Thực trạng quản lý rủiro trong hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP Đầu Tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 54)

2.2.3.1 Quản lý rủi ro tín dụng

Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn của BIDV Hà Tĩnh trong những năm gần đây nhƣ sau:

Bảng 2.6: Nợ quá hạn Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Dƣ nợ tín dụng 1.285 1.472 1.669 1.933 2 Nợ quá hạn 9,2 55 63 9,7 3 Tỷ lệ NQH/TDN (%) 0,72 3,74 3,77 0,50

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010- 2013,Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Hà Tĩnh ) - 500 1,000 1,500 2,000 2,500

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợ tín dụng Nợ quá hạn

47

Hình 2.6: sơ đồ dƣ nợ tín dụng và nợ quá hạn từ 2010-2013

Nợ quá hạn của BIDV Hà Tĩnh năm 2011 tăng đột biến so với năm 2010 là do tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng đã ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, do đó, ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Hiện nay, nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam đã hồi phục hơn trƣớc, đồng thời với sự cố gắng nỗ lực trong công tác thu hồi nợ và xử lý nợ, nên tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh đã giảm đáng kể, nợ quá hạn giảm từ 55 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 9,7 tỷ đồng

Kết quả phân loại nợ

Bảng 2.7: Kết quả phân loại nợ Chi nhánh từ năm 2010-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Diễn giải Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

* Kết quả phân loại nợ 1.285 1.472 1.669 1.933

Nợ đủ tiêu chuẩn 1.250 1.350 1.473 1.866

Nợ cần chú ý 26 112 180 56

Nợ dƣới tiêu chuẩn 5,6 0 0.3 0

Nợ nghi ngờ 1 0 2 0

Nợ có khả năng mất vốn 3,6 3,2 11.5 11

* Tỷ lệ nợ xấu 0,71% 0,2% 0,8% 0,57%

* Trích lập dự phòng 13,8 19,1 35,1 28,7

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010- 2013, Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Hà Tĩnh )

Qua kết quả trên cho thấy nợ đủ tiêu chuẩn và nợ cần chú ý chiếm 99% tổng dƣ nợ, cho thấy chất lƣợng tín dụng của BIDV- Chi nhánh Hà Tĩnh tốt.

Tỷ lệ nợ xấu

Theo số liệu báo cáo số dự phòng chung chi nhánh phải trích hàng năm không biến động nhiều nhƣng số dự phòng cụ thể thì tăng đột biến trong năm

48

2012. do các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 của chi nhánh tăng cao, số dự phòng cụ thể tăng từ 6,7 tỷ đồng lên 21,6 tỷ đồng năm 2012 và sang năm 2013 số dự phòng cụ thể đã giảm đáng kể nhƣng vẫn ở mức cao, việc trích lập dự phòng rủi ro ngày càng cao thể hiện mức độ rủi ro tín dụng của Chi nhánh có sự gia tăng.

Bảng 2.8: Nợ xấu 2010-2013 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng dƣ nợ 1 285 1 472 1 669 1 933 * Dƣ nợ xấu 10,3 3,2 13,8 11 Tỷ lệ Nợ xấu/tổng dư nợ (%) 0,71% 0,2% 0,8% 0,57%

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010- 2013,Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Hà Tĩnh )

Số dƣ nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ thời điểm năm 2012 có sự gia tăng đột biến so với năm trƣớc. Nguyên nhân chính vì khách hàng ngừng sản xuất kinh doanh do thua lỗ, thu hồi không dƣợc vốn nên nợ xấu phát sinh 10 tỷ đồng. Đến cuối năm 2013 dƣ nợ xấu là 11 tỷ đồng, không tăng so với năm 2010; Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ là 0,57%, thấp hơn năm 2010 và đạt đƣợc mục tiêu ngân hàng đặt ra là dƣới 3%.

Tuy nhiên có một nhân tố ảnh hƣởng rất lớn đến dƣ nợ xấu của ngân hàng đó là ngân hàng đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý một lƣợng lớn nợ xấu ra ngoại bảng nhằm làm trong sạch bảng cân đối tài sản. Nếu tính cả số nợ xấu đã xử lý ra ngoại bảng thì dƣ nợ xấu cuối năm 2013 khoảng là 50 tỷ đồng, và tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ cuối năm 2013 sẽ ở mức 3,88%.

