Để giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại ngoài con đƣờng thƣơng lƣợng, hòa giải, tòa án còn có con đƣờng trọng tài. Trọng tài là một trong những phƣơng thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại phổ biến và áp dụng rộng rãi ở các nƣớc trên thế giới với nhiều ƣu điểm và lợi thế.
Trƣớc tình hình đó, nhà nƣớc ta đã điều chỉnh, sửa đổi bổ sung PLTTTM 2003 xây dựng thành LTTTM 2010 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2011. LTTTM 2010 quy định cụ thể về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thƣơng mại. Và hòa giải là một bƣớc quan trọng để tranh chấp đƣợc giải quyết đạt hiệu quả. Vậy hòa giải đƣợc quy định nhƣ thế nào trong luật trọng tài thƣơng mại, trình tự thủ tục của một phiên hòa giải và hòa giải bằng tố tụng trọng tài khác gì so với hòa giải trong tố tụng tòa án.
2.1.2.1. Nguyên tắc hòa giải tại trọng tài theo LTTTM 2010.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy định tại điều 4 LTTTM 2010, trong những nguyên tắc này có một vài nguyên tắc đƣợc áp dụng trong quá trình hòa giải.
Nguyên tắc “Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa
thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội” đƣợc quy định tại Khoản
1 điều 4 LTTTM 2010. Nguyên tắc thể hiện rõ sự tôn trọng thỏa thuận của các bên đƣợc xác lập, hình thành trƣớc hoặc trong quá trình tố tụng trọng tài. Các bên có thể thỏa thuận một nội dung hay nhiều nội dung trong quá trình tranh chấp và dùng thỏa thuận này nhƣ một chứng cứ chứng minh rằng các bên có thỏa thuận nhƣng thỏa thuận không đƣợc thực hiện. Mặc khác các bên cần lƣu ý những thỏa thuận này không đƣợc vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội. Vi phạm điều cấm ở đây chính là những điều pháp luật cấm không đƣợc làm, thể hiện trong các văn bản quy
53
phạm pháp luật. Thỏa thuận trái đạo đức xã hội chính là những thỏa thuận trái hành vi ứng xử mà đƣợc số đông mặc nhiên thừa nhận. Việc các bên tự hòa giải, thỏa thuận trƣớc hay trong quá trình giải quyết tranh chấp trong tố tụng trọng tài đƣợc trọng tài viên tôn trọng và xem nhƣ tiền đề tiên quyết để giải quyết tranh chấp.
Tại Nguyên tắc “Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo
quy định của pháp luật” đƣợc quy định tại khoản 2 điều 4 LTTTM 2010, nguyên
tắc này đƣợc thực hiện xuyên suốt quá trình giải quyết tranh chấp và đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình hòa giải, bởi việc hòa giải có đạt đƣợc thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào bên thứ ba là trọng tài viên. Trọng tài viên là ngƣời lắng nghe ý kiến của các bên, phân tích nội dung tranh chấp, dựa trên nguyện vọng của các bên, đƣa ra những phƣơng án giải quyết theo hƣớng có lợi để tranh chấp đƣợc giải quyết nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài việc có năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tƣ không thiên vị bên nào, tôn trọng quyền tự do của các bên trong hòa giải. Và trọng tài viên phải tuân thủ quy định pháp luật, không vi phạm điều cấm, không vi phạm trách nhiệm của mình.
LTTTM 2010 không quy định những nguyên tắc riêng trong quá trình hòa giải bằng trọng tài nhƣng có thể xem những nguyên tắc trên là những nguyên tắc quan trọng, cần thiết trong hòa giải.
