Mô hình Basel III

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP Đầu Tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 34)

Nhằm khắc phục các hạn chế của Basel I, bản Hiệp ƣớc quốc tế về vốn mới nhất đã đƣợc Ủy ban Basel ban hành với ngày hiệu lực là tháng 12/2006 (gọi tắt là Basel II). Basel II đã thể hiện rõ công tác quản lý rủi ro cần phải đƣợc xem xét trên phƣơng diện tổng thế các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, có hƣớng dẫn cụ thể về phƣơng pháp cũng nhƣ cách thức triển khai. Basel II bao gồm một loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản lý rủi ro và đƣợc cấu trúc theo 3 trụ cột:

Trụ cột thứ nhất: Các ngân hàng cần phải duy trì một lƣợng vốn đủ lớn

để trang trải cho các hoạt động chịu rủi ro của mình, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng (rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá) và rủi ro hoạt động. Theo đó, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, thay đổi nhỏ với rủi ro thị trƣờng nhƣng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro hoạt động.

Trụ cột thứ hai: Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về

những loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thể đánh giá đƣợc tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này. Với trụ cột này. Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác giám sát:

- Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá đƣợc mức độ đầy đủ vốn của họ theo danh mục rủi ro và phải có đƣợc một chiến lƣợc đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó.

- Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ và các chiến lƣợc của ngân hàng. Họ phải có khả năng giám sát và

27

đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu. Theo đó, giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này.

- Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.

- Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dƣới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không duy trì trên mức tối thiểu.

Trụ cột thứ ba: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách

phù hợp theo nguyên tắc thị trƣờng. Với trụ cột này, Basel II đƣa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ của vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro tác nghiệp và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.

Hiệp ƣớc Basel II là một loạt các quy tắc nhằm điều chỉnh hoạt động ngân hàng đa quốc gia. Ngày nay, dƣờng nhƣ không một ngân hàng nào có thể tách rời mà không có mối quan hệ với các ngân hàng trên thế giới. Việc áp dụng đồng nhất công tác quản lý rủi ro nói chung theo chuẩn mực Basel II tại mỗi nƣớc là một bƣớc đi quan trọng trong việc nâng cao tính ổn định tài chính của mỗi nƣớc và thế giới.

Basel II vẫn quy định vốn an toàn tối thiểu là 8% và chỉ thay đổi cách tính. Và trong cách tính này tất cả các rủi ro đƣợc phản ánh rõ ràng trong công thức: Trong đó:

- RWA rủi ro tín dụng = tài sản * hệ số rủi ro ( so với Basel I, RWA của Basel II có đề cập đến xếp hạng tín dụng).

28

Hệ số đo lƣờng theo Basel II phức tạp hơn, nhiều phƣơng pháp để lựa chọn hơn, nhƣng có khả năng đánh giá chính xác mức độ an toàn vốn, và cho phép quyền tự quyết rất lớn trong giám sát hoạt động ngân hàng

Basel II phân định các mức rủi ro trên cơ sở xếp hạng, do đó các ngân hàng sẽ phải phụ thuộc chủ yếu vào kết quả xếp hạng và đánh giá độ tín nhiệm của các tổ chức độc lập nhƣ Moody, S&P, Fitch.

Các phƣơng pháp đo lƣờng của Basel II

Rủi ro tín dụng

- Phƣơng pháp chuẩn hoá: phụ thuộc vào đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập,

- Phƣơng pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản: các ngân hàng đƣa ra những khoản rủi ro ngầm định,

- Phƣơng pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ tiên tiến: các ngân hàng đƣa ra một loạt thông tin đầu vào về rủi ro.

Rủi ro thị trƣờng

- Phƣơng pháp chuẩn hoá: do cơ quan quản lý ngân hàng thiết lập tạo nên hệ thống nhất về cách thức tổ chức và thực hiện đo lƣờng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.

- Phƣơng pháp mô hình nội bộ: các ngân hàng tự xây dựng mô hình đo lƣờng nội bộ theo hƣớng dẫn cho phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của ngân hàng (chỉ đƣợc sử dụng khi có sự phê duyệt của NHNN).

Rủi ro hoạt động

- Phƣơng pháp dùng chỉ tiêu cơ bản: Một chỉ tiêu áp dụng cho một qui định, - Phƣơng pháp chuẩn hoá: nhiều chỉ tiêu áp dụng cho một quy định. - Phƣơng pháp đo lƣờng nội bộ nâng cao (AMA) các ngân hàng áp dụng các mô hình nội bộ.

