Nguyên nhân của những hạn chế Về khách quan

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 49)

- Có hệ thống cơ chế chính sách của TW, của tỉnh mà đặc biệt là Quyết định số 40 của UBND tỉnh Quảng Nam đã tạo cho huyện chủ động trong việc quyết định và kêu gọi đầu tư phát triển cụm CN.

- Điều kiện tự nhiên, mặt bằng, hạ tầng, lao động của huyện Điện Bàn có lợi thế cho việc phát tiển CN-TTCN.

- Các doanh nhân là người Điện Bàn đang sinh sống khắp nơi trong cả nước kể cả nước ngoài có nhiệt tình và tâm huyết muốn có cơ hội đầu tư ở quê hương.

Về chủ quan:

- Huyện uỷ có chủ trương, HĐND có Nghị quyết, UBND xây dựng đề án hình thành một hệ thống chủ trương, chính sách tập trung chuyển hướng phát triển mạnh công nghiệp dịch vụ. Các cấp uỷ đảng, chính quyền ở cơ sở cũng căn cứ vào chủ trương đó mà xây dựng mục tiêu, giải pháp phát triển công nghiệp ở địa phương mình.

- Về chỉ đạo điều hành, hình thành ban chỉ đạo thực hiện đề án phát triển công nghiệp của huyện, của xã - kiện toàn củng cố các phòng ban chức năng để tham mưu cho Huyện uỷ, Uỷ ban.

- UBND huyện đã cụ thể hoá cơ chế chính sách ưu đãi của TW, của tỉnh – ban hành cơ chế ưu đãi kèm theo QĐ – 154/QĐ-UB - đầu tư nguồn lực ngân sách cho khuyến công, xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, giải phóng mặt bằng, tái định cư, xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm CN – xúc tiến quảng bá gọi đầu tư, thu hút đầu tư.

2.2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chếVề khách quan Về khách quan

- Các cơ chế chính sách của tỉnh mà nhất là Quyết định 40 về phân cấp quản lý và ưu đãi đầu tư trong cụm CN rất thoáng và ưu đãi. Tuy nhiên ngân sách tỉnh cân đối hằng năm cho giải phóng mặt bằng, tái định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng quá thấp so với yêu cầu.

- Nguồn lực tài chính để đầu tư cho phát triển công nghiệp, du lịch chủ yếu dựa vào nguồn khai thác quỹ đất. Nhưng do tác động tình hình đất đai chung của cả nước vì vậy tính khả thi để thực hiện theo kế hoạch gặp nhiều khó khăn.

- Các ngành nghề TTCN kể cả ngành nghề sản xuất kinh doanh trong các CCN đều bị ảnh hưởng bởi tác động của khủng hoảng tài chính-tín dụng thế giới năm 2008 là vấn đề khó khăn khách quan lớn nhất, chi phối nhất làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Trong khi các doanh nghiệp lại chậm đổi mới công nghệ; hoạt động sản xuất thiếu tổ chức, chưa tạo được đơn vị có vai trò dẫn đầu trong mỗi nghề làm đầu mối trong công tác tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm làm cho các nghành nghề trong CCN phát triển không tương xứng với tìm năng vốn có của nó.

- Giá đền bù GPMB-TDC theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ vừa mới ban hành rất cao, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể tiếp cận đầu tư trên địa bàn huyện.

Về chủ quan.

- Lãnh đạo điều hành có tập trung, chỉ đạo, tuy nhiên chưa được đầu tư đúng mức, sự đầu tư chưa ngang tầm với mục tiêu định hướng đề ra. Một số địa phương coi việc xây dựng đề án xem như là một thủ tục, còn quá trình điều hành tổ chức thực hiện không được quan tâm đúng mức.

- Mặc dù đang xúc tiến mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp thẩm quyền quyết định tuy nhiên quá trình thực hiện các thủ tục giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản trong CCN quá chậm. Sự phối hợp giữa các ban, ngành, chức năng, địa phương trong quá trình phát triển CCN có lúc còn chồng chéo, không đồng bộ.

- Chậm hướng dẫn, hoặc có nhưng chưa thực hiện đến cùng việc xây dựng chủ thể các làng nghề, xây dựng thương hiệu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các ngành nghề TTCN.

-Công tác đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn huyện chỉ đáp ứng đủ nhu cầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Huyện chưa thực hiện đúng các cam kết về hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều lao động.

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 49)