Việc sử dụng phƣơng thức hòa giải kinh doanh thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay chỉ dừng lại ở việc làm tùy nghi của các bên. Do không có các cơ sở pháp lý vững chắc nhƣ tố tụng tòa án, tố tụng trọng tài nên dƣờng nhƣ các bên e ngại sử dụng phƣơng thức hòa giải ngoài tố tụng. Hiện tại Việt Nam mới chỉ có Luật hòa giải cơ sở có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 là có đầy đủ quy định về nguyên tắc hòa giải, phạm vi hòa giải, mô hình hòa giải, cách thức hòa giải. Dù phạm vi điều chỉnh của luật hòa giải cơ sở có áp dụng đối với những tranh chấp thƣơng mại. Tuy nhiên chỉ có thể áp dụng đối với những tranh chấp nhỏ đơn giản, trong khi đó tranh chấp kinh doanh thƣơng mại đa số là phức tạp do đó việc áp dụng mô hình hòa giải cơ sở là không phù hợp. Để đa dạng hóa các loại hình giải quyết tranh chấp, giảm tải cho tòa án, thể chế hóa cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ hòa giải, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động hòa giải phát triển, đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trƣờng, hoạt động kinh doanh và hội nhập quốc tế, chúng ta cần xây dựng và ban hành pháp luật về hòa giải thƣơng mại.
Trƣớc những yêu cầu cấp bách nhƣ vậy, Bộ Tƣ pháp đã tổ chức xây dựng dự thảo Nghị định về hòa giải thƣơng mại. Bƣớc đầu dự thảo Nghị định hòa giải thƣơng mại ngày 30/12/2013 đã đề cập đến những vấn đề nhƣ phạm vi hòa giải thƣơng mại; nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thƣơng mại; chính sách của Nhà nƣớc về hòa giải thƣơng mại; các khái niệm về hòa giải thƣơng mại, hòa giải viên, tổ chức hòa giải thƣơng mại, thỏa thuận hòa giải; quy định về hòa giải viên; tổ chức hòa giải thƣơng mại; trình tự thủ tục tiến hành hòa giải, quản lý về tổ chức hoạt động hòa giải. Dự thảo Nghị định hòa giải thƣơng mại sẽ đƣợc tổ chức lấy ý kiến, sửa đổi và ban hành trong thời gian tới.
Qua dự thảo Nghị định về hòa giải thƣơng mại, còn có một số vấn đề cần hoàn thiện nhƣ sau:
Thứ nhất, thỏa thuận hòa giải thƣơng mại phải xuất phát từ ý chí của các bên.
Hòa giải thƣơng mại là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp linh hoạt dựa trên sự lựa chọn, ngoài quy trình tố tụng, không có sự can thiệp của cơ quan nhà nƣớc có
81
thẩm quyền do đó cần thể hiện tuyệt đối ý chí của các bên khi lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp này. Vậy, căn cứ tiến hành hòa giải phải dựa trên ý chí và sự thể hiện ý chí của các bên trƣớc khi phát sinh tranh chấp hoặc sau khi phát sinh tranh chấp.
Thứ hai, bảo mật thông tin. Bảo mật thông tin là hoạt động quan trọng để các
bên tin tƣởng vào phƣơng thức hòa giải thƣơng mại. Cần quy định thông tin sẽ đƣợc bảo mật trong suốt quá trình hòa giải cũng nhƣ sau khi kết thúc hòa giải, việc tiết lộ thông tin phải đƣợc sự đồng ý của bên nắm giữ thông tin.
Thứ ba, sự tham gia của luật sƣ vào quá trình hòa giải. Dự thảo Nghị định về
hòa giải thƣơng mại không đề cập đến sự tham gia của luật sƣ trong quá trình hòa giải thƣơng mại. Luật sƣ có thể tham gia vào hòa giải thƣơng mại dƣới hai tƣ cách, đó là bên thứ ba hòa giải hoặc ngƣời đại diện cho bên tranh chấp tham gia hòa giải. Để trở thành bên thứ ba hòa giải, luật sƣ phải là hòa giải viên trong một tổ chức hòa giải hoặc trở thành trung gian hòa giải nếu hòa giải dƣới tƣ cách cá nhân. Ngoài ra luật sƣ có thể trở thành ngƣời đại diện cho các bên tranh chấp nếu đƣợc các bên tranh chấp ủy quyền. Hiện nay, phƣơng thức ủy quyền cho luật sƣ tham gia hòa giải đang đƣợc các quốc gia khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng bởi hiệu quả hòa giải cao, tiết kiệm đƣợc thời gian để các bên tranh chấp thực hiện hoạt động khác.
Thứ tư, giá trị pháp lý của thỏa thuận hòa giải thành. Thỏa thuận hòa giải
thành có hiệu lực bắt buộc đối với các bên, các bên tự nguyện thi hành thỏa thuận hòa giải thành. Trƣờng hợp một bên không thi hành thỏa thuận hòa giải thì thỏa thuận hòa giải thành sẽ đƣợc giải quyết theo hai hƣớng: Một là đăng ký biên bản hòa giải thành tại tòa án để có cơ chế hỗ trợ thi hành hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ hòa giải xác nhận và trực tiếp chuyển cho cơ quan thi hành án; Hai là khởi kiện tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Đối với việc đăng ký biên bản hòa giải thành tại tòa án sau đó mới chuyển sang cơ quan thi hành án, làm nhƣ vậy thủ tục sẽ kéo dài. Do vậy chỉ cần quy định thỏa thuận hòa giải thành đƣợc tổ chức hòa giải xác nhận và chuyển cho cơ quan thi hành án thi hành nhƣ một bản án. Còn trƣờng hợp một bên khởi kiện ra tòa về tranh chấp đã hòa giải thành, tòa án sẽ không giải quyết lại
82
vụ tranh chấp mà các bên đã tiến hành hòa giải mà xem thỏa thuận hòa giải thành nhƣ một hợp đồng mới, tòa án sẽ xét xử việc các bên vi phạm hợp đồng thỏa thuận hòa giải thành.
Trên đây là một số ý kiến góp ý nhằm góp phần xây dựng dự thảo Nghị định về hòa giải thƣơng mại. Sau khi Nghị định về hòa giải thƣơng mại đƣợc ban hành và áp dụng, Việt Nam cần đánh giá hiệu quả của Nghị định, xem xét những ƣu điểm và hạn chế để có định hƣớng hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. Về lâu dài, Việt Nam cần xây dựng và ban hành một đạo luật về các phƣơng thức giải quyết tranh chấp, đạo luật này quy định về các phƣơng thức giải quyết tranh chấp đó là thƣơng lƣợng, hòa giải và trọng tài. Bên cạnh xây dựng hệ thống pháp luật về hòa giải cũng cần chú ý đến việc thiết lập mô hình hòa giải. Ở Việt Nam, hòa giải ngoài tố tụng chủ yếu đƣợc thực hiện bởi các trung tâm trọng tài có cung cấp dịch vụ hòa giải; hiệp hội các doanh nghiệp; cá nhân, tổ chức nhƣ các chuyên gia, luật sƣ…Nhƣng để phù hợp với xu thế phát triển chung của quốc tế thì chúng ta cần xây dựng các trung tâm hòa giải chuyên nghiệp.