0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Phát triển thị trường sản phẩm phái sinh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TĨNH (Trang 96 -96 )

-Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho việc kinh doanh sản phẩm phái sinh: Ngân hàng Nhà nƣớc và các cơ quan có liên quan cần nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh điều chỉnh hoạt động kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh của các NHTM.

Do tính chất mới mẻ của các sản phẩm phái sinh nên cho đến tận bây giờ các chuẩn mực kế toán và quy định về thuế vẫn chƣa đuổi kịp với thế giới các công cụ phái sinh. Trong rất nhiều năm, các sản phẩm phái sinh đƣợc ghi chép vào các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán (nhƣ ở Việt Nam thì hạch toán vào các chi phí khác, chi phí tài chính, doanh thu từ hoạt động khác, hoạt động tài chính ¼) vì thế cho nên rất khó xác định từ các báo cáo tài chính truyền thống các công cụ hái sinh nào đƣợc sử dụng và tác động của những giao dịch phái sinh lên thu nhập của công ty nhƣ thế nào. Hầu hết những khó khăn này

89

bắt nguồn từ việc sử dụng rộng rãi và các ứng dụng của các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro, nên đã tạo ra các phức tạp đáng kể trong kế toán.

Trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam, việc xây dựng và ban hành các văn bản nêu trên cần phải lƣu ý một số vấn đề pháp lý sau đây:

Về hình thức văn bản: Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Nhà nƣớc xem xét ban hành luật giao dịch công cụ tài chính phái sinh điều chỉnh thống nhất về tổ chức, hoạt động của thị trƣờng tài chính phái sinh (không chỉ chú ý vào các thị trƣờng có tổ chức nhƣ sàn giao dịch giao sau, sàn giao dịch quyền chọn, mà phải chú ý vào các giao dịch OTC vì theo kinh nghiệm thì đây là những giao dịch phổ biến hơn tại Việt Nam) và hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh nhƣ thông lệ ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Về mặt quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh của các NHTM theo nguyên tắc và theo thông lệ quốc tế, các NHTM có thể tham gia thực hiện các nghiệp vụ phái sinh theo một trong các tƣ cách: (1) Ngƣời cung cấp dịch vụ ngân hàng liên quan đến công cụ phái sinh hoặc cung cấp dịch vụ môi giới, tƣ vấn cho khách hàng mua, bán công cụ phái sinh ( ngân hàng cung cấp dịch vụ); (2) Nhà đầu tƣ mua, bán các sản phẩm phái sinh.

Theo loại tài sản cơ sở, các sản phẩm phái sinh có thể chia thành các sản phẩm phái sinh dựa trên tài sản tài chính (nhƣ ngoại tệ, lãi suất, cổ phiếu, trái phiếu, khoản vay, tiền gửi ¼) và các sản phẩm phái sinh dựa trên hàng hoá (nhƣ gạo, cao su, cà phê, xăng dầu ¼)

- Xây dựng tiêu chí trong việc quản lý và cấp phép sản phẩm phái sinh

Nâng cao tiêu chí trong việc cấp giấy phép và đòi hỏi kỹ thuật đối với các NHTM dựa trên những tiêu chuẩn về độ vững chắc tài chính và các chỉ số an tòan trong họat động các Ngân hàng thƣơng mại; căn cứ vào tính chất của từng loại hình công cụ phái sinh, mức độ rủi ro và tƣ cách tham gia vào giao

90

dịch phái sinh của NHTM để có hình thức quản lý phù hợp.

Thứ nhất, nhóm các hoạt động /dịch vụ không cần xin phép là các dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng kinh doanh các công cụ phái sinh nhƣ hoạt động môi giới, tƣ vấn, nhận ủy thác và quản lý tài khoản đầu tƣ vào các sản phẩm phái sinh của khách hàng. Với tƣ cách là ngƣời cung cấp các dịch vụ cho khách hàng đầu tƣ vào sản phẩm phái sinh, NHTM không phải gánh chịu rủi ro nảy sinh từ hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh, do vậy, việc cấp phép riêng cho các nghiệp vụ này là không cần thiết.

Thứ hai, nhóm các hoạt động/ dịch vụ cần xin phép là hoạt động kinh doanh công cụ tài chính phái sinh giữa các NHTM và giữa NHTM với khách hàng. Với tƣ cách là một bên tham gia giao dịch mua bán các công cụ tài chính phái sinh, các Ngân hàng thƣơng mại sẽ phải gánh chịu rủi ro từ giao dịch nên việc cấp phép, thanh tra và giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc là cần thiết để bảo vệ lợi ích của ngƣời gửi tiền, bảo đảm sự an toàn của bản thân ngân hàng và sự ổn định của cả hệ thống.

