Hòa giải trong tố tụng tòa án là một giai đoạn bắt buộc đƣợc quy định cụ thể trong BLTTDS 2005. Còn hòa giải trong tố tụng trọng tài đƣợc quy định trong LTTTM 2010. Tuy nhiên hòa giải trong tố tụng tòa án và tố tụng trọng tài chƣa đƣợc quan tâm bởi sự hạn chế của quy định pháp luật. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tin tƣởng vào hệ thống pháp luật cũng nhƣ giải quyết tranh chấp hiệu quả về lâu dài pháp luật tố tụng cần có những thay đổi theo chiều hƣớng sau:
3.3.1.1. Đối với hòa giải trong tố tụng tòa án.
Mặc dù BLTTDS 2005 đã là một bƣớc tiến quan trọng trong hệ thống pháp luật nhƣng thực tế áp dụng vẫn phát sinh một số bất cập không thể tránh khỏi do sự phát triển không ngừng của kinh doanh thƣơng mại, đa dạng hóa các mối quan hệ, phƣơng thức tranh chấp. Thực tế đã chỉ ra rằng hòa giải trong tố tụng tòa án nói chung và hòa giải kinh doanh thƣơng mại trong tố tụng tòa án nói riêng cần phải bổ sung, hoàn thiện một vài vấn đề.
Một là, cần quy định ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự
thuộc thành phần phiên hòa giải tại điều 184 BLTTDS 2005. Bởi ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự là ngƣời đại diện của đƣơng sự có đầy đủ
77
quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng theo điều 64 BLTTDS 2005. Ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự là những ngƣời có kinh nghiệm kỹ năng nên nếu họ tham gia vào phiên hòa giải, đƣa ra những ý kiến tích cực tác động nhất định có thể dẫn đến phiên hòa giải thành công. Việc quy định ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong thành phần phiên hòa giải sẽ phù hợp với quyền và nghĩa vụ của họ tại điều 64 BLTTDS 2005 đồng thời hòa giải sẽ đạt hiệu quả hơn. Hiện nay BLTTDS 2005 đã đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2011, tại thành phần phiên hòa giải khoản 4 điều 184 quy định “Trong trường hợp cần thiết, thẩm phán có thể yêu
cầu cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan tham gia phiên hòa giải”. Theo đó
trƣờng hợp nào đƣợc gọi là cần thiết và ngƣời bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đƣơng sự có phải là cá nhân có liên quan hay không. Điều này tùy thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của thẩm phán và nội dung vụ án. Hiện nay để tham gia hòa giải và giúp hòa giải thành các doanh nghiệp thƣờng lựa chọn việc ủy quyền cho luật sƣ hoặc chuyên gia tham gia tố tụng nhƣng rất dễ xảy ra mâu thuẫn giữa ngƣời ủy quyền và ngƣời đƣợc ủy quyền nếu ngƣời ủy quyền không tin tƣởng vào ngƣời đƣợc ủy quyền và hạn chế quyền tự quyết của ngƣời đƣợc ủy quyền. Do vậy về lâu dài BLTTDS 2005 cần phải xem xét lại khía cạnh này.
Hai là, sửa đổi khoản 2 điều 182 BLTTDS 2005 về trƣờng hợp không hòa
giải đƣợc do vắng mặt đƣơng sự vì lý do chính đáng. Pháp luật không quy định thế nào là lý do chính đáng nên mỗi tòa án áp dụng một cách chủ quan máy móc, không thống nhất đƣợc với nhau. Do vậy, pháp luật cần bổ sung thêm điều khoản về lý do chính đáng. Đối với hòa giải kinh doanh thƣơng mại nên bỏ phần lý do chính đáng bởi vì thời hạn chuẩn bị xét xử của vụ án kinh doanh thƣơng mại ngắn, nếu mỗi bên đều tạo ra lý do chính đáng để trì hoãn phiên hòa giải sẽ dẫn đến tòa án vi phạm tố tụng. Pháp luật không quy định rõ thế nào là lý do chính đáng các bên tranh chấp tự cho rằng lý do này là chính đáng để kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử ảnh hƣởng đến quyền lợi của bên kia vậy pháp luật cần bổ sung “Trong vụ án kinh doanh thương mại đương sự vắng mặt hai lần trừ trường hợp chết, mất tích, mất năng lực hành vi
78
dân sự đều thuộc trường hợp hòa giải không được” và coi nhƣ đƣơng sự từ bỏ
quyền và lợi ích của mình.
