3.3.4.1. Đào tạo đội ngũ hòa giải viên.
Trong hòa giải ngoài tố tụng hòa giải viên là một thành phần hết sức quan trọng. Hòa giải trong tố tụng tòa án, thẩm phán là ngƣời chủ trì phiên hòa giải; hòa giải trong tố tụng trọng tài, trọng tài viên là ngƣời chủ trì phiên hòa giải; còn hòa giải ngoài tố tụng thì hòa giải viên là ngƣời chủ trì phiên hòa giải.
Đối với hòa giải trong tố tụng, pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn để trở thành thẩm phán, trọng tài viên; quy định quyền và nghĩa vụ của thẩm phán, trọng tài viên trong quá trình tố tụng. Riêng đối với tiêu chuẩn để trở thành hòa giải viên hòa giải kinh doanh thƣơng mại thì pháp luật chƣa quy định bởi pháp luật về hòa giải vẫn đang đƣợc nghiên cứu xây dựng. Pháp luật Việt Nam có quy định tiêu chuẩn hòa giải viên trong điều 7 Luật Hòa giải ở Cơ sở 2014:
“Người được bầu làm hòa giải viên phải là công dân Việt Nam thường trú tại cơ sở, tự nguyện tham gia hoạt động hòa giả và có các tiêu chuần sau đây: 1. Có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư; 2. Có khả năng thuyết
phục, vận động nhân dân, có hiểu biết pháp luật”.
Do hòa giải cơ sở là những hòa giải nhỏ, lẻ ở cộng đồng dân cƣ nên tiêu chuẩn trở thành hòa giải viên rất đơn giản, chỉ cần là đáp ứng đủ 3 điều kiện: là công dân Việt Nam thƣờng trú tại cơ sở; có đạo đức, uy tín; có khả năng thuyết phục và hiểu biết pháp luật. Tuy nhiên đối với hòa giải viên hòa giải tranh chấp kinh doanh thƣơng mại thì những tiêu chuẩn trên quá đơn giản, không phù hợp. Những tranh chấp kinh doanh thƣơng mại càng ngày càng phong phú đa dạng, có nhiều
85
tranh chấp giữa doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài, điều này càng đòi hỏi ngƣời trở thành hòa giài viên phải có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm và kỹ năng hòa giải giỏi.
Tại Quy tắc hòa giải Uncitral và Bộ Quy tắc hòa giải của VIAC không quy định về tiêu chuẩn hòa giải viên mà chỉ quy định về vai trò của hòa giải viên. Dự thảo Nghị định về hòa giải thƣơng mại cũng đã đƣa ra tiêu chuẩn hòa giải viên. Theo đó :
“Hòa giải viên là người có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan; Có trình độ đại học và qua thực tế công tác theo ngành đã học ít nhất từ 05 năm trở lên; Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, hiểu biết về kinh doanh,
thương mại và các lĩnh vực liên quan”.
Hòa giải viên có thể là công dân Việt Nam hoặc công dân nƣớc ngoài đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn nêu trên. Hòa giải viên đƣợc đào tạo kỹ năng hòa giải, đƣợc bồi dƣỡng thƣờng xuyên trong quá trình hoạt động cả về trình độ chuyên môn lẫn kỹ năng nghiệp vụ hòa giải. Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ hòa giải viên cần phải thực hiện những bƣớc nhƣ sau:
Thứ nhất, xây dựng tiêu chuẩn chọn lựa những chuyên gia am hiểu về lĩnh
vực kinh doanh thƣơng mại nhƣ tài chính ngân hàng, bất động sản, bảo hiểm,…và khuyến khích họ trở thành hòa giải viên thƣơng mại. Những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại là ngƣời có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kỹ năng trong lĩnh vực hoạt động của mình, nhƣng họ lại thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải thực tế. Do vậy cần phải xây dựng cơ chế thu hút, đào tạo đội ngũ chuyên gia trở thành những hòa giải viên tiêu biểu cả về chất lƣợng và số lƣợng nhằm thúc đẩy hoạt động hòa giải ngoài tố tụng cũng nhƣ tạo niềm tin cho cá doanh nghiệp.
Thứ hai, tận dụng nguồn nhân lực từ đội ngũ luật sƣ và thẩm phán đã về hƣu.