Về quy trình, điều kiện cấp phép và giám sát rủi ro, do yêu cầu của quá trình cải cách hành chính, Ngân hàng Nhà nƣớc cần thay đổi căn bản cơ chế cấp phép cho việc cung cấp từng dịch vụ tài chính phái sinh cụ thể của các ngân hàng thƣơng mại theo hƣớng: Ngân hàng Nhà nƣớc không cấp phép cho từng sản phẩm tài chính phái sinh của NHTM, mà quy định các điều kiện cần thiết để đƣợc cung cấp từng nhóm sản phẩm tài chính phái sinh (trên cơ sở đảm bảo an toàn, có chính sách QLRR phù hợp, có đủ năng lực cung cấp dịch vụ). Khi có đủ các điều kiện này, tổ chức tín dụng sẽ đƣợc thực hiện hoạt động kinh doanh các sản phẩm tài chính phái sinh và Ngân hàng Nhà nƣớc chi giám sát, thanh tra việc cung cấp dịch vụ của tổ chức tín dụng trên cơ sở tuân thủ các điều kiện do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định, NHNN không nên quy định cụ thể các loại sản phẩm tài chính phái sinh mà NHTM đƣợc phép cung

91

cấp trong giấy phép của từng ngân hàng, mà nên quy định chung theo nhóm các dịch vụ tài chính phái sinh sẽ đƣợc cung cấp (có thể theo tiêu chí phân loại dựa vào tài sản tài chính gốc của công cụ phái sinh nhƣ các công cụ tài chính phái sinh dựa trên giao dịch ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế, tiền gửi, khoản vay, lãi suất ¼).

- Tổ chức thị trƣờng chính thức về công cụ tài chính phái sinh, tăng

cƣờng giám sát, quản lý thông qua các quy định và kiểm toán bắt buộc Ngân hàng Nhà nƣớc cần tổ chức thị trƣờng chính thức về công cụ tài chính phái sinh, cần có các cơ chế, chính sách chặt chẽ để thị trƣờng vận hành thông suốt. Đồng thời, cơ quan giám sát an toàn thị trƣờng tài chính phải có đầy đủ thông tin và có năng lực thanh tra, giám sát tốt đối với các thành viên tham gia thị trƣờng.

Để đảm bảo thị trƣờng công cụ phái sinh hoạt động hiệu quả cần thực hiện các quy định sau:

+ Quy định giới hạn giá mua và mức phí các sản phẩm phái sinh

Quy định này nhằm khống chế các nhà đầu tƣ đƣa ra những mức giá quá cao hay quá thấp làm cho thị trƣờng bị xáo trộn hay bị bóp méo. Nói cách khác, đây là những quy định nhằm kiểm soát các nhà đầu cơ tác động lên giá cả. Việc kết hợp các chiến lƣợc phòng ngừa rủi ro trong các sản phẩm phái sinh là rất phong phú, nó cho phép kết hợp vừa phòng ngừa vừa tiến công khi có cơ hội (đặc biệt đối với các định chế muốn tìm kiếm lợi nhuận). Dĩ nhiên mặt trái là đầu cơ rất cao. Các nhà đầu cơ có thể đầu cơ giá lên hoặc đầu cơ giá xuống bằng các sản phẩm phái sinh đăc biệt là sản phẩm quyền chọn

+ Quy định về vốn và thế chấp trong giao dịch công cụ tài chính phái sinh Ngân hàng Nhà nƣớc cần phải đƣa ra quy định về mức tài khoản ký quỹ và mức duy trì cao hơn mức quy định trên thị trƣờng thế giới để bảo đảm việc tuân thủ hợp đồng mặc ngay cả trong những khi có biến động cao trong giá,

92

có thể lên tới 25% hợp đồng (so với mức 5% trên các thị trƣờng thế giới). Đối với các nhà môi giới trên các hợp đồng phái sinh yêu cầu đầu tiên là phải có đủ vốn, mặc dù họ chỉ là những ngân hàng hoặc các công ty không trực tiếp tham gia vào các giao dịch phái sinh. Yêu cầu về vốn rất quan trọng, vì chúng giúp cho hệ thống các ngân hàng Việt Nam giảm bớt những nguy cơ về động cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán của nhà môi giới