Ba là, sửa đổi quy định trong trƣờng hợp có đƣơng sự thay đổi ý kiến hoặc
các bên có thỏa thuận lại sau khi tòa án lập biên bản hòa giải thành trong thời hạn 7 ngày. Theo ý kiến của những bài khóa luận về vấn đề hòa giải trong tố tụng dân sự, họ cho rằng trƣờng hợp này thì cho các bên hòa giải lại để khuyến khích việc hòa giải, sau đó tòa án tiếp tục lập biên bản hòa giải thành rồi tùy theo yêu cầu của các bên tòa án có thể ra quyết định công nhận thỏa thuận ngay hoặc sau 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành. Nếu làm nhƣ vậy vô tình lại tăng quyền cho đƣơng sự họ có thể lợi dụng điều này để kéo dài thời hạn giải quyết, không thể hiện đƣợc tính phán xét của tòa án. Trong trƣờng hợp này nếu các đƣợng sự có thay đổi thỏa thuận thì đƣa vụ án ra xét xử và các đƣơng sự sẽ thỏa thuận với nhau tại phiên tòa. Hoặc để tránh xảy ra trƣờng hợp thay đổi thỏa thuận nên ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đƣơng sự ngay sau khi lập biên bản hòa giải thành.
Bốn là, hoàn thiện quy định về công nhận thỏa thuận tại phiên tòa trong
trƣờng hợp các bên chỉ thỏa thuận đƣợc một phần nội dung tranh chấp còn những phần khác không thỏa thuận đƣợc. Khi xét xử vụ án kinh doanh thƣơng mại có nhiều nội dung tranh chấp nhƣng các bên chỉ thỏa thuận đƣợc một trong những nội dung tranh chấp đó thì Hội đồng xét xử ghi nhận phần thỏa thuận đó vào bản án và tuyên phần thỏa thuận đó có hiệu lực pháp luật ngay, những phần không thỏa thuận đƣợc sẽ bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
3.3.1.2.Đối với hòa giải trong tố tụng trọng tài:
LTTTM 2010 đƣợc xem là một bƣớc tiến mới mang lại nhiều sự chọn lựa cho các bên trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại. Hòa giải trong tố tụng trọng tài là một giai đoạn bắt buộc, khi hòa giải thành hội đồng trọng tài sẽ ra quyết định công nhận thỏa thuận và quyết định này chung thẩm có giá trị thi hành nhƣ một phán quyết trọng tài. Theo số liệu của VIAC, năm 2013 số vụ hòa giải thành chỉ đạt 2/99 vụ. Từ đó cho thấy hòa giải kinh doanh thƣơng mại trong tố tụng trọng tài còn nhiều vấn đề cần phải sửa đổi bổ sung.
79
Một là, quy định cụ thể trình tự thủ tục hòa giải bằng trọng tài trong LTTTM
2010. Hiện nay quy định hòa giải trong tố tụng trọng tài rất sơ sài, chỉ thể hiện ở điều 58 LTTTM 2010. Việc không quy định cụ thể trình tự thủ tục hòa giải dẫn đến mỗi trung tâm trọng tài áp dụng quy trình hòa giải một cách khác nhau nhằm tạo ra sự cạnh tranh. Từ đó hình thành những tiêu cực trong hoạt động hòa giải. Do vậy cần bổ sung vào LTTTM 2010 những quy định về trình tự thủ tục hòa giải, khuyến khích các bên tranh chấp tham gia hòa giải tại các trung tâm trọng tài nhằm nâng cao hoạt động hiệu quả của hòa giải, rút ngắn quá trình giải quyết tranh chấp.
Hai là, đào tạo đội ngũ trọng tài viên đạt chuẩn về số lƣợng và chất lƣợng.
Trọng tài viên đóng vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Hiện nay, mặc dù số lƣợng trọng tài viên đang có xu hƣớng tăng cùng với sự hình thành và phát triển của trung tâm trọng tài nhƣng số lƣợng vụ án giải quyết bằng trọng tài ít nên không phát huy hết đƣợc kỹ năng giải quyết tranh chấp của trọng tài viên, đặc biệt là kỹ năng hòa giải. Mặc khác, mức độ phức tạp của loại hình tranh chấp ngày càng tăng lên đòi hỏi trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của trọng tài viên cũng phải tăng lên. Do đó, cần phải thƣờng xuyên rèn luyện, nâng cao kỹ năng hòa giải, kỹ năng giải quyết tranh chấp của trọng tài viên. Đào tạo đội ngũ trọng tài viên trẻ, gửi đội ngũ trọng tài viên trẻ học tập tại các trung tâm trọng tài thế giới và khu vực để học tập kỹ năng cũng nhƣ nâng cao trình độ chuyên môn cho trọng tài viên trong hòa giải giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại.
Ba là, hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận. Với quy định hiện
nay, quyết định công nhận sự thỏa thuận đƣợc thi hành nhƣ một phán quyết trọng tài do đó thời gian thi hành quyết định thực hiện bằng thời gian tự nguyện thi hành và thời gian bắt buộc thi hành. Chính vì thời gian thi hành có một khoảng thời gian tự nguyện, sau đó một bên không thi hành thì bên còn lại làm đơn yêu cầu. Quá trình này đƣợc thực hiện qua nhiều giai đoạn, gây khó khăn trở ngại cho các bên tranh chấp và các bên thƣờng không tự nguyện thi hành để kéo dài thời gian. Do vậy để đảm bảo quyền lợi của các bên tranh chấp cần quy định quyết định công nhận sự thỏa thuận có hiệu lực thi hành ngay và đƣợc đảm bảo thi hành bởi cơ quan quyền lực nhà nƣớc.
80