Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 44)

Trong những năm qua, sự phát triển sản xuẩt của các doanh nghiệp ở các CCN trên địa bàn huyện đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nghành công nghiệp huyện. Ngoài nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển CCN của tỉnh trong thời gian qua huyện đã có những chính sách đúng đắn và táo bạo là đa dạng hóa các thành phần kinh tế: doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, dân doanh làm chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các CCN góp phần đưa huyện Điện Bàn đi đầu trong công cuộc và phát triển CCN trên địa bàn tỉnh, đóng góp 1/3 tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Đối với huyện Điện Bàn chủ trương phát triển CCN là một chủ trương đúng đắn. Thực tế trong những năm qua với việc đẩy mạnh phát triển CCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Trong chiến lươc phát triển kinh tế chung của huyện đến năm 2010, Điện Bàn xác định: “Tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh hơn tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp-dịch vụ; tạo ra những đột phá mới về phát triển kinh tế-xã hội để nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của nhân dân. Coi trọng đầu tư phát triển về văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường khả năng quốc phòng… Phấn đấu xây dựng huyện cơ bản thành huyện công nghiệp vào năm 2010” (Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Điện Bàn lần thứ XX), tạo tiền đề quan trọng để xây huyện thành thị xã vào năm 2015. Và phát triển CCN được xem là giải pháp quan trọng hàng đầu giúp cho Điện Bàn thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Trong giai đoạn 2007-2011, cơ cấu kinh tế huyện đã có những chuyển biến tích cực trong đó có sự đống góp rất quan trọng của CCN. Năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp của các CCN là 123.967 triệu đồng chiếm 8,27% giá trị công nghiệp toàn huyện và năm 2011 đạt 357.201 triệu đồng chiếm 9,21% giá trị công nghiệp toàn huyện tăng 181,33% so với năm 2007.

Với sự phát triển của CCN đã góp phần đưa nền kinh tế huyện đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 20.37%/1 năm. Tổng giá trị sản xuất toàn huyện năm 2011 ước đạt 5,916 tỷ đồng (giá cố định năm 1994) gấp 2,55 lần so với năm 2007 trong đó công nghiệp tăng 28.02%; thương mại-dịch vụ tăng 19.6%; nông-lâm-ngư nghiệp tăng 3,52%.

Cơ cấu kinh tế huyện năm 2010 với giá trị CN-XDCB chiếm 75.2 %; dịch vụ chiếm 17.8%; nông nghiệp chiếm 7%.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế Huyện Điện Bàn năm 2011

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì điều này cũng làm ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động và sự di chuyển dân cư giữa các vùng với nhau trên địa bàn huyện. Đến 2011 lao động phi nông nghiệp trên địa bàn huyện chiếm đến 59,33% lao động trên địa bàn huyện.

Biểu đồ đã thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong giai đoạn 2007-2011 là sựu chuyển dịch theo hướng đô thị hóa, tăng dần tỷ lệ lao động làm việc trong ngành công nghiệp-dịch vụ và giảm dần lao động làm việc trong nông-lâm-ngư nghiệp. Năm 2007 lao động làm trong nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 46,7% thì đến năm 2011 giảm còn 40,67%, lao động ngành công nghiệp tăng từ 28,07% lên 31,57% và lao động ngành dịch vụ tăng từ 25,23% lên 27,77%. Với có chế phát triển các CCN trong thời gian tới sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động hơn nữa, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và thực hiện mục tiêu xây dựng thị xã mà huyện đã đề ra trong thời gian qua.

Biểu đồ 2.3: sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp-dịch vụ trên địa bàn huyện Điện Bàn giai đoạn 2007-2011

Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng đô thị hóa, phát triển CCN còn góp phần đẩy nhanh quá trình di chuyển và tập trung dân tại các vùng trọng yếu trên địa bàn huyện. Việc phát triển CCN đã tạo ra nhiều việc làm thu hút lao động đến tìm việc làm cho mật độ dân số tại các xã có CCN tăng lên dẫn đến hình thành các khu vực dân cư đông đúc.

Bảng 2.10: Mật độ dân số của các xã có CCN giai đoạn 2006-2010

ĐVT: Người/km2

Đơn Vị 2006 2007 2008 2009 2010

Điện Thắng Trung 1.854 1.866 1.885 1.912 1.930

Điện Phương 1.305 1.319 1.329 1.342 1.355

Điện Nam Đông 731 739 749 760 765

Điện Dương 776 788 801 817 831

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Điện Bàn năm 2010)

Trong thời gian qua, việc phát triển các CCN tại các xã như Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Phương, Điện Dương, Điện Nam Đông đã thu hút một lượng lớn lao đông của các địa phương khác về làm việc trong các CCN. Các xã có mật độ dân số cao nhất huyện như Điện Thắng Bắc (1.759 người/km2 năm 2010), Điện Thắng Trung (1.930 người/km2 năm 2010) đều là các xã tập trung nhiều CCN và là các xã nằm trong quy hoạch vùng đô thị của huyện.

Tóm lại, phát triển CCN ở huyện Điện Bàn trong thời gian qua đã trở thành hạt

nhân trung tâm thực hiện quá trình đô thị hóa , mang lại văn minh đô thị, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho các khu vực nông thôn trên địa bàn huyện được đô thị hóa. Kết cấu hạ tầng trong và xung quanh các CCN được đầu tư xây dựng và nâng cấp, từ đó hình thành nên các thị trấn, thị tứ làm cho diện mạo làng quê ngày càng thay đổi và được đô thị hóa, với đầy đủ hệ thống điện, nước sạch, giao thông phát triển và các công trình phúc lợi được xây dựng nhiều hơn. Sự phát triển CCN ở huyện Điện Bàn đang tạo ra sự biến đổi trong cơ cấu lao động và cơ cấu dân cư làm tăng tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp-dịch vụ dẫn đến nâng cao tỷ lệ lao động công nhân và dân cư đô thị.

Một phần của tài liệu “Phát triển cụm công nghiệp trong tiến trình đô thị hóa ở huyện điện bàn tỉnh quảng nam” (Trang 44)