+ Quy định bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trƣờng quốc tế Yêu cầu này nhằm khống chế và bắt buộc hệ thống NHTM trong nƣớc không đƣợc gánh chịu những rủi ro từ ngƣời mua các hợp đồng quyền chọn hoặc kỳ hạn. Các ngân hàng chỉ là trung gian, đứng ra thu phí giữa ngƣời mua trong nƣớc và sau đó đem bán lại trên thị trƣờng thế giới. Quy định này đƣợc áp dụng trong hầu hết các nứơc phát triển, nhƣng trong điều kiện Việt Nam chúng ta bắt buộc các ngân hàng về các giao dịch này còn hạn chế nhiều, đó là chƣa kể đến những yếu kém về vốn trong hệ thống NHTM, Ngoài ra, Việt Nam cần xem xét và khẩn trƣơng tham gia vào các thoả thuận giao dịch hoán đổi theo quy định quốc tế thì mới có đủ điều kiện có thể tham gia ký các hợp đồng tái bảo hiểm từ các giao dịch phái sinh trong nƣớc

+ Yêu cầu mở cửa thị trƣờng tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng phái sinh

Mở cửa thị trƣờng các công cụ tài chính phái sinh, để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là chính phủ chỉ cho phép một số ngân hàng làm thí điểm. Có thể nói “thí điểm” hiện nay là một căn bệnh của các cơ quan hoạch định chính sách.

Trong những trƣờng hợp nhƣ thế, giá trị hợp lý của các hợp đồng phái sinh sẽ chỉ là độc quyền của một số ngân hàng, và chắc chắn sẽ cao hơn trên thị trƣờng thế giới. Tất cả những bóp méo giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ

93

đẩy sang phía ngƣời mua gánh chịu. Tác dụng ngƣợc của các độc quyền là hoặc sẽ không tồn tại công cụ phòng ngừa rủi ro trên thực tế, do giá phí quá cao làm nản lòng các nhà đầu tƣ, hoặc là các nhà đầu tƣ sẽ càng chấp nhận mạo hiểm cùng tham gia canh bạc với cái giá phải trả rất cao với hy vọng gỡ gặc lại bằng cách hy vọng đầu cơ trên những thị trƣờng bất đầu cơ trên không khí bất ổn của giá cả thị trƣờng. Chính vì thế mà cần xem xét để tạo ra một thị trƣờng tự do, để các định chế tài chính có đủ các điều kiện có thể cung cấp các sản phẩm phái sinh. Và dĩ nhiên đi liền với đólà thiết lập khung quản lý chung cho các định chế này

Thực hiện cơ chế giám sát các thành viên tham gia thị trƣờng bằng việc thanh tra trực tiếp hoặc yêu cầu về đăng ký và lập các Báo cáo tài chính (Đây là một chuẩn mực bắt buộc nhằm làm tăng tính minh bạch cho tất cả thành viên tham gia thị trƣờng. Tất cả các thành viên tham gia thị trƣờng phái sinh phải hiểu hết về nhau trƣớc khi tiến hành các giao dịch với nhau, tăng thêm phần minh bạch và có lợi cho thị trƣờng giao dịch)

- Tƣ vấn, đào tạo các công cụ phái sinh và phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp (đối tác mua, bán công cụ tài chính phái sinh với các NHTM) Sản phẩm phái sinh là loại sản phẩm cao cấp và tƣơng đối phức tạp. Việc kết hợp các sản phẩm nàytrong các chiến lƣợc phòng ngừa rủi ro rất đa dạng và khó.

Hiện nay các doanh nghiệp tuy có nhu cầu phòng ngừa rủi ro nhƣng đa số họ chƣa biết sử dụng công cụ này. Muốn cho các doanh nghiệp triển khai chiến lƣợc phòng ngừa rủi ro thì vai trò tƣ vấn vô cùng quan trọng, đây là một quá trình dài cùng với việc đào tạo thực tiễn về các công cụ phái sinh. Ngân hàng Nhà nƣớc cùng với các NHTM vừa phải đảm nhiệm vai trò đào tạo thực tiễn vừa làm công tác tƣ vấn cho các doanh nghiệp về cách sử dụng các chiến lƣợc phòng ngừa cũng nhƣ tổ chức các chƣơngtrình quản trị rủiro phù hợp với

94

đặcđiểmcủa từng doanh nghiệp.

