Tại Việt Nam, hoạt động hòa giải ngoài tố tụng vẫn đang diễn ra hàng ngày và không có một con số thống kê cụ thể nào để biết đƣợc một năm có bao nhiêu vụ hòa giải ngoài tố tụng, tỷ lệ hòa giải thành là bao nhiêu %. Điều này xảy ra là do chúng ta thiếu cơ chế quản lý cũng nhƣ quy định pháp luật về hòa giải ngoài tố tụng. Trong khi đó trên thế giới, hoạt động hòa giải diễn ra nhộn nhịp và trôi chảy dƣới sự quản lý của nhà nƣớc, quy định pháp luật và cơ chế hòa giải ngoài tố tụng hợp lý. Vậy chúng ta cần phải làm gì trong thời gian đến để cụ thể hóa quy chế hòa giải ngoài tố tụng thành những quy định pháp luật chặt chẽ dƣới sự quản lý của nhà nƣớc.
Pháp luật Việt Nam không phủ nhận hòa giải ngoài tố tụng ngƣợc lại còn khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải, thỏa thuận với nhau trƣớc khi đƣa tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan tài phán. Tuy nhiên, hòa giải ngoài tố tụng chỉ đƣợc thừa nhận về mặt nguyên tắc, chƣa có cụ thể hóa về mặt nội dung và hình thức. Các bên có thể hiểu hòa giải ngoài tố tụng không phải là một giai đoạn bắt buộc nhƣng nếu thực hiện hòa giải ngoài tố tụng trƣớc khi giải quyết bằng tố tụng
68
thì pháp luật vẫn thừa nhận kết quả của lần hòa giải đó. Nhƣ đã phân tích tại mục 2.2.1., hiện nay chỉ có VIAC ban hành bộ quy tắc hòa giải nhƣng VIAC không công khai số liệu về hòa giải ngoài tố tụng, không thống kê có bao nhiêu vụ hòa giải, hòa giải thành là bao nhiêu và hòa giải không thành là bao nhiêu để biết hiệu quả của hòa giải ngoài tố tụng. Bộ quy tắc hòa giải của VIAC đƣợc xem là quy định cụ thể đầu tiên về quá trình hòa giải ngoài tố tụng. Các trung tâm cung cấp dịch vụ hòa giải, các chuyên gia, các luật sƣ, các hiệp hội và các bên tranh chấp có thể lấy bộ quy tắc này làm chuẩn mực trong quá trình hòa giải giải quyết tranh chấp.
Mặc dù nhận thấy nhiều ƣu điểm của hòa giải ngoài tố tụng trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại nhƣng nhà nƣớc ta không có một văn bản pháp luật nào hƣớng dẫn thi hành cũng nhƣ quản lý hoạt động các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hòa giải bởi vì hòa giải ngoài tố tụng vẫn chƣa đƣợc coi trọng. Trong khi đó ở các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã xây dựng hệ thống pháp luật quản lý về hòa giải ngoài tố tụng, hình thành các trung tâm cung cấp dịch vụ hòa giải một cách chuyên nghiệp, giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại diễn ra trôi chảy. Vậy, trong tƣơng lai gần để bắt kịp xu hƣớng phát triển chung của hoạt động hòa giải ngoài tố tụng thì Việt Nam cần xây dựng một hệ thống pháp luật và mô hình cơ quan hòa giải ngoài tố tụng, hình thành các trung tâm cung cấp dịch vụ hòa giải, xây dựng đội ngũ hòa giải viên, thực hiện các biện pháp tuyên truyền lợi ích hòa giải ngoài tố tụng, thừa nhận hòa giải ngoài tố tụng là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp thay thế quan trọng. Nếu thực hiện đƣợc nhƣ vậy Việt Nam sẽ giảm tải cho hệ thống giải quyết tranh chấp bằng tố tụng đồng thời hội nhập xu hƣớng giải quyết tranh chấp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
69
Chƣơng 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH
THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM