Bối cảnh trong nƣớc

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Hải quan Hà Tĩnh (Trang 82)

Trong 3 thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể về kinh tế. Công cuộc đổi mới đã nâng tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân lên trên 5%/năm trong giai đoạn 1986 đến 1997 tốc độ tăng trƣởng ổn định ở mức 6% từ năm 1997 đến năm 2006, và sau đó tiếp tục tăng gần 5%/năm. GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1.168$ năm 2010, với nhiều thành tựu đạt đƣợc trong giảm nghèo. Việt Nam đã trở thành một điểm đến quan trọng về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI). Trong một vài năm qua, FDI đã gia tăng ở Việt Nam.

Tuy nhiên, phát triển kinh tế của Việt Nam chƣa theo hƣớng hoàn toàn bền vững, môi trƣờng kinh tế vĩ mô không ổn định và chất lƣợng tăng trƣởng, hiệu quả, năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế đều ở mức thấp. Phát triển kinh tế dựa nhiều vào các điều kiện sẵn có chứ không phải nhờ phát triển chuyên sâu các lĩnh vực kinh tế cụ thể. Ngoài ra, chất lƣợng NNL và cơ sở hạ tầng đã gây cản trở cho quá trình phát triển.

Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ của Việt Nam vẫn là một trong những khu vực thiếu hụt nguồn lực về mặt kinh tế so với các vùng khác trong cả nƣớc. Xét về GDP trên đầu ngƣời, vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ đứng thứ 2 từ dƣới lên, chỉ cao hơn các tỉnh Tây Bắc. Năm 2010, tỷ lệ nghèo đói của khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung là 20,4%, chỉ thấp hơn khu vực Tây Bắc và khu vực Tây Nguyên. Tỷ lệ nghèo đói cao nhƣ vậy có thể lý giải là do nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn và điều kiện khí hậu khắc nghiệt mà khu vực này phải hứng chịu hàng năm. Cơ sở hạ tầng vật chất trong vùng còn nghèo nàn so với các vùng khác của Việt Nam, dẫn đến sự kết nối kém hiệu quả với các vùng khác. Hơn nữa, các hoạt

73

động kinh tế trên toàn tỉnh chỉ xoay quanh nông nghiệp, nhìn chung quy mô còn nhỏ và rải rác.

Những thực tế trên cũng tƣơng tự với Hà Tĩnh. Vì vậy, các chính sách và chiến lƣợc do Hà Tĩnh lựa chọn phải gắn kết chặt chẽ với chiến lƣợc quốc gia để vƣợt qua những rào cản này. Trong chiến lƣợc có đề ra 3 điểm quan trọng đƣợc xác định là các bƣớc đột phá, giúp Hà Tĩnh định hƣớng chiến lƣợc riêng của mình, bao gồm:

- Tập trung tạo ra môi trƣờng cạnh tranh công bằng và thực hiện cải cách hành chính để cải thiện các cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

- Nhanh chóng phát triển NNL, đặc biệt là NNL chất lƣợng cao, tập trung vào chƣơng trình giáo dục phổ thông quốc dân mang tính sáng tạo và toàn diện, gắn kết chặt chẽ sự phát triển của phát triển NNL và khoa học và công nghệ.

- Đồng thời xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng đô thị lớn.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Hải quan Hà Tĩnh (Trang 82)