2.1.2.2. Trình tự hòa giải và giá trị hòa giải thành, các vấn đề pháp lý nảy sinh trong hòa giải tại trọng tài.
Mặc dù hòa giải là một quá trình bắt buộc trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thƣơng mại nhƣng cũng nhƣ tố tụng tòa án, tố tụng trọng tài khuyến khích các bên tự thƣơng lƣợng, hòa giải với nhau trƣớc cũng nhƣ trong quá trình giải quyết tranh chấp. “Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp”
quy định tại điều 9 LTTTM 2010. Theo đó, trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài các bên tranh chấp có thể tự hòa giải với nhau hoặc yêu cầu hội đồng trọng tài hòa giải trên cơ sở tự nguyện, có sự đồng thuận từ các bên tranh chấp. Việc
54
thƣơng lƣợng, hòa giải này phải đƣợc xác lập thành văn bản, có chữ ký của các bên tranh chấp. Nếu thƣơng lƣợng, hòa giải thành các bên có thể yêu cầu trọng tài đình chỉ giải quyết vụ án. Nếu thƣơng lƣợng, thỏa thuận không thành thì đây vẫn xem nhƣ một chứng cứ trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu việc thƣơng lƣợng thỏa thuận thành thì xem nhƣ tranh chấp đã đƣợc giải quyết.
Quy trình hòa giải và giá trị hòa giải trong tố tụng trọng tài đƣợc quy định tại điều 58 LTTTM 2010 “Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết
định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài”. Nhƣ vậy hòa giải
trong tố tụng trọng tài là một giai đoạn bắt buộc nhƣ tố tụng tòa án. Quy trình hòa giải đƣợc thực hiện khi trọng tài viên ra thông báo mở phiên hòa giải và gửi thông báo cho các bên. Nếu một bên không đồng ý với yêu cầu hòa giải thì yêu cầu hòa giải sẽ chấm dứt. Hòa giải trong tố tụng trọng tài mang tính chất bắt buộc dựa trên ý chí của các bên, việc hòa giải chỉ đƣợc thực hiện khi cả hai bên đều đồng ý. Ngƣợc lại hòa giải trong tố tụng tòa án vẫn đƣợc thực hiện dù các bên có đồng ý hay không. Tố tụng trọng tài và tố tụng tòa án đều khuyến khích các bên tranh chấp tự thỏa thuận, giải quyết tranh chấp để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng nhƣ giữ đƣợc mối quan hệ lâu dài.
Pháp luật không quy định quá trình hòa giải đƣợc thực hiện bao nhiêu phiên hay có những tranh chấp nào không đƣợc hòa giải. Các trung tâm trọng tài sẽ xây dựng thực hiện quy trình hòa giải riêng trên cơ sở quy định pháp luật. Trƣờng hợp hòa giải không thành thì trọng tài viên quyết định mở phiên họp giải quyết. Trong trƣờng hợp các bên hòa giải đƣợc với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải thành, có chữ ký của các bên và xác nhận của trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.
55
Quyết định công nhận thỏa thuận chung thẩm và có giá trị nhƣ phán quyết trọng tài. Điều này có nghĩa việc thi hành quyết định công nhận sự thỏa thuận giống nhƣ thi hành phán quyết trọng tài. Sau thời gian tự nguyện thi hành quyết định công nhận sự thỏa thuận mà các bên không tự nguyện thi hành thì có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án còn tòa án thì ngƣợc lại.
Trong quá trình hòa giải trong tố tụng trọng tài đã phát sinh những vấn đề pháp lý cần phải xem xét, giải quyết. Đó là: Quyết định công nhận sự thỏa thuận đƣợc Hội đồng trọng tài ra vào thời điểm nào?. Nếu nhƣ bên tố tụng tòa án phải quyết định công nhận thỏa thuận ra sau khi hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành. Còn trong tố tụng trọng tài quyết định công nhận sự thỏa thuận ra vào thời điểm nào?, ra ngay thời điểm lập biên bản hòa giải thành hay sau một khoảng thời gian nhất định. Trƣờng hợp quyết định công nhận sự thỏa thuận ra ngay sau khi hòa giải thành để đảm bảo các bên không thay đổi ý định, rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp, giảm chi phí giải quyết, bảo vệ quyền lợi của bên bị thiệt hại. Trƣờng hợp quyết định công nhận sự thỏa thuận đƣợc ban hành sau một thời gian thì khoảng thời gian đó là bao lâu và các bên có đƣợc quyền thay đổi ý kiến trong khoảng thời gian này hay không, hậu quả pháp lý phát sinh nếu một bên thay đổi yêu cầu. Điều này pháp luật không quy định cụ thể dẫn đến mỗi trung tâm áp dụng không thống nhất.