49 Bảng 2.9: Dự phòng rủi ro Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng dƣ nợ 1.285 1.472 1.669 1.933 * Tổng số dự phòng đã trích 16,4 19,1 35,1 28,5 Trong đó: - Dự phòng chung 10 12,4 13,5 15,8 - Dự phòng cụ thể 6,4 6,7 21,6 12,7 Tỷ lệ DPRR phải trích (%) 1,3% 1,3% 2,1% 1,4% * Dƣ nợ xấu chuyển ra ngoại

bảng (nợ xử lý bằng quỹ DPRR) 16 18 16 75 Tỷ lệ nợ ngoại bảng/tổng dƣ nợ 1,25% 1,22% 0,96% 3,88%

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010- 2013,Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Hà Tĩnh )

* Tỷ lệ dự phòng RRTD:

Về dự phòng rủi ro năm sau phải trích cáo hơn năm trƣớc do dƣ nợ tăng nên phải trích dự phòng chung tăng, nhƣng đáng quan tâm ở đây là dự phòng cụ thể tăng cao và cụ thể năm 2012 tăng gấp 3,4 lần so với năm 2010 bởi vì nợ cần chú ý và nợ xấu có khả năng mất vốn ( nợ nhóm 5) tăng mạnh so các năm trƣớc.

So sanh chỉ tiêu nợ xấu với các ngân hàng trên địa bàn

Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu 4 ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

50 Đơn vị tính: triệu đồng STT Tên ngân hàng Tín dung Nợ xấu 2012 2011 2012 2013 Thị phần 1 NHNNo Hà Tĩnh 5,694 6,597 7,802 39.6% 2.58% 2 VCB Hà Tĩnh 2,252 2,333 2,771 13.8% 3.89% 3 BIDV Hà Tĩnh 1,472 1,670 1,933 9.4% 0,8% 4 Viettinbank Hà Tĩnh 1,437 1,725 2,064 9.6% 0.9%

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV Hà Tĩnh 2011-2013)

Hình 2.7: Thị phân dƣ nợ các 4 NHTM năm 2013 Dư nợ 2013 NHNNo Hà Tĩnh VCB Hà Tĩnh BIDV Hà Tĩnh Viettinbank Hà Tĩnh 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% NHNNo Hà Tĩnh VCB Hà Tĩnh BIDV Hà Tĩnh Viettinbank Hà Tĩnh Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 Nợ xấu

51

Hình 2.8: Tỷ lệ nợ xấu các 4 NHTM năm 2012

Thị phần tín dụng của Chi nhánh ở mức thấp nhất so với các NHTM nhà nƣớc trên địa bàn 9,7%, cao nhất là NHNNo Hà Tĩnh qua đây cho thấy quy mô tín dụng còn khiêm tốn, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh cũng ở mức thấp nhất, cao nhất là VCB Hà Tĩnh, Điều này cho thấy nền khách hàng tín dụng tại chi nhánh tƣơng đối tốt. Trong thời gian tới chi nhánh cần có kế hoạch mở rộng mạng lƣới hoạt động để tăng thị phần đồng thời có chính sách kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, mặc dù vậy đây cũng có thể coi chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh đƣợc đảm bảo.

2.2.3.2 Quản lý rủi ro tác nghiệp

Rủi ro tác nghiệp là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ ngân hàng, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng, do những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Do cán bộ ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ, nhiệm vụ không đƣợc uỷ quyền hoặc phê duyệt vƣợt quá thẩm quyền cho phép và không tuân thủ theo quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng và các văn bản pháp luật hiện hành

- Do không tuân thủ các quy định /quy trình của hệ thống hỗ trợ,

- Không chấp hành nội quy cơ quan, Hợp đồng lao động và các văn bản pháp luật đối với ngƣời lao động nơi công sở nhƣ: an toàn lao động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng...

- Có hành vi lừa đảo và/hoặc hành động phạm tội, câu kết với đối tƣợng bên ngoài nhằm trục lợi cá nhân gây thiệt hại cho ngân hàng.

- Ngòai ra do quy định, quy trình nghiệp vụ còn nhiều điểm bất cập, chƣa hoàn chỉnh, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng

52

hệ thống bảo mật thống tin không an toàn; Do thiết kế hệ thống không phù hợp, gián đoạn của hệ thống (xử lý, truyền thông, thông tin) và/hoặc do các phần mềm /các chƣơng trình hỗ trợ cài đặt trong hệ thống lỗi thời, hỏng hóc hoặc không hoạt động.

- Do việc chỉ đạo, hƣớng dẫn và hỗ trợ chƣa kịp thời, chƣa hiệu quả hoặc chồng chéo gây khó khăn, ách tắc cho bộ phận nghiệp vụ; Do cơ chế, quy chế về công tác hỗ trợ chƣa phù hợp, chƣa đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ cho bộ phận nghiệp vụ.

- Do hành vi lừa đảo, trộm cắp và/hoặc phạm tội của các đối tƣợng bên ngoài hệ thống ngân hàng: Có trƣờng hợp tự báo mất thẻ VISA sau đó tới ngân hàng khác rút tiền, nếu hệ thống không cập nhật kịp thời thì kẻ lừa đảo đã có thể lấy đƣợc tiền của ngân hàng.

- Rủi ro do các sự kiện bên ngoài và/hoặc do tự nhiên (động đất, bão...) gây gián đoạn thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

- Rủi ro các văn bản, quy định của chính phủ, các ban ngành liên quan có sự thay đổi hoặc có những quy định mới làm ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng.

Các hành vi gian lận và tội phạm bên ngoài

Rủi ro tác nghiệp liên quan đến yếu tố bên ngoài chủ yếu xảy ra ở lĩnh vực tín dụng, và nghiệp vụ thẻ và máy ATM, nghiệp vụ ngân quỹ.

Các hành vi gian lận liên quan đến yếu tố bên ngoài trong lĩnh vực tín dụng thƣờng là các trƣờng hợp khách hàng đã giả mạo, sửa chữa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn; khách hàng lừa đảo ngân hàng bằng thủ đoạn lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhiều ngƣời, rồi giả làm hồ sơ vay vốn ngân hàng bằng cách nhờ ngƣời khác giả mạo tên của những ngƣời là chủ sở hữu trên giấy chứng quyền sở hữu đất đứng tên vay vốn, dùng hình ảnh của những ngƣời này làm giả giấy xác nhận mất chứng minh thƣ có

53

xác nhận của cơ quan công an; khách hàng đứng tên vay vốn với tƣ cách là ngƣời đại diện vay vốn tiêu dùng cho cán bộ công nhân viên, tuy nhiên khi đã nhận đƣợc tiền giải ngân, không phát tiền cho ngƣời vay theo danh sách, mà chữ ký của những ngƣời này để chiếm đoạt toàn bộ số tiền vay.

Hành vi gian lận bên ngoài liên quan đến nghiệp vụ ngân quỹ chủ yếu là các trƣờng hợp khách hàng mang tiền giả trộn lẫn với tiền nộp vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc chuyển đổi ngoại tệ giả ra đòng nội tệ. Thủ đoạn của bọn tội phạm ngày càng tinh vi nhƣ cắt tiền thật, can dán thành tiền rách nát với số lƣợng lớn hơn để đổi lấy tiền đủ tiêu chuẩn lƣu thông.

Các rủi ro do hành vi phạm tội của các đối tƣợng bên ngoài liên quan đến các nghiệp vụ thẻ và máy ATM là một hiện tƣợng gặp phải khá phổ biến trong thực tế hoạt động nhƣ trƣờng hợp các đối tƣợng ngƣời nƣớc ngoài sử dụng thẻ tín dụng giả để rút tiền tại ngân hàng ở Việt Nam, các đối tƣợng phạm tội do sử dụng thẻ trộm cắp đƣợc hoặc do chủ thẻ sơ ý đánh mất hoặc thậm chí là các hành vi đục phá máy ATM để lấy trộm tiền.

Tất cả những vụ việc trên đều đã đƣợc phát hiện và đƣa ra xử lý trƣớc pháp luật, những cá nhân và đơn vị vi phạm đã bị xử lý, ngân hàng đã và đang nỗ lực để thu hồi lại số tiền bị lừa đảo chiếm đoạt.

Dấu hiệu rủi ro liên quan đến sai sót trong tác nghiệp của cán bộ

Rủi ro liên quan đến các sai sót trong tác nghiệp của cán bộ là loại rủi ro lớn nhất và có nguy cơ tổn thất cao nhất trong các loại rủi ro mà BIDV đã phải gánh chịu. Các sai sót tác nghiệp của cán bộ bao gồm:

- Sai sót trong nghiệp vụ Huy động vốn.

