Các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP Đầu Tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 64)

2.3.1.1 Chất lượng nguồn nhân lực

Chất lƣợng của nguồn nhân lực đƣợc coi là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến năng lực quản lý rủi ro của BIDV Hà Tĩnh. Nguồn nhân lực tác động đến năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng bao gồm từ nhận thức và quan điểm cho đến khả năng chuyên môn của ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro và toàn bộ cán bộ công nhân viên của ngân hàng.

Trƣớc hết, quản lý rủi ro chỉ có thể đƣợc thực hiện tốt xuất phát từ quan điểm, nhận thức của ban lãnh đạo ngân hàng. Tiếp theo, chất lƣợng đội ngũ cán bộ của phòng quản lý rủi ro, những cán bộ tác nghiệp trực tiếp thực hiện nhận biết, xác định, phân tích và đo lƣờng rủi ro, tạo cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh và kiểm sóat rủi ro. Chất lƣợng chuyên môn và ý thức nghề nghiệp của các bộ thuộc bộ phận này trực tiếp quyết định đến năng lực quản lý rủi ro của BIDV về sự chính xác hiệu quả trong từng nội dung và các bƣớc

57

của quy trình quản lý rủi ro.

Cuối cùng là chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm việc tại các phòng ban chuyên môn khác: cán bộ phòng tín dụng, phòng nguồn vốn, cán bộ phòng nghiên cứu thị trƣờng, phòng kinh doanh ngoại tệ v.v¼, cũng rất quan trọng bởi vì họ chính là những ngƣời trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh mặt đối mặt và chịu đựng những tổn thất khi xảy ra rủi ro. Những kỹ năng, kinh nghiệm và ý thức tác nghiệp của những cán bộ này tác động rất lớn đến hoạt động quản lý rủi ro và nâng cao năng lực quản lý rủi ro của NHTM.

2.3.1.2 Năng lực tài chính của ngân hàng

Năng lực tài chính tốt cho phép BIDV Hà Tĩnh có khả năng huy động nguồn vốn lớn và cho phép tiến hành các hoạt động kinh doanh đa dạng phong phú, do vậy không những có thể giảm thiểu rủi ro mà còn có khả năng chấp nhận tổn thất rủi ro. Với ý nghĩa đó, năng lực tài chính của ngân hàng là một nhân tố quan trọng tác động đến năng lực quản lý rủi ro đƣợc đánh giá trên hai khía cạnh: quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

2.3.1.3 Quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Theo quy định chung, quy mô vốn chủ sở hữu lớn thì khả năng huy động nguồn vốn của ngân hàng (gấp 20 lần vốn chủ sở hữu) sẽ lớn, nguồn vốn lớn sẽ cho phép ngân hàng hoạt động với quy mô lớn và đa dạng hóa. Quy mô vốn chủ sở hữu lớn đồng thời cũng là khả năng chịu đựng tổn thất rủi ro lớn. Khi rủi ro xảy ra, các khoản tổn thất của ngân hàng sẽ đƣợc bù đắp bởi trƣớc tiên là lợi nhuận thông qua quỹ dự phòng rủi ro, sau đó là cuối cùng là vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Quy mô vốn lớn luôn có uy tín cao và đƣợc khách hàng tin cậy nhiều hơn và đó là điều kiện quan trọng đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra với quy mô vốn chủ sở hữu lớn, các ngân hàng luôn có khả năng hòan thiện các điều kiện về cơ sở vật chất và bố trí nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động quản lý rủi ro có hiệu

58

quả.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đƣợc xác định bằng cách so sánh vốn chủ sở hữu với tài sản có nguy cơ rủi ro và là quy định chung đối với các NHTM nhằm đảm bảo an toàn chung cho cả hệ thống ngân hàng. Quy định của Basel II về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Tuy vậy, các NHTM hàng đầu ở Mỹ luôn có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ở mức 9,2% và tỷ lệ an toàn vốn ở mức thấp nhất là 10% và cụ thể hơn trong đó, tỷ lệ vốn cấp 1 (tier1) là 6% và tỷ lệ vốn cấp 2 (tier 2) là 5% theo xác suất rủi ro của mỗi danh mục tài sản.

Nhƣ vậy, tƣơng tự và kết hợp với quy mô vốn chủ sở hữu, khi đạt đƣợc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của các hiệp hội ngân hàng hay các quốc gia, các NHTM sẽ có khả năng chống đỡ rủi ro tốt hơn. Nếu các nhân tố khác không đổi, quy mô vốn chủ sở hữu tăng và tỷ lệ an toàn vốn cao hơn sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực quản lý rủi ro của NHTM. Song cũng cần lƣu ý rằng chi phí vốn chủ sở hữu luôn rất cao và tỷ lệ an toàn vốn có quan hệ ngƣợc chiều với hiệu quả kinh doanh do vậy NHTM cũng cần phải định mức và duy trì các nhân tố này ở mức nhất định.