Ngoài ra việc thi hành quyết định công nhận sự thỏa thuận cũng là một điều đáng quan tâm. Mặc dù pháp luật quy định quyết định công nhận thỏa thuận có giá trị chung thẩm và đƣợc thi hành nhƣ một phán quyết trọng tài. Tuy nhiên thực tế việc thi hành quyết định công nhận thỏa thuận còn gặp nhiều vấn đề, điển hình là các bên có một khoảng thời gian để tự nguyện thi hành, hết thời gian tự nguyện thi hành mà một bên không thi hành thì bên kia có quyền làm đơn yêu cầu. Nhƣ vậy quá trình thực hiện quyết định công nhận sự thỏa thuận sẽ kéo dài, nhiều giai đoạn gây khó khăn cho bên bị tổn thất, không nhƣ tòa án quyết định công nhận sự thỏa thuận có hiệu lực pháp luật ngay và một bên có thể yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện ngay sau khi có quyết định.
56
Tuy pháp luật không quy định cụ thể trên thực tế hòa giải vẫn thực hiện đƣợc bởi các bên thƣờng căn cứ vào bộ quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài đƣợc thiết lập dựa trên quy định của pháp luật trong nƣớc và quốc tế.
2.1.2.3. Ưu điểm và hạn chế của hòa giải trong tố tụng trọng tài. Về ưu điểm:
Các bên giữ đƣợc mối quan hệ làm ăn lâu dài. Do tố tụng trọng tài mang tính chất tự nguyện, các bên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ giảm đƣợc mức độ xung đột căng thẳng bởi sự cởi mở, gần gũi, thiện chí giữa các bên.
Đảm bảo bí mật kinh doanh. Trong quá trình giải quyết tranh chấp bí quyết kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất. Các trọng tài viên phải đảm bảo bí mật kinh doanh của các bên tranh chấp trong phiên hòa giải hoặc bí mật kinh doanh của một bên không cho bên kia biết. Đây là nguyên tắc quan trọng mà trọng tài viên có trách nhiệm phải thực hiện.
Tôn trọng ý chí tự do thỏa thuận của các bên. Các bên có thể chọn trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài, dựa trên trình độ, năng lực, kỹ năng của trọng tài viên. Ngoài ra các bên có thể mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tranh chấp thực hiện hòa giải.
Cho phép các bên sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia thể hiện thông qua việc chọn trọng tài viên. Các bên có thể chọn một hội đồng trọng tài dựa trên năng lực, sự hiểu biết vững vàng của họ về pháp luật thƣơng mại quốc tế, các lĩnh vực chuyên ngành nhƣ chứng khoáng, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, sở hữu trí tuệ…
Quyết định công nhận sự thỏa thuận coi nhƣ phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm, đảm bảo thi hành bởi cơ quan có quyền lực nhà nƣớc. Đây là một tiến bộ của pháp luật, bởi trƣớc đây hầu nhƣ các doanh nghiệp đều e ngại cơ chế thực thi quyết định công nhận sự thỏa thuận, nay có sự hỗ trợ từ cơ quan quyền lực nhà nƣớc đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp.
57
Hòa giải trong tố tụng trọng tài không đƣợc quy định cụ thể trong LTTTM 2010 dẫn đến việc hòa giải đƣợc thực hiện không thống nhất. Mỗi trung tâm trọng tài tự xây dựng cho mình một quy trình hòa giải riêng và thực hiện hòa giải theo quy trình đó. Đối với trọng tài vụ việc thì hòa giải dựa trên bộ quy tắc hòa giải đƣợc chọn lựa của một trung tâm trọng tài hoặc các bên tự soạn thảo quy tắc hòa giải.
Quyết định công nhận thỏa thuận có giá trị chung thẩm đƣợc thi hành nhƣ một phán quyết trọng tài nhƣng thực tế việc thi hành còn nhiều bất cập. Bởi sau khi có quyết định công nhận thỏa thuận thì phải đợi thêm một thời gian để các bên tự nguyện thực hiện cam kết. Nhƣng nếu các bên không thực hiện theo thỏa thuận thì bên còn lại khởi kiện ra tòa án theo một trình tự thủ tục nhất định, làm nhƣ vậy vô tình thời hạn giải quyết kéo dài, gây ảnh hƣởng chung đến lợi ích của các bên.
2.1.2.4. Thực tiễn thi hành hòa giải tố tụng trọng tài.
Số vụ tranh chấp kinh doanh thƣơng mại đƣợc đƣa ra giải quyết tại các trung tâm trọng tài của Việt Nam đến nay vẫn còn quá ít so với các phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác. Số liệu do Bộ Tƣ pháp đƣa ra tại hội thảo công bố LTTTM 2010 đã phần nào phản ánh đƣợc điều này. Khảo sát của Bộ Tƣ pháp đối với 237 cá nhân, tổ chức kinh doanh thì có 57,8% cho rằng hình thức giải quyết tranh chấp ƣu tiên của họ là thƣơng lƣợng; 46,8% lựa chọn tòa án; 22,8% chọn hòa giải và chỉ có 16,9% sẽ sử dụng trọng tài thƣơng mại.[48]. Các trung tâm trọng tài và trọng tài viên cho rằng có nhiều nguyên nhân khác nhau để dẫn đến việc các doanh nghiệp ít nhớ đến phƣơng thức giải quyết tranh chấp này, trong đó nguyên nhân chủ yếu là quy định pháp luật chƣa cụ thể nên áp dụng còn nhiều vƣớng mắc.
Hòa giải trong tố tụng trọng tài đạt hiệu quả thấp do số vụ việc thực tế giải quyết hằng năm tại các trung tâm trọng tài còn rất ít, các doanh nghiệp thƣờng đƣa nhau ra tòa khi có tranh chấp. Thí dụ nhƣ năm 2013 Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) giải quyết 99 vụ cao nhất trong vòng 21 năm qua, trong đó hòa giải thành là 2 vụ.[40]. Điều này cho thấy hòa giải tại các trung tâm trọng tài vẫn chƣa đƣợc coi trọng. Đa số các bên đều không lựa chọn phƣơng thức hòa giải khi
58
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thƣơng mại nhằm rút ngắn thủ tục tố tụng không nhƣ bên tòa án hòa giải là thủ tục bắt buộc.
Bên cạnh đó, chất lƣợng và số lƣợng nhân lực thực hiện việc hòa giải chƣa đảm bảo, kỹ năng hòa giải chƣa đƣợc đào tạo nhiều mặc dù trình độ chuyên môn của họ tƣơng đối cao, đặc biệt là đối với những vụ tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài.
Ví dụ nhƣ: Vụ việc giữa Công ty cổ phần Vật tƣ Nông sản (Apromaco) với Swiss Singapore overseas Enterpises Pte Ltd trong hợp đồng xuất khẩu 15000 tấn Urea Trung Quốc xảy ra từ cuối năm 2011, tại thời điểm mà giá Urea trên thị trƣờng thế giới đột ngột lao dốc, Swiss Singapore đã không điều tàu đến nhận hàng mặc dù Apromaco đã chuẩn bị hàng đầy đủ. Đây là một dạng tranh chấp điển hình và thƣờng xảy ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam bán hàng theo điều kiện FOB khi giá quốc tế giảm đột ngột. Sau gần 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp, ngày 19/9/2013 tại Hà Nội, VIAC đã phán quyết hòa giải thành giữa Apromaco và Swiss Singapore. Theo đó Swiss Singapore sẽ bồi thƣờng cho Apromaco một khoản tiền hợp lý để bù đắp lại những tổn thất mà Swiss Singapore đã gây ra. Qua vụ tranh chấp này ta thấy rõ việc hòa giải thành công phải dựa trên 02 yếu tố, đó là: Thiện chí – hợp tác – ý thức của bên tranh chấp và uy tín – kinh nghiệm – kỹ năng của ngƣời hòa giải. [47].
Tố tụng trọng tài phát huy tối đã quyền tự do cũng nhƣ ý chí cá nhân của các doanh nghiệp. Mặc dù hòa giải là một giai đoạn vô cùng quan trọng và khi các bên hòa giải thành sẽ không có ngƣời thắng kẻ thua, sẽ không xảy ra tình trạng đối đầu