Các sai sót trong nghiệp vụ Huy động vốn bao gồm: mở tài khoản khi hồ sơ của khách hàng chƣa đủ thông tin; chƣa thực hiện quét hình ảnh, mẫu dấu, chữ ký của khách hàng lên mạng; sai sót trong việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký của khách hàng trên các chứng từ giao dịch; sai sót của giao dịch viên trong quá trình nhập dữ liệu vào chƣơng trình nhƣ chọn sai màn hình, sai sản phẩm,

54

hạch toán nhầm tài khoản và tính phí nhầm; không phát hiện đƣợc tiền giả khi thực hiện thu ngân (năm 2013 là có 4 trƣờng hợp cán bộ thu ngân không phát hiện tiền giả, con số này năm 2012 là 5 và năm. Tất cả các trƣờng hợp này nhân viên thu ngân đều đã phải bồi thƣờng thiệt hại cho ngân hàng)…

Có thể thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do những sai sót của cán bộ trong quá trình tác nghiệp. Những sai sót này mặc dù đã giảm đƣợc qua các năm, nhƣng lại là những sai sót có nguy cơ rủi ro cao, mà nguyên nhân cơ bản nhất của những sai sót này chủ yếu là do ý thức chấp hành quy trình nghiệp vụ của cán bộ chƣa đƣợc nghiêm, do sự cẩu thả của giao dịch viên trong quá trình thao tác nghiệp vụ.

Sai sót trong nghiệp vụ Chuyển tiền bao gồm:

Sai sót trong việc tính và thu các loại phí không đúng theo quy định của ngân hàng (tính cả năm 2013 có 22 trƣờng hợp tính nhầm phí, tăng 110% so với năm 2012); sai sót trong hồ sơ của khách hàng nhƣ số tiền bằng số và bằng chữ ghi trên lệnh chuyển tiền không khớp nhau ( năm 2013 xảy ra 5 trƣờng hợp, năm 2012 xảy ra 4 trƣờng hợp); ghi sai tên đơn vị thụ hƣởng….

Những sai sót trong nghiệp vụ chuyển tiền chủ yếu do nguyên nhan chủ quan của cán bộ. Những sai sót trong nghiệp vụ này rất dễ xảy ra tổn thất cho ngân hàng, đặc biệt là hiện tƣợng chuyển nhầm nhiều lần một món tiền đến ngƣời thụ hƣởng nếu không đƣợc kiểm soát viên của ngân hàng phát hiện kịp thời có thể dẫn dến tình trạng ngân hàng bị chiếm dụng vốn hoặc thậm chí mát tiền.

Sai sót trong nghiệp vụ thẻ và máy ATM.

Các sai sót trong nghiệp vụ thẻ liên quan đến tác nghiệp của cán bộ đã xảy ra tại BIDV nhƣ việc cán bộ không thực hiện chấm báo cáo máy ATM hàng ngày;

55

Các sai sót xảy ra nhiều nhất trong nghiệp vụ này là vẫn đề thu chi, vấn đề chuyển tiền và quản lý sử dụng ấn chi và nhầm lẫn trong việc thu chi tiền. Hiện tƣợng ấn chỉ quan trọng hỏng do viết sai, in sai xảy ra thƣờng xuyên tại các chi nhánh và phòng giao dịch (năm 2013 có 598 ấn chỉ quan trọng viết sai, in sai, giảm so với năm 2012); Những dấu hiệu rủi ro liên quan đến việc thu chi tiền của cán bộ quỹ cũng nhƣ không phát hiện đƣợc tiền giả, nhầm lẫn trong việc phân loại tiền và tiền mặt không đƣợc đóng gói niêm phong và sắp xếp đúng quy định; Chi trả tiền thừa hoặc thiếu so với đề nghị của khách hàng.

Sai sót trong nghiệp vụ luân chuyển chứng từ hạch toán kế toán.

Sai sót thƣờng gặp trong nghiệp vụ luân chuyển chứng từ hạch toán kế toán là thiếu chữ ký, dấu của khách hàng; thiếu chữ ký của giao dịch viên trên chứng từ giao dịch; Năm 2013 xảy ra 75 trƣờng hợp, giảm 51% so năm 2012).

Sai sót trong nghiệp vụ Tín dụng

Sai sót trong nghiệp vụ tín dụng chủ yếu là các sai sót trong vấn đề tuân thủ quy chế điều hành của chi nhánh và sai sót trong việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ nhƣ thẩm định hồ sơ và ra quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng, tiếp nhận và định giá tài sản đảm bảo, phân loại nợ…

Sai sót trong nghiệp vụ Điện toán.

Sai sót trong nghiệp vụ điện toán tiềm ẩn rủi ro cao nhất là sai sót trong quá trình quản lý User, password. Những sai sót này trên thực tế xảy ra không nhiều tại BIDV. Hiện tƣợng sử dụng User, passwword chung giữa các giao dịch viên, kiểm soát và cán bộ điện toán đã giảm đƣợc đáng kể, năm 2012 ra 15 trƣờng hợp, giảm 52% so với năm 2011. Năm 2013 các sai sót liên quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tại ngân hàng TMCP Đầu Tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)