Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp, gắn phát triển các CCN với mục tiêu đô thị hóa trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 57)

phát triển các CCN với mục tiêu đô thị hóa trên địa bàn huyện

Đối với vấn đề phát triển CCN thì công tác quy hoạch luôn được xem là khâu then chốt đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển và đảm bảo cho sự thành công cho việc hoạt động và phát triển của các CCN. Để làm tốt công tác quy hoạch phát triển các CCN trên địa bàm huyện trong những năm tới cần:

Một là, kết hợp quy hoạch phát triển CCN với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

trên địa bàn huyện với quy hoạch phát triển kinh tế vùng Đông Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Quy hoạch phát triển CCN phải được phát triển theo hướng bền vững, sản xuất sạch, bảo vệ môi trường và quy hoạch phát triển phải phù hợp với Đề án

xây dựng huyện Điện Bàn thành thị xã vào năm 2015, bố trí địa điểm các CCN phải phù hợp với không gian đô thị, phù hợp với mục tiêu mà huyện đã đề ra.

Hai là trong công tác quy hoạch chi tiết các CCN thì các ban nghành phải thống

nhất chủ trương, định hướng phát triển lâu dài tránh trình trạng phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần lãng phí thời gian, chậm tiến độ đầu tư.

Ba là, quy hoạch chi tiết các CCN phải tạo điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, thời

điểm để thuận lợi cho việc tiếp nhận dòng vốn đầu tư để tạo lập nghành mũi nhọn có lợi thế của vùng để tăng cường khả khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Bốn là, điều lệ quản lý các CCN phải cụ thể hơn và dẫn dắt các doanh nghiệp thực

hiện được các mục tiêu Quy hoạch chung và Quy hoạch chi tiết các CCN đã được duyệt. Khi xây dựng phải biết tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng CCN và giữa các CCN với nhau tạo nên mối quan hệ tương tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển của các doanh nghiệp.

Năm là, các ngành nghề sản xuất trong CCN phải phù hợp với thực trạng phát

triển CCN, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện. Hiện nay, các nghành nghề và các doanh nghiệp phù hợp với các CCN trên địa bàn huyện là các nghành nghề sạch và tương đối sạch nhất là các nghành thương mại-dịch vụ, có như vậy mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững không gian và môi trường đô thị.

Sáu là, trong quá trình quy hoạch CCN phải thường xuyên giám sát, điều hành các

hoạt động thực hiện các hoạt mục đã quy hoạch, tránh trình trạng quy hoạch treo làm chậm tiến độ gây lãng phí về thời gian và chi phí. Ví dụ: kiến nghị UBND tỉnh thu hồi dự án xây dựng Cụm CN An Lưu của Công ty Đầu tư Phát triển Kỳ Hà – Chu Lai làm chủ đầu tư (nay là Công ty CP Đầu tư và sản xuất Việt Hà) bàn giao cho Huyện làm chủ đầu tư. Xem xét chuyển đổi chức năng đầu tư phát triển Công nghiệp sang phát triển Thương mại - dịch vụ. Đôn đốc chủ đầu tư Công ty TNHH Tư vấn - Đầu tư – Xây dựng An Việt xúc tiến đầu tư kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư tại Cụm CN và DV Thưong Tín 2 trong những năm đến (Theo Công văn số 1254/UBND ngày 23/12/2009 của UBND huyện V/v

Bảy là, tiếp tục hỗ trợ về công tác quy hoạch và thông qua cơ chế khai thác quỹ

đất để tạo điều kiện cho các xã có điều kiện xây dựng hình thành các CCN quy mô nhỏ, phối hợp với huyện kêu gọi đầu tư. Rà soát các CCN được phê duyệt trong mạng lưới. Cụm nào có đủ các điều kiện phù hợp thì chuyển sang quy hoạch, kêu gọi đầu tư phát triển thương mại dịch vụ. Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào các CCN khác: Đối với những ngành sản xuất không gây ô nhiễm môi trường và tự ứng vốn giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng và được khấu trừ vào tiền thuê đất...

Đây là giải pháp tiên quyết thúc đẩy quá trình phát triển CCN theo mục tiêu đề ra, để cơ bản lấp đầy và hình thành diện mạo của CCN.

Tám là, phải nhanh chóng giải quyết các vướng mắc của các dự án đầu tư vào

CCN đê thu hút các nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp tại cụm đặc biệt là các cụm Bồ Mưng, Nam Dương..

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w