Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 62)

Phát triển nguồn nhân lực có tính chất quyết định quá trình đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa Điện Bàn và phát triển CCN. Nhiệm vụ hàng đầu của huyện trong giai đoạn hiện nay là xây dựng con người Điện Bàn trở thành động lực nội sinh mạnh mẽ cho quá trình phát triển. Một mặt tuyên truyền vận động, khơi dậy truyền thống, lòng tự hào cho toàn thể nhân dân Điện Bàn phát huy ý chí, nghị lực, hun đúc quyết tâm làm giàu ngay trên mảnh đất của mình và góp phần xây dựng quê hương. Mặc khác có cơ chế ưu đãi trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước. Để phát triển CCN trong thời gian tới vấn đề nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Điện Bàn phải được thực hiện theo các hướng sau:

Thứ nhất là về mặt xã hội: Phối hợp chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng,

trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề mở các khoá đào tạo tập trung và tại chỗ cho lao động trong huyện nhằm kịp thời có được đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động cho các CCN-TM-DV. Đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động bị mất đất do thu hồi xây dựng CCN, xây dựng đô thị và các khu chức năng. Phấn đấu giải quyết việc làm cho 2.500-3.000 lao động/năm. Có chính sách - ưu đãi, thu hút, sử dụng nhân tài, thu hút chất xám bên ngoài đóng góp trí tuệ, tham gia đầu tư phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện. Đặc biệt là các doanh nhân là người Điện Bàn ở trong nước và ngoài nước về đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, góp phần xây dựng quê hương.

Thứ hai về quản lý hành chính nhà nước: Quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo

quản lý chủ chốt các cấp; từng bước rà soát lại bộ máy, có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý. Bổ sung những kiến thức mới về trình độ chuyên môn, kỹ thuật, về quản lý hành chính, quản lý nhà nước về phát triển CCN nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ đủ khả năng tổ chức quản lý, điều hành nền kinh tế, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của quá trình phát triển CCN và đô thị hóa. Tuyển dụng sinh viên chính quy có trình độ khá và giỏi tăng cường cho các các phòng ban chuyên môn và địa phương, trong đó chú ý các chuyên ngành về xây dựng kế hoạch phát triển các CCN, xây dựng kết cấu hạ tầng. Lựa chọn trong số đó tiếp tục đào tạo chính trị, quản lý hành chính nhà nước, tăng cường tuyến xã để chuẩn bị nguồn cán bộ quản lý chủ chốt cho giai đoạn 2015-2020 và các năm sau.

Thứ ba, cùng với tỉnh hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các trường đại

học, cao đẳng, trung cấp nghề hình thành các khu vực khác trên địa bàn huyện. Giáo dục- đào tạo phải được xem là ngành dịch vụ có ý nghĩa chiến lược đảm bảo tính bền vững của phát triển CCN và xây dựng đô thị Điện Bàn nói riêng và khu vực nói chung. Làng Đại học và các khu chức năng giáo dục-đào tạo xây dựng trên địa bàn huyện phải trở thành trung tâm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao của Miền Trung và Tây Nguyên.

Thứ tư, làm việc với các doanh nghiệp đầu tư vào các CCN để nắm rõ nhu cầu lao

động, chủ động đào tạo lao động, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp để tăng cường đào tạo nghề đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm trên 40%, đáp ứng nhu cầu tại chỗ.

Thứ năm, làm việc với tỉnh về tăng cường công tác dạy và học, nâng cao chất

lượng đào tạo ở các trường Trung cấp nghề, trường cao đẳng có trên địa bàn huyện, đầu tư máy móc thiết bị trong công tác giảng dạy để người lao động tiếp cận với các loại máy móc thiết bị mới và tiên tiến.

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w