Các thách thức QLRR tại BIDV HàTĩnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP Đầu Tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 68)

2.3.2.1 Về hành lang pháp lý

Hệ thống thông tin báo cáo tài chính, kế toán và thông tin quản lý còn chƣa đạt tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam còn chƣa có các Chuẩn mực tƣơng đồng với các Chuẩn mực kế toán Quốc tế về công cụ tài chính, đặc biệt trong đó là các Chuẩn mực IAS 39 "Các công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị"; IAS 32 "Công cụ tài chính: Thuyết minh và trình bày thông tin”.

61

thống pháp luật trong nƣớc, thể chế thị trƣờng còn chƣa đầy đủ, chƣa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng. Vì vậy có hạn chế nhất định đối với sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và phát triển thị trƣờng tiền tệ. Luật hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện hành còn có một số điểm hạn chế nhƣ:

- Luật còn khái quát, chƣa cụ thể, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ nhƣ vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động ngân hàng. Có những phần chƣa quy định hoặc phân công trách nhiệm cụ thể cho Chính phủ hay Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, gây khó khăn cho quá trình thực thi. Các văn bản hƣớng dẫn luật chƣa đƣợc ban hành kịp thời; nhiều thuật ngữ trong Luật các TCTD chƣa đƣợc định nghĩa thật chính xác dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, thiếu định nghĩa một số thuật ngữ cần thiết nhƣ: "dịch vụ ngân hàng", "ngân hàng liên doanh", "chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài"

Việc tính thuế cũng là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển công cụ phái sinh, chẳng hạn nhƣ quy định về mức thuế đánh trên lãi thu đƣợc từ việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi. Nhiều ý kiến bày tỏ, quy định này vừa kìm hãm vừa khó thực hiện vì lãi suất thả nổi biến động hàng ngày. Hơn nữa, công cụ phái sinh mang bản chất phòng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận chứ không phải vì mục đích kiếm lời

Cấu trúc hệ thống ngân hàng tuy phát triển mạnh mẽ về chiều rộng (cả ở khu vực quản lý lẫn khu vực kinh doanh) nhƣng còn quá cồng kềnh, dàn trãi, chƣa dựa trên một mô hình tổ chức khoa học làm cho hiệu quả và chất lƣợng hoạt động còn kém so với khu vực

Mô hình kinh doanh hiện nay vẫn mang tính chất “độc canh”. Sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, thiếu các định chế quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế nhƣ: quản lý rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, nhóm khách hàng, loại sản phẩm, kiểm toán nội bộ .v.v.

62

Việc đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên còn bất cập so với nhu cầu của nghiệp vụ mới, đặc biệt còn coi nhẹ hoạt động nghiên cứu chiến lƣợc và khoa học ứng dụng làm cho khoảng cách tụt hậu về công nghệ ngân hàng còn khá xa so với khu vực.

2.3.2.2 Về khả năng cạnh tranh

Trong những năm qua BIDV đã có nhiều đổi mới, song đến nay, hệ thốngvẫn ở giai đoạn phát triển ban đầu, năng lực tài chính của BIDV còn yếu, nợ quá hạn cao, nhiều rủi ro. Các chỉ số đánh giá về nợ quá hạn, về đảm bảo an toàn vốn, về tỷ trọng chi phí quản lý trong doanh số hoạt động… so với chuẩn quốc tế đều còn ở mức thấp.

Dịch vụ ngân hàng của các BIDV Hà Tĩnh còn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện lợi chƣa cao, chƣa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng, đặc tính sản phẩm từ các ngân hàng đều có điểm giống nhau không có nhiều sự khác biệt. Tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo thu nhập cho các ngân hàng, các nghiệp vụ mới nhƣ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng, môi giới kinh doanh, tƣ vấn dự án phát triển hạn chế

Hoạt động tín dụng đƣợc mở rộng nhanh chóng nhƣng rủi ro tín dụng chƣa đƣợc kiểm soát và đánh giá một cách chặt chẽ, chƣa phù hợp với chuẩn mực quốc tế và yêu cầu hội nhập; Đội ngũ lao động của các BIDV Hà Tĩnh khá đông nhƣng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của điều kiện hội nhập. Cơ cấu tổ chức trong nội bộ còn lạc hậu, không phù hợp với các chuẩn mực quản lý hiện đại đã đƣợc áp dụng phổ biến ở các nƣớc trong nhiều năm qua.

Công nghệ BIDV còn yếu kém. Hệ thống mạng nối kết giữa các ngân hàng còn nhiều hạn chế, công tác triển khai công nghệ mới còn chậm (có thể

63

thấy mạng lƣới họat động của các máy ATM còn rất it so với 1 số ngân hàng TMCP khác trên địa bàn nhƣ Vietcombank, Agribank).