- Xây dựng văn hoá quản lý rủi ro cho toàn xã hội

Hiện nay trong nền kinh tế nƣớc ta tồn tại một tâm lý ỷ lại và liều lĩnh khá phổ biến. Đó là ngƣời dân sẵn sàng đi gửi tiền ở một ngân hàng có số vốn khá nhỏ, lại thƣờng xuyên phải đi vay tiền trên thị trƣờng liên ngân hàng để bù đắp thanh khoản hàng ngày. Ngƣời dân “ liều lĩnh” nhƣ vậy một phần vì họ thiếu thông tin, nhƣng quan trọng hơn là vì họ ỷ lại Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ “bảo kê” cho hệ thống ngân hàng, không để xảy ra hiện tƣợng khủng hoảng tín dụng nhƣ nhiều năm trƣớc đây.

Khi đã tạo ra một văn hoá quản lý rủi ro cho toàn xã hội và có các công cụ phòng ngừa rủi ro thì ngƣời dân và doanh nghiệp sẽ tự cứu đƣợc bản thân họ, ví dụ khi Thị trƣờng chứng khoán giảm giá ngƣời ta có thể bán khống cổ phiếu, hoặc phòng phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn, cho nhà đầu tƣ công cụ tự bảo vệ khi giảm giá nhƣ bán khống hay quyền chọn, vừa không đi ngƣợc quy luật, vừa tạo ra cơ hội kinh doanh cho công ty chứng khoán và nhà đầu tƣ.

Một số quan điểm cho rằng dùng công cụ phòng ngừa rủi ro đôi khi lại còn bị thua lỗ nhiều hơn. Đã có biết bao ngƣời bị lỗ khi kinh doanh quyền chọn vàng, ngoại tệ, giao sau, cà phê .. Nhƣng vấn để ở chỗ là khi cho làm sản phẩm nào thì phải khuyến khích ngƣời ta học, tìm hiểu rõ ràng về sản phẩm, phải có tƣ vấn bài bản cho ngƣời dùng.

Đặc biệt đối với một nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta, những rủi ro các chính sách mang tính chiến thuật ngắn hạn để đối phó với diễn biến kinh tế phức tạp là khá lớn, thì cần phải làm cho ngƣời dân biết tự bảo vệ mình. Làm đƣợc nhƣ vậy thì cũng tạo ta tính độc lập cho chính sách mang tính chiến lƣợc dài hạn của Nhà nƣớc, không phải bận tâm ra các quy định ngắn hạn làm yên lòng dân nữa.

95

- Nâng cao chất lƣợng các công cụ đo lƣờng rủi ro

Để xác định đƣợc mức độ rủi ro trong các hoạt động của NHTM một cách chính xác hơn, các NHTM cần phải nâng cao chất lƣợng các công cụ đo lƣờng rủi ro cũ và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lƣờng rủi ro mới. Chẳng hạn nhƣ đối với việc dự báo tỷ giá, để dự đoán đƣợc sự tăng hoặc giảm của tỷ giá, NHTM cần đánh giá đƣợc tình hình ngoại tệ đó trên thị trƣờng qua màn hình Reuter và áp dụng mô hình dự báo tỷ giá thích hợp. Từ đó, ngân hàng tìm ra giải pháp để ngăn ngừa rủi ro tỷ giá thích hợp. Hoặc đối với hoạt động tín dụng, cần nâng cao chất lƣợng các công cụ phục vụ cho việc đánh giá cho vay đối khách hàng nhƣ cập nhật nhanh thông tin khách hàng chính xác và hiệu quả, ứng dụng các phần mềm hiện đại cho việc phân tích cho vay, ¼ để từ đó giảm đƣợc rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên nếu lựa chọn một phƣơng pháp quá hiện đại trong khi nền tảng về cơ sở hạ tầng chƣa đủ sẽ tạo ra một hiệu ứng ngƣợc, làm tăng rủi ro trong hoạt động của cả hệ thống NHTM trong khi các rủi ro khác vẫn còn tiềm ẩn. Trong điều kiện của VN hiện nay, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình phân tích và đánh giá rủi ro là một trong những khó khăn lớn, bên cạnh đó còn thiếu các văn bản hƣớng dẫn, thiếu các điều kiện tiên quyết về tính chủ động trong mỗi ngân hàng cũng nhƣ khó khăn về mặt chi phí, cho nên cần lựa chọn phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro phù hợp

- Đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong dự trữ

Ngân hàng Nhà nƣớc đóng vai trò cuối cùng trong hoạt động can thiệp thị trƣờng khi cần thiết. Tập trung dự trữ ngoại tệ có kế hoạch sử dụng hợp lý. Quỹ dự trữ ngoại tệ có tác dụng khi thị trƣờng liên ngân hàng đóng băng, ngoại tệ khan hiếm, lúc này ngân hàng nhà nƣớc sẽ dùng quỹ này để can

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN MÔ HÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TĨNH (Trang 96 -96 )

×