BIDV có tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu khá cao so với các ngân hàng TMCP trong lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên lại rất thấp so với các ngân hàng khu vực và trên thế giới.

2.3.1.4 Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, mạng lưới, công nghệ

Đây là nhân tố bao hàm những trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tạo điều kiện cho cán bộ ngân hàng có thể có đƣợc hệ thống thông tin, dữ liệu cập nhật cho phép theo dõi thƣờng xuyên, dự báo chính xác và đầy đủ về xu hƣớng vận động của nền kinh tế. Từ đó có thể đo lƣờng về mức độ rủi ro và xây dựng các biện pháp để chủ động và kịp thời xử lý.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ còn tác động lớn đến năng suất lao động và chất lƣợng của các cán bộ công nhân viên ngân hàng.

59

Không có trang thiết bị cần thiết và các phần mềm tƣơng ứng, việc áp dụng các mô hình định lƣợng để ra quyết định sẽ không thể thực hiện. Ngoài ra, công nghệ hiện đại còn góp phần làm tăng tính thông suốt của hệ thống thông tin trong nội bộ ngân hàng và kết nối ngân hàng với thị trƣờng tài chính trong nƣớc và quốc tế, cho phép thực hiện các nghiệp vụ giao dịch kinh doanh và phòng chống rủi ro một cách hiệu quả nhất.

2.3.1.5 Môi trường kinh tế xã hội và kinh doanh

Dù các ngân hàng có đầy đủ khả năng về nguồn nhân tài vật lực và các yếu tố chủ quan khác nhƣng môi trƣờng pháp lý, kinh tế xã hội không thuận lợi thì năng lực quản lý rủi ro dù đƣợc đánh giá cao cũng không thể trở thành hiện thực và không thể đóng góp hiệu quả cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong khi việc phòng chống rủi ro lại phải tuân thủ theo các quy định của ngân hàng trung ƣơng hay của các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, năng lực quản lý rủi ro của các NHTM hầu nhƣ không phát huy tác dụng do vậy không đƣợc chú trọng và củng cố.

Sự phát triển của thị trƣờng tài chính nói chung và tiền tệ liên ngân hàng nói riêng là yếu tố quan trọng thứ hai đối với việc nâng cao năng lực quản lý rủi ro của NHTM. Hầu hết các hoạt động của các NHTM đều có quan hệ với nhau và các ngân hàng thƣờng xuyên giao dịch trên thị trƣờng tiền tệ. Những hoạt động của thị trƣờng tiền tệ ngày nay trở thành điều kiện sống còn của các NHTM bởi lẽ thị trƣờng này không chỉ là cơ sở hình thành lãi suất, tỷ giá mà còn là nơi đáp ứng nhu cầu về khả năng thanh toán và thực hiện toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh để phòng chống rủi ro. Giống nhƣ điều kiện về môi trƣờng pháp lý, nếu thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng không phát triển, năng lực quản lý rủi ro trở lên không hòan tòan có ý nghĩa.

Nhận thức của khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân của ngân hàng là yếu tố quan trọng thứ ba trong nhóm này, bởi lẽ những suy tính và

60

hành vi giao dịch của khách hàng góp phần nhất định và rủi ro, chia sẻ rủi ro và đặc biệt là hành vi phản ứng của khách hàng khi rủi ro xảy ra. ở những nƣớc có trình độ nhận thức cao, thị trƣờng tài chính phát triển các hoạt động quản lý rủi ro không chỉ có ý nghĩa mà còn rất đƣợc chú trọng phát triển. Khách hàng, dù là các cá nhân cũng có thể áp dụng các công cụ phòng chống rủi ro để bảo vệ lợi ích của bản thân và góp phần bảo đảm an toàn cho thị trƣờng. Trái lại, ở những nhận thức của công chúng hạn chế, dễ nảy sinh tâm lý hoảng lọan, đầu tƣ hay rút tiền ồ ạt theo cảm tính, v.v¼, sẽ tác động không thuận lợi đến năng lực và hiệu quả quản lý rủi ro của các NHTM.

Ngoài ra, trong điều kiện các nƣớc theo đuổi và thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay thì ảnh hƣởng của tình hình thị trƣờng quốc tế đến việc năng lực quản lý rủi ro càng mạnh mẽ hơn trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, các ngân hàng có thể mở rộng hoạt động kinh doanh cả về quy mô và phạm vi, theo đó các nghiệp vụ phòng chống rủi ro cũng đƣợc vận hành một cách dễ dàng hơn. Cơ hội học tập kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ quản lý rủi ro cũng đƣợc thực hiện nhanh chóng với chi phí thấp. Song về mặt tiêu cực, quan hệ tài chính phát triển thì rủi ro xảy ra nhiều hơn, tính chất phức tạp và phạm vi tác động ảnh hƣởng cũng rộng lớn hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP Đầu Tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 64)