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 14 Chi nhánh NHTMCP cấp 1 ngoài ra còn có các Quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng CSXH, Ngân hàng phát triển.. nên áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng là rất lớn, BIDV Hà Tĩnh cũng chựu sựu cạnh tranh khốc liện của thị trƣờng trong việc phát triển kinh doanh, nâng cao thị phần … đây cung là một trong những vấn đề mâu thuẩn với QLRR. Thực tế BIDV Hà Tĩnh đã mở rộng mạng lƣới, mở rông kinh doanh tất cả các đối tƣợng khách hàng và đi đôi với phƣơng chấm phát triển dự vào yếu tố bền vững, không chạy theo thị trƣờng bằng mọi giá trị, tăng trƣởng đi đối với chất lƣợng.

2.3.2.3 Về mô hình thực hiện theo Basel II

Khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện Basel II, thị trƣờng tài chính toàn cầu đang trải qua nhiều cuộc khủng hoảng tài chính với mức độ tác động và tần suất ngày càng tăng. Nguyên nhân là do hoạt động giám sát rủi ro tài chính mặc dù có những tiến bộ đáng kể nhƣng vẫn chƣa theo kịp những phát triển nhanh chóng của hệ thống tài chính. Việc triển khai áp dụng Basel II cũng nhƣ xu hƣớng nâng cao các chuẩn mực trong hoạt động của các ngân hàng là yêu cầu tất yếu.

Đối với BIDV, triển khai thực hiện Basel II cũng là nội dung quan trọng của Đề án tái cơ cấu hệ thống giai đoạn 2011-2015. Basel II là một cách chính thức hóa khuôn khổ quản lý rủi ro hàng đầu, vì thế việc triển khai Basel II là một bƣớc đi quan trọng để tăng cƣờng phƣơng thức quản lý rủi ro. Việc xây dựng hệ thống quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế (Basel II) đòi hỏi sự đầu tƣ lớn về tài chính, nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin… Vì vậy nó là thách thức đối với nhiều ngân hàng tại Việt Nam, trong đó có BIDV.

64

Basel II yêu cầu thực hiện các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro tiên tiến, đòi hỏi các ngân hàng chuẩn bị một nền tảng công nghệ thông tin và nền tảng dữ liệu tốt. Lãnh đạo một số ngân hàng cho biết, nếu áp dụng đúng các quy định theo Basel II thì ngân hàng phải dồn toàn lực kể cả về vốn, nhân lực và hệ thống công nghệ thông tin để thực hiện các quy định trên.

Các yêu cầu của Basel II đƣợc tổng hợp dựa vào dữ liệu do các nƣớc thành viên Basel II cung cấp. Do đó không phải tất cả các yêu cầu của Basel II đều có thể áp dụng đƣợc cho mọi nƣớc. Có rất nhiều yêu cầu của Basel II đƣợc thực hiện tùy vào lựa chọn của cơ quan quản lý mỗi quốc gia. Việc áp dụng Basel II trong ngành Ngân hàng Việt Nam cần đƣợc thực hiện từng bƣớc. Việc áp dụng Hiệp ƣớc này không hề đơn giản đối với các ngân hàng. Đòi hỏi các ngân hàng phải có kế hoạch rõ ràng, cẩn trọng, cấu trúc chắc chắn và phải đƣợc điều phối tập trung.

Mặt khác, bản thân các ngân hàng lớn ở Việt Nam không cùng “vạch xuất phát” xét từ mức độ phát triển của hệ thống xếp hạng nội bộ, mô hình đo lƣờng rủi ro cũng nhƣ độ quốc tế hóa… Vì vậy, NHNN hiểu rõ rằng các ngân hàng sẽ khác nhau về mặt giới hạn thời gian để có thể thỏa mãn yêu cầu áp dụng Basel II. Các ngân hàng có quy mô khác nhau chịu sự điều chỉnh của các yêu cầu về vốn khác nhau. Vì vậy các ngân hàng đƣợc phép từng bƣớc đáp ứng các chuẩn mực Basel II. BIDV Hà Tĩnh là một chi nhánh của BIDV Việt Nam, nên quá trình áp dụng các chuẩn mực, mô hình theo Basel 2 đều phụ thuộc vào Hệ thống BIDV. Tuy nhiên cũng nhƣ các Ngân hàng khác việc triển khai theo basel là một thách thức, khó khăn không hề nhỏ đòi hỏi tập trung các nguồn lực, nhất là nguồn lực con ngƣời , nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ ..

65

2.4 Đánh giá mô hình quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP Đầu Tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)