Định hƣớng hoàn thiện pháp luật hòa giải kinh doanh thƣơng mại

Một phần của tài liệu Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam (Trang 79)

Việt Nam đã và đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Để đạt đƣợc mục tiêu này nhiều năm qua Việt Nam đã nỗ lực trong việc hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự phát triển của hoạt động thƣơng mại càng phong phú, đa dạng dẫn đến tranh chấp ngày càng phức tạp. Do đó cần có cơ chế hiệu quả để giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại. Nhiều phƣơng thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại đã đƣợc thể chế hóa nhƣ thƣơng lƣợng, hòa giải, trọng tài, tòa án và một số phƣơng thức khác. Trong thời gian qua Việt Nam đã thiết lập đƣợc một khuôn khổ pháp lý về giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại với sự ra đời, thay đổi, bổ sung các văn bản pháp lý về các phƣơng thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại nhƣ BLTTDS 2005 sửa đổi bổ sung năm 2011, LTTTM 2010 thay thế cho PLTTTM 2003,…các quy định về giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể kinh doanh thƣơng mại cũng nhƣ tạo cho họ quyền tự định đoạt với việc lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại hiệu quả, phù hợp. Từ đó giảm thiểu đƣợc các tranh chấp gây gắt, tạo ra môi trƣờng kinh doanh, đầu tƣ thuận lợi ở Việt Nam.

Cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện việc mở rộng giao lƣu thƣơng mại quốc tế, trở thành thành

73

viên của nhiều tổ chức thƣơng mại trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO. Do vậy tranh chấp kinh doanh thƣơng mại sẽ ngày càng phức tạp hơn với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài vào thị trƣờng Việt Nam. Trong các phƣơng thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại thì phƣơng thức hòa giải là phƣơng thức giải quyết tranh chấp hiệu quả và đƣợc nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Điều này thể hiện bằng sự hình thành càng nhiều các trung tâm hòa giải ra đời ở các quốc gia và khu vực.

Tại Việt Nam thực tiễn hòa giải kinh doanh thƣơng mại còn nhiều bất cập, cần tiếp tục đƣợc bổ sung, thay đổi và hoàn thiện. Chúng ta cần có định hƣớng, đề xuất các kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại bằng hòa giải, tiến tới chuