnh Điện, Điện An, Điện Thắng. Đây là không gian đô thị có vai trò đặc biệt quan trọng của huyện. Đây được xem là trung tâm đô thị của toàn huyện

Với việc phân bố rộng khắp các CCN như vậy đã góp phần phát triển nền kinh tế của huyện một cách đồng đều giữa các khu vực, hình thành nên mối liên kết về không gian đô thị mà huyện đang hướng tới một cách chặt chẽ từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam nhưm đảm bảo sựu phát triển bền vững về không gian và môi trường đô thị.

Về quy mô, các CCN trên địa bàn huyện chủ yếu là các CCN vừa và nhỏ. Trong đó

CCN có diện tích nhỏ nhất chỉ có 1,84 ha trong đó diện tích đất công nghiệp chiếm 100% là CCN-TM-DV Bích Bắc ở xã Điện Hòa. Và CCN có diện tích lớn nhất là CCN Trảng Nhật 1 ở xã Điện Thắng Trung với diện tích đất quy hoạch là 54,52 ha với diện tích đất công nghiệp la 41,8 ha.

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w