29

• Chi tiết hơn về trọng số rủi ro của các loại tài sản khi tính vốn tối thiểu • Bổ sung yêu cầu tính đến rủi ro tác nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Bổ sung vai trò giám sát của cơ quan quản lý

• Bổ sung yêu cầu đáp ứng kỷ luật thị trƣờng (yêu cầu tiết lộ thông tin, công khai, minh bạch)

• Phạm vi áp dụng rộng hơn (đối với cả tập đoàn tài chính) • Chi tiết hơn về các phƣơng pháp tính vốn tối thiểu.

1.4.2. Mô hình Basel III

Một số thay đổi quan trọng (có lộ trình thực hiện):

– Tăng yêu cầu về vốn cấp 1 (từ 4% lên 6,5%; theo đó CAR từ 8% lên 10,5%, lộ trình 2013-19).

– Các yêu cầu khác nhằm điều chỉnh rủi ro tài chính (hệ số đòn bẩy , rủi ro đối tác và thanh khoản).

Hiệp ƣớc Basel lần thứ ba (gọi là Basel 3) đƣợc Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng thông qua vào năm 2010 với lộ trình thực hiện là 3 năm (2013-2015), nhƣng phải gia hạn đến năm 2019 do suy thoái toàn cầu kéo dài. Hơn nữa, Basel 3 là tiêu chí điều chỉnh tự nguyện, các ngân hàng trung ƣơng sẽ điều chỉnh các quy định về ngân hàng tùy theo tình hình thực tế của mỗi nƣớc.

Basel 3 đang bị các ngân hàng phê phán (kể cả các ngân hàng lớn tại Mỹ và châu Âu) với lập luận cho rằng, quy định đƣa ra tại Basel 3 sẽ gây tổn thƣơng cho các ngân hàng và nền kinh tế, việc tăng vốn dự phòng đối với tài sản cầm cố và tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ sẽ gây thƣơng tổn cho các ngân hàng nhỏ. Sau ý kiến đóng góp của các ngân hàng và tổ chức quốc tế, ngày 06/01/2013, Ủy ban Basel đã nới lỏng thời hạn thực hiện đến năm 2019, đồng thời giảm nhẹ các quy định về vốn và mở rộng các khái niệm về tài sản thanh khoản. Tuy nhiên, tranh cãi chƣa phải đã kết thúc.

30

Chứng khoán hóa tiền mặt là cách làm truyền thống, cho phép ngân hàng giảm lƣợng vốn dự phòng rủi ro tài sản. Cụ thể là, tài sản ở lại bảng cân đối của ngân hàng, giải phóng thêm nguồn vốn và cho phép ngân hàng mở rộng cho vay. Trong các hợp đồng giả, các ngân hàng giữ lại các tài sản và mua bảo hiểm dự phòng tổn thất do các nhà đầu tƣ gây ra, thƣờng là dƣới hình thức hoán đổi vỡ nợ tín dụng.

Lý do để Ủy ban Basel đƣa ra quy định khắt khe này bắt nguồn từ thực tế là, việc sử dụng rộng rãi các nghiệp vụ phái sinh trên thị trƣờng cầm cố ở Mỹ đã dẫn đến khủng hoảng tài chính, khi rủi ro từ ngân hàng lan sang khu vực ngân hàng ngầm. Vì thế, Ủy ban Basel đã đƣa ra đề xuất vào ngày 18/12/2012, bắt buộc các ngân hàng và các công ty tài chính, thƣơng mại phải tăng vốn để dự phòng rủi ro đối với phần vốn góp đã chứng khoán hóa, nhất là những tài sản nhạy cảm về rủi ro và kỳ hạn.

Các ngân hàng cho rằng, kế hoạch này sẽ buộc các ngân hàng phải nắm giữ thêm vốn dự phòng rủi ro khi chia nhỏ tài sản, làm tăng chi phí giao dịch tài chính, thui chột động lực của các ngân hàng trên thị trƣờng vốn. Việc áp đặt quy định tăng vốn dự phòng tài sản chứng khoán hóa có thể dẫn tới hậu quả không mong muốn là thui chột động lực của các ngân hàng trên các thị trƣờng chứng khoán, làm suy giảm tín dụng và tính thanh khoản trên toàn cầu, khi các ngân hàng phải thắt chặt nguồn vốn và cắt giảm tín dụng cho nền kinh tế. Trƣớc những vấn đề nêu trên, Ủy ban Basel sẽ phải nghiên cứu tác động của việc chứng khoán hóa các khoản cho vay và đƣa vào chƣơng trình nghị sự tại cuộc họp vào thời gián tới. Nghĩa là, phần lớn các quy định Basel 3 vẫn nằm trên giấy.

31

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP Đầu Tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 34)