Sau hàng loạt vụ sụp đổ của ngân hàng vào thập kỷ 80, một nhóm các Ngân hàng Trung ƣơng và cơ quan giám sát của 10 nƣớc phát triển (G10) đã tập hợp tại thành phố Basel, Thụy Sĩ vào năm 1987 tìm cách ngăn chặn xu hƣớng này. Sau khi nhóm họp, các cơ quan này đã quyết định hình thành Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on the Banking Supervision), đƣa ra các nguyên tắc chung để quản lí hoạt động của ngân hàng quốc tế.
Năm 1988, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ƣớc về vốn của Basel (Basel I), yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Mức vốn tối thiểu này là một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng vốn của ngân hàng, do đó mức vốn này cũng đƣợc hiểu là mức vốn tối thiểu tính theo trọng số rủi ro của ngân hàng đó.
Mục đích của Basel I
Chủ yếu tập trung vào rủi ro tín dụng
+ Củng cố sự ổn định của toàn hệ thống ngân hàng quốc tế.
+ Thiết lập một hệ thống ngân hàng thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.
Ban đầu, Basel I chỉ áp dụng trong hoạt động ngân hàng quốc tế thuộc nhóm 10 nƣớc phát triển. Sau này, Basel I đã trở thành chuẩn mực toàn cầu và đƣợc áp dụng ở trên 120 quốc gia. Theo quy định của Basel I, các ngân hàng xác định đƣợc tỷ lệ vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR) đạt tối thiểu 8% để bù đắp cho rủi ro có thể xảy ra, đây là biện pháp dự phòng bắt buộc nhằm đảm bảo rằng các ngân hàng có khả năng khắc phục tổn thất mà không ảnh hƣởng đến lợi ích của ngƣời gửi tiền. Trong đó:
25
ổng vốn của Ngân hàng đƣợc chia làm hai loại:
Vốn cấp 1 (Vốn tự có cơ bản) bao gồm cổ phần thƣờng, cổ phần ƣu đãi dài hạn, thặng dƣ vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác, các phƣơng tiện ủy thác có thể chuyển đổi và dự phòng lỗ tín dụng. Đó chính là phần vốn điều lệ và các quỹ dự trữ đƣợc công bố.
Theo quy định của Ủy ban Basel, nguồn vốn của ngân hàng cần thiết cho mục đích giám sát phải đƣợc xác định từ hai cấp, theo đó cần thiết phải có ít nhất 50% đƣợc cấu thành từ vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại (vốn cấp 1). Các yếu tố khác của nguồn vốn sẽ đƣợc gọi là vốn cấp 2 có giới hạn tối đa 100% vốn cấp 1.
Vốn cấp 2 (Vốn tự có bổ sung) bao gồm tất cả các vốn khác nhƣ các khoản lợi nhuận trên tài sản đầu tƣ, nợ dài hạn với kỳ hạn lớn hơn 5 năm và các khoản dự phòng ẩn (nhƣ trợ cấp cho các khoản vay và trợ cấp cho các khoản cho thuê). Tuy nhiên, các khoản nợ ngắn hạn không có đảm bảo không bao gồm trong định nghĩa về vốn này.
Tổng vốn = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2
Tài sản có rủi ro (RWA): Basel I mới chỉ đề cập đến rủi ro tín dụng, và tùy mỗi tài sản khác nhau sẽ có trọng số rủi ro khác nhau
RWABasel I = Tài sản * Trọng số rủi ro
Theo Basel I thì trọng số rủi ro của các tài sản có rủi ro đƣợc chia thành 4 mức là 0%, 20%, 50% và 100% theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản
Theo biến đổi của thị trƣờng, năm 1996, Hiệp ƣớc Basel I đƣợc sửa đổi có tính đến rủi ro thị trƣờng bao gồm cả rủi ro thị trƣờng chung ( là những thay đổi về giá trị thị trƣờng do có sự biến động lớn trên thị trƣờng) và rủi ro thị trƣờng cụ thể (là những thay đổi về giá trị của một tài sản nhất định). Có 4 loại biến cố kinh tế làm phát sinh rủi ro thị trƣờng là lãi suất, tỷ giá ngoại hối, chứng khoán và hàng hóa. Và rủi ro thị trƣờng đƣợc tính theo hai phƣơng thức: mô hình Basel tiêu chuẩn, các mô hình giá trị chịu rủi ro nội bộ của ngân
26
hàng – những mô hình nội bộ này chỉ có thể sử dụng nếu ngân hàng thỏa mãn các tiêu chuẩn định tính và định lƣợng đƣợc quy định trong Basel.
Mặc dù có rất nhiều đổi mới nhƣng Hiệp ƣớc Basel I vẫn có còn khá nhiều hạn chế, cụ thể một trong những hạn chế đó là không đề cập đến rủi ro hoạt động đang ngày càng trở nên phức tạp.