Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong các CCN

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 40)

Với các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào CCN của tỉnh Quảng Nam và những lợi thế về mặt bằng, vị trí địa lý, gần trục giao thông chính đã góp phần làm cho số lượng và loại hình sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2007 các CCN đã thu hút được 38 doanh nghiệp vào đăng ký và hoạt động sản xuất kinh doanh tại các CCN với tổng mức vốn đầu tư hơn 383,97 tỷ đồng (theo dự án), trong đó: 27 đơn vị đã đi vào sản xuất, 5 đơn vị mới triển khai đầu tư XDCB, 16 đợn vị xúc tiến các thủ tục hồ sơ. Đến tháng 2/2012 thì số dự án đầu tư vào các CCN tăng lên thành 41 doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư theo dự án là 1.265,82 tỷ đồng (tăng 229,67% so với năm 2007) với diện tích lấp đầy CCN là 50,94%. Việc số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào CCN ngày càng tăng cho thấy sức hấp dẫn của các CCN ngày càng tăng và việc ngày càng nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào CCN đã góp phần thu hút nguồn vốn

phát triển kinh tế-xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, đưa nền kinh tế của huyện phát triển theo chiều hướng mới đẩy nhanh quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện.

Về cơ cấu các dự án đầu tư, trong 41 dự án đã đầu tư vào các CCN thì có 5 doanh nghiệp liên doanh với mức đầu tư vốn là 554.250 triệu đồng (chiếm 43,78% tổng mức đàu tư vào các CCN), 10 doanh nghiệp Nhà Nước với tổng mức vốn đầu tư là 154.711 triệu đồng (chiếm 12,22% tổng mức vốn đầu tư vào các CCN) và 26 doanh nghiệp tư nhân với mức vốn đầu tư là 556.865 triệu đồng (chiếm 44% tổng mức vốn đầu tư)

Bảng 2.6: Số lượng và loại hình của các doanh nghiệp đầu tư vào các CCN trên địa bàn huyện Điện Bàn tính đến tháng 2/2012

STT Tên CCN Số dự ánđầu tư

Số dự án sản xuất kinh doanh phân theo thành phần kinh tế DN Liên doanh DNNN DNTN 1 CCN Trảng Nhật 1 14 2 6 6 2 CCN Trảng Nhật 2 5 0 2 3 3 CCN Thương Tín 1 7 2 1 4 4 CCN Thương Tín 2 1 0 0 1 5 CCN An Lưu 4 0 0 4 6 CCN Cẩm Sơn 3 0 1 2 7 CCN Vân Ly 3 1 0 0 8 CCN Bồ Mưng 3 0 0 3 9 CCN Nam Dương 1 0 0 1` 10 CCN Đông Khương 1 0 0 1 11 CCN Bích Bắc 1 0 0 1 TỔNG CỘNG 41 5 10 26

(Nguồn: Phòng Kinh Tế và Kết Cấu Hạ Tầng huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.)

Với bảng số liệu trên thấy rằng các CCN thu hút nhiều dự án đầu tư (từ 5 dự án trở lên) bao gồm Trảng Nhật 1-2, Thương Tín 1. Đây là các CCN nằm dọc tuyến đường 607 nối thành phố Đà Nẵng và thành phố Hội An, nằm gần KCN Điện Nam-Điện Ngọc, khu du lịch dọc biển Điện Dương, khu đô thị Điện Nam-Điện ngọc. Với lợi thế như vậy thì việc thu hút nhiều dự án đầu tư là điều tất yếu và đây cũng là lợi thế rất thuận lợi về vị trí mà trong thời gian tới huyện cần phát huy để thu hút đầu tư nhanh chóng lấp đầy các CCN trong khu vực này.

Về loại hình doanh nghiệp đầu tư vào các CCN thì chủ yếu là DNTN chiếm đến 63,41% số lượng doanh nghiệp đầu tư vào các CCN trên địa bàn. Điều này thể hiện quan điển cho rằng: CCN được thành lập và phát triển là nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tập trung sản xuất, mở rộng quy mô nâng cao khả năng và hiệu quả sản xuất trong giai đoạn hiện nay.

Về kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong CCN, qua các năm giá trị sản xuất và giá trị đóng góp vào ngân sách huyện của các doanh nghiệp trong CCN. Cụ thể, năm 2007 giá trị sản xuất của các CCN trên địa bàn huyện là 123.969 triệu đồng chiếm 8,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện; qua các năm giá trị này liên tục tăng lên đến năm 2011 các CCN đã tạo ra 375.524 triệu đồng giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 9,7% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn huyện.

Cùng với sự tăng lên về giá trị sản xuất là sự tăng lên về giá trị nộp ngân sách huyện của các doanh nghiệp. Đây là nguồn tài chính quan trọng để huyện xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện. Năm 2007 các doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách huyện 15.525 triệu đồng chiếm 30,78% tổng thu ngân sách toàn huyện và đến năm 2011 thì giá trị này đạt 43,47% tổng thu ngân sách toàn huyện tương đương nộp 42.412 triệu đồng.

Bảng 2.7: Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nhiệp trong CCN

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Giá trị sản xuất công

nghiệp 123.969 164.806 211.893 224.172 357.201

Nộp ngân sách huyện 15.525 23.036 22.386 25.853 42.412

(Nguồn: Tổng hợp của Phòng Kinh Tế và Hạ Tầng)

Bảng 2.8: Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong một số CCN trên địa bàn huyện Điện Bàn năm 2011

ĐVT: Triệu đồng

Tên CCN Doanh Thu (triệu đồng)

Giá trị sản xuất công nghiệp(triệu đồng)

Nộp ngân sách huyện (triệu đồng)

CCN Trảng Nhật 1 689.790,67 122.187 6.599

CCN Thương Tín 1 479.141,78 46.891 6.723 CCN Thương Tín 2 34.122 5.021 425 CCN An Lưu 80.222,56 35.150 1.700 CCN Cẩm Sơn 50.515,34 23.515 5.612 CCN Vân Ly 98.609,05 26.609 4.446 CCN Bồ Mưng 0 0 0 CCN Nam Dương 41.149 26.149 9.940 CCN Đông Khương 0 0 0 CCN Bích Bắc 18.947 11.947 1.162 Tổng 1.587.429,96 357.201 42.412

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Về phía từng CCN, CCN Trảng Nhật 1 là CCN có vai trò đặc biệt quan trọng trong vấn đề phát triển CCN trên địa bàn huyện. Đây là CCN đạt hiệu quả doanh thu cao nhất (chiếm 43,45% tổng doanh thu của các CCN), tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất đạt 122.187 triệu đồng chiếm 34,2% giá trị của các CCN. Đạt được điều này là do CCN Trảng Nhật có vị trí thuận lợi cho thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào, nằm ở phía bắc của huyện, tiếp giáp với thành phố Đà Nẵng và đây là CCN có số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào CCN nhiều nhất trên địa bàn huyện. Còn về 2 CCN Đông Khương và Bồ Mưng là 2 CCN đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và thỏa thuận điểm với diện tích đất QHSX là 37.600 ha nên chưa đóng góp gì vào giá trị sản xuất công nghiệp và nộp ngân sách huyện trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w