Giải pháp về nguồn vốn và giải phóng mặt bằng cho phát triển CCN

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 60)

Thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực tài chính, chủ động kêu gọi, tìm kiếm các nhà đầu tư, thực hiện liên doanh liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Xây dựng và tạo môi trường đầu tư có sức hấp dẫn ngày càng cao. Đa dạng hóa các hoạt động quảng bá, kêu gọi xúc tiến đầu tư. Thực hiện tốt cơ chế, chính sách ưu đãi đã ban hành. Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách theo yêu cầu tình hình mới để tăng sức thu hút đầu tư.

Một là nguồn vốn đầu tư của tỉnh, trung ương cho xây dựng thị xã; vốn các

chương trình mục tiêu, dự án quốc gia. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư và chủ động xây dựng nhiều dự án cơ hội về phát triển đô thị để tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, vốn FDI, vốn ODA và các nguồn vốn phi chính phủ khác.

Hai là vốn từ ngân sách huyện cho chương trình phát triển đô thị.

Ba là nguồn lực các nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản phát triển hạ tầng theo

các hình thức đầu tư-kinh doanh-chuyển giao (BOT), đầu tư-chuyển giao -kinh doanh(BTO), đầu tư-chuyển giao (BT), hợp tác công-tư.

Bốn là nguồn vốn từ khai thác quỹ đất để tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị

là giải pháp căn bản, lâu dài. Bên cạnh việc lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, kiến nghị tỉnh mạnh dạn phân cấp đầu tư và tạo cơ chế đặc thù riêng cho huyện về tạo nguồn vốn.

Năm là vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân theo phương châm xã hội hóa.

Cũng qua phân tích một số dự án CCN đã và đang triển khai trên địa bàn huyện cho thấy, khả năng cân đối nguồn tại chỗ từ khai thác quỹ đất cơ bản đảm bảo. Đây là giải pháp quan trọng để thúc đẩy quá trình phát triển CCN theo mục tiêu đề ra, để từ nay đến năm 2015 thu hút các nhà đầu tư lấp đầy và hình thành diện mạo của CCN tại các CCN: CCN Thương Tín 1; Trảng Nhật 1, 2, Bồ Mưng, Phong Nhị và một phần diện tích CCN Cẩm Sơn.

Bên cạnh việc tận dụng các nguồn vốn trên cho phát triển CCN thì UBND huyện cần kiến nghị tỉnh có chủ trương cho phép huyện giao đất cho doanh nghiệp thu tiền 1 lần (hoặc thuê đất thu tiền 1 lần) đối với các CCN do huyện quản lý và sử dụng 100% khoản thu này để đầu tư các CCN khác.

Về vấn đề giải phóng mặt bằng cần:

Một, cần bố trí vốn để lập các thủ tục đo vẽ, thẩm định trích lục giải thửa được tiến

hành trước một bước ở các diện tích đất chưa có nhà đầu tư bởi vì các hoạt động đo vẽ, thẩm định bản đồ trích lục giả thửa thường mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến việc đầu tư của các doanh nghiệp.

Hai, bố trí vốn giải phóng mặt bằng diện tích đất chưa có nhà đầu tư tại các Cụm

CN như Thương Tín 1, Trảng Nhật 1, 2; Phong Nhị, Đông Khương để tạo thuận lợi trong việc kêu gọi, thu hút nhà đầu tư.

Ba, khi vấn đề vốn được giải quyết thì xúc tiến nhanh và đồng bộ việc tái định cư

và giải phóng mặt bằng. Hoàn chỉnh các hạng mục đường, điện của các khu tái định cư đã xây dựng để đưa vào sử dụng, đồng thời tiếp tục xúc tiến nhanh việc xác định địa điểm tái định cư tại chỗ cho một số hộ ở CCN đang được mở rộng. Phối hợp cả hệ thống chính trị ở trên địa bàn có CCN để vận động, thuyết phục các đối tượng nằm trong diện giải toả, thực hiện tốt các chính sách đền bù thiệt hại theo quy định của Nhà Nước, đồng thời có biện pháp đồng bộ kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình gây cản trở.

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 60)