Luật sƣ và thẩm phán về hƣu là nguồn nhân lực chất lƣợng, bởi trong quá trình làm việc họ có năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng về hòa giải các vụ việc thuộc tất cả các lĩnh vực. Đối với nguồn nhân lực này chỉ cần đào tạo bồi dƣỡng thêm kiến thức,
86
kỹ năng hòa giải về lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại. Nếu tận dụng đƣợc nguồn nhân lực này bổ sung vào đội ngũ hòa giải viên thƣơng mại thì sẽ thu hút sự chú ý của doanh nghiệp đến hoạt động hòa giải.
Thứ ba, xây dựng chƣơng trình đào tạo đội ngũ hòa giải viên phù hợp nhƣ tổ
chức khóa học hòa giải, thƣờng xuyên bồi dƣỡng kỹ năng vận dụng thực tế hòa giải, gửi hòa giải viên đi học hỏi kinh nghiệm hòa giải tại các quốc gia có hoạt động hòa giải phát triển. Đặc biệt đào tạo đội ngũ hòa giải viên trẻ để bổ sung nguồn nhân lực kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển hòa giải kinh doanh thƣơng mại trong và ngoài nƣớc.
Thứ tư, hình thành tổ chức đƣợc quyền cấp công nhận cho một cá nhân có đủ
khả năng để hành nghề hòa giải. Khi một cá nhân đạt tiêu chuẩn trở thành một hòa giải viên sẽ đƣợc cấp một giấy chứng nhận hành nghề, công nhận họ trở thành hòa giải viên có thể tham gia vào các tổ chức hòa giải để thực hiện hòa giải. Tổ chức đƣợc quyền cấp công nhận một cá nhân trở thành hòa giải viên có thể là cơ quan quyền lực nhà nƣớc Bộ Tƣ pháp, Tòa án hoặc các cơ quan, tổ chức phi chính phủ nhƣ Liên đoàn Luật sƣ, VIAC.
Thứ năm, xây dựng cơ chế nhằm kiểm tra tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
của những ngƣời hành nghề hòa giải viên. Trong hòa giải ngoài tố tụng, đạo đức nghề nghiệp của hòa giải viên là vô cùng quan trọng, bởi hòa giải viên là ngƣời quyết định khả năng thành công của hòa giải, nắm giữ những bí mật kinh doanh của các bên tranh chấp. Do đó cần có cơ chế chặt chẽ nhằm kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những hòa giải viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời hình thành cơ chế kỷ luật nghề nghiệp, quy trình kỷ luật phù hợp cho những ngƣời hành nghề hòa giải viên vi phạm.
3.3.4.2. Tuyên truyền về hòa giải thương mại để nâng cao nhận thức về ý nghĩa và hiệu quả của hòa giải.
Trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại mua bán hàng hóa khi xảy ra tranh chấp đa số các bên đều nghĩ đến việc khởi kiện ra tòa án, một số ít nghĩ đến giải quyết bằng trọng tài và các phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác. Điều này đã làm cho hoạt động xét xử tại tòa án trở nên quá tải, hàng năm ngành tòa án phải
87
gồng mình giải quyết hàng nghìn vụ án kinh doanh thƣơng mại và năm sau lại có chiều hƣớng tăng lên so với năm trƣớc, dƣờng nhƣ những nhà kinh doanh thƣơng mại quên việc sử dụng hòa giải nhƣ một phƣơng thức chủ yếu để giải quyết tranh chấp bởi hòa giải vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, giữ đƣợc bí mật kinh doanh, quan hệ đối tác và đạt hiệu quả cao hơn so với các phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác. Thực tế cho thấy các nhà kinh doanh thƣơng mại thƣờng e ngại sử dụng phƣơng thức hòa giải bởi nhiều lý do khách quan và chủ quan, họ vẫn tin vào quyền phán xét và hiệu lực thi hành khi sử dụng phƣơng thức tố tụng. Chỉ một số ít sử dụng phƣơng thức hòa giải. Để phát huy những ƣu điểm của hoạt động hòa giải, kinh doanh thƣơng mại cũng nhƣ hạn chế vấn đề quá tải trong tố tụng tòa án, nhà nƣớc ta cần có những chính sách tuyên truyền, khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp bằng con đƣờng hòa giải. Nhà nƣớc khuyến khích các bên sử dụng hòa giải bằng việc thể hiện trong các quy định pháp luật nhƣ tại điều 9 LTTTM 2010
“Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa
giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp”.
