Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý Nhà Nước đối với các hoạt động đầu tư vào các cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 65)

đầu tư vào các cụm công nghiệp

Thứ nhất, trong thời gian tới, Huyện Điện Bàn cần tiếp tục phát huy hiệu quả cơ

chế quản lý “một cửa” và “các cửa liên kết”, tiến tới tăng cường bộ máy, quyền hạn và lĩnh vực hoạt động của Ban quản lý các CCN.

Thứ hai, tiếp tục bổ sung, điều chỉnh cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với

các doanh nghiệp đầu tư vào CCN đặc biệt là cơ chế vận hành hàng qua cảng, khu thương mại, cửa khẩu để thu hút nguồn hàng và dịch vụ. Ban hành các cơ chế khuyến khích về vốn, tín dụng, thuế và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các CCN đang hoạt động và phát triển. Mở rộng công tác cung cấp tín dụng để tăng cường hình thành và phát triển các nghành nghề mới mang tính truyền thống thúc đẩy sự lan tỏa trong phạm vi huyện.

Thứ ba, mở rộng mạng lưới tín dụng ngân hàng đến các xã, đa dạng các hình thức

hoạt động, có cơ chế hỗ trợ lãi suất; tăng dần vốn vay trung hạn và dài hạn, đáp ứng nhu cầu sản xuất vốn cho phát triển sản xuất trong các CCN, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh vay vốn thuận lợi về thủ tục, lãi suất ưu đãi để thực hiện các phương án sản xuất.

Thứ tư, tăng cường hỗ trợ các công tác xây dựng kết cấu hạ tầng một cách đồng

bộ đảm ảo phát huy hiệu quả và phù hợp với khả năng nguồn vốn. Đặc biệt cần lồng ghép và huy động từ nhiều nguồn vốn; tiếp tục và thường xuyên hoàn thiện các bổ sung các cơ chế chính sách hấp dẫn hơn để thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư phát triển. Đồng thời

xây dựng các cơ chế ưu đãi thu hút đàu tư vào các CCN phải theo hướng thoáng mở hơn so với KCN như về giá thuê đất, thuê hạ tầng kỹ thuật và thuế thu nhập…

Thứ năm, hiện nay tại huyện Điện Bàn việc điều hành, quản lý các CCN đều căn

cứ theo các văn bản pháp lý của tỉnh và chính phủ. Cụ thể, công tác quản lý CCN căn cứ vào Quyết định số 105/209/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng chính phủ và quyết định số 4628/QĐ-UB ngày 24/10/2003 của UBND tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian tới trên cơ sở căn cứ quy chế do Chính phủ ban hành, huyện cần xây dựng quy chế quản lý CCN và các điều lệ liên quan sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình.

Thứ sáu, trong những năm đến, xem xét thành lập Trung tâm phát triển Cụm công

nghiệp (theo Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ Công thương quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp) để quản lý, khai thác, phát triển các cụm công nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Ngoài ra để phát triển CCN theo hướng đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa thì cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Một là, làm việc với các doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất tại các cụm công nghiệp

đã đầu tư hạ tầng để trồng cây xanh trên các trục đường nội bộ tại trước diện tích đất của các doanh nghiệp để làm cho môi trường tại các cụm công nghiệp “xanh- sạch - đẹp”

Hai là, đối với các dự án đầu tư sản xuất vào các cụm công nghiệp phải thực hiện

ký quỹ đầu tư để tránh tình trạng dự án treo (có Thông báo thoả thuận địa điểm mà

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w