Để tuyên truyền lợi ích của hòa giải kinh doanh thƣơng mại và khuyến khích sử dụng hòa giải nhƣ một biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế hàng đầu thì cần có những cách thức tuyên truyền hiệu quả nhƣ:
Thứ nhất, hình thành đội ngũ tuyên truyền là luật sƣ, trọng tài viên, thẩm
phán. Luật sƣ, trọng tài viên, thẩm phán là những ngƣời thƣờng xuyên tiếp xúc, giải quyết các tranh chấp giữa các doanh nghiệp nên việc sử dụng đội ngũ này để tuyên truyền hoạt đông hòa giải sẽ đạt hiệu quả cao. Luật sƣ khuyến khích các bên chọn hòa giải ngay từ giải đoạn đầu tranh chấp, khi tƣ vấn cho các bên lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp hiệu quả. Thẩm phán và trọng tài viên khuyến khích các bên hòa giải trong giai đoạn giải quyết tại tố tụng tòa án hay tố tụng trọng tài, lúc này tranh chấp đã đƣợc khởi kiện giải tại tòa án hoặc trọng tài. Đội ngũ này sẽ tuyên truyền và phổ biến những lợi ích trƣớc mắt, lợi ích lâu dài mà các bên có đƣợc nếu chọn phƣơng thức hòa giải để giải quyết tranh chấp.
88
Thứ hai, xây dựng hình thức tuyên truyền phù hợp. Hình thức đƣợc lựa chọn
để tuyên truyền có thể là truyền hình, phát thanh, báo chí, biểu ngữ hoặc internet. Thông qua các kênh thông tin này phƣơng thức hòa giải sẽ đƣợc phổ biến đến tất cả ngƣời dân và doanh nghiệp. Đặc biệt phải kể đến phƣơng thức tuyên truyền thông qua các buổi tọa đàm, đối thoại. Tổ chức các buổi tọa đàm, mời các doanh nghiệp tham gia, tại buổi tọa đàm phân tích những lợi ích của hòa giải, các khía cạnh của hòa giải, giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến hòa giải để phát triển hòa giải trở thành phƣơng thức giải quyết tranh chấp thay thế cho các phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác.
Thứ ba, tổ chức các cuộc thi liên quan đến hòa giải kinh doanh thƣơng mại,
tuyên truyền cho hoạt động hòa giải. Có thể thực hiện các cuộc thi nhƣ: hòa giải viên tiêu biểu, tìm hiểu pháp luật về hòa giải kinh doanh thƣơng mại. Thông qua các cuộc thi này giúp doanh nghiệp nâng cao nhận thức về lợi ích của hòa giải kinh doanh thƣơng mại và áp dụng mô hình này vào giải quyết tranh chấp.
Quá trình tuyên truyền mô hình hòa giải là một quá trình lâu dài, cần có sự phối hợp, kiên trì giữa các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên để hòa giải trở thành phƣơng thức giải quyết tranh chấp thay thế và đƣợc doanh nghiệp ƣa chuộng thì đầu tiên phải xây dựng hệ thống pháp luật quy định cụ thể về hoạt động hòa giải kinh doanh thƣơng mại, đào tạo đội ngũ hòa giải viên có năng lực và kinh nghiệp, hình thành các trung tâm hòa giải chuyên cung cấp dịch vụ hòa giải. Ngoài ra Việt Nam cần xây dựng cơ chế quản lý nhà nƣớc đối với hòa giải, tổ chức truyên truyền phổ biến mô hình hòa giải tạo niềm tin cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp.
89
KẾT LUẬN
Hòa giải kinh doanh thƣơng mại là phƣơng thức giải quyết tranh chấp hiệu quả đƣợc hầu hết các quốc gia trong khu vực và quốc tế áp dụng. Việc nghiên cứu một cách tổng quát, toàn diện hòa giải kinh doanh thƣơng mại giúp chúng ta hiểu đầy đủ về lý luận cũng nhƣ thực tiễn hòa giải kinh doanh thƣơng mại ở nƣớc ta. Pháp luật hòa giải kinh doanh thƣơng mại ở nƣớc ta còn nhiều điều cần phải hoàn thiện để tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ, kinh doanh trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại.
Từ những phân tích, so sánh và nhận định về khái niệm giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại, đặc biệt là hòa giải kinh doanh thƣơng mại. Luận văn đã vạch ra một cái nhìn khái quát về hòa giải kinh doanh thƣơng mại, thực trạng pháp luật điều chỉnh hòa giải kinh doanh thƣơng mại ở nƣớc ta hiện nay... Phân tích, đánh giá những ƣu điểm và hạn chế của hệ thống pháp luật hòa giải; thực tiễn áp dụng phƣơng thức hòa giải vào việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đƣa ra nhận xét về những bất cập của hệ thống pháp luật hòa giải kinh doanh thƣơng mại trong tố tụng và ngoài tố tụng, từ đó có những định hƣớng, kiến nghị để xây dựng và hoàn thiện pháp luật hòa giải kinh doanh thƣơng mại ở Việt Nam phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong nƣớc và thế giới.
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kinh doanh thƣơng mại, thể hiện qua việc ban hành các văn bản pháp luật nhƣ BLTTDS 2005, LTTTM 2010, LTM 2005, LĐT 2005…Qua đó góp phần tạo động lực, cơ hội cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp trong nƣớc và quốc tế an tâm đầu tƣ, kinh doanh, phát triển kinh tế, phục vụ cho nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên pháp luật hòa giải kinh doanh thƣơng mại trong tố tụng còn nhiều hạn chế, bất cập; Hòa giải ngoài tố tụng thiếu sự điều chỉnh của khung pháp luật. Điều này dẫn đến việc áp dụng hòa giải kinh doanh thƣơng mại trong giải quyết tranh chấp còn nhiều khó khăn, yếu kém về kinh nghiệm, năng lực
90
giải quyết. Dẫn đến thiệt thòi cho doanh nghiệp cũng nhƣ môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh ở Việt Nam.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật hòa giải trong tố tụng và xây dựng hệ thống pháp luật hòa giải ngoài tố tụng là vấn đề cần đƣợc quan tâm hiện nay ở Việt Nam. Để thực hiện đƣợc điều này thì cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tƣ pháp và các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ.
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới luôn đặt trong xu thế cạnh tranh, phát triển kinh tế, hoạt động kinh doanh thƣơng mại thì cần tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi để thu hút các nhà đầu tƣ, kinh doanh nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam. Do vậy việc xây dựng một hệ thống pháp luật cởi mở, thông thoáng, một cơ chế hòa giải kinh doanh thƣơng mại hiệu quả và phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế sẽ là cơ sở hấp dẫn các nhà đầu tƣ kinh doanh trong nƣớc và quốc tế. Từ đó tạo tiền đề để Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Việc nghiên cứu và hoàn thiện khung pháp luật về hòa giải kinh doanh thƣơng mại là yêu cầu cần thiết trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu trong chƣơng trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của Việt Nam. Bƣớc đầu, Việt Nam đã có sự quan tâm nhất định trong vấn đề này thể hiện qua việc tiến hành xây dựng dự thảo Nghị định về hòa giải thƣơng mại. Về lâu dài Việt Nam cần phải cụ thể hóa vấn đề này nhiều hơn trong hệ thống pháp luật hòa giải hiện hành, phù hợp với hoạt động kinh doanh thƣơng mại hiện tại và tƣơng lai. Do vậy, chúng ta có thể tin rằng, trong tƣơng lai những khiếm khuyết bất cập về hòa giải kinh doanh thƣơng mại sẽ khắc phục, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nƣớc.
91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật
1. Ban chấp hành TW Đảng (2002), Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian sắp tới.
2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
3. Bộ Tƣ pháp (2013), Dự thảo Nghị định về hòa giải thương mại.
4. Quốc hội (1989), Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế, Hà Nội.
5. Quốc hội (1989), Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án Dân sự, Hà Nội.
6. Quốc hội (1990), Luật Công ty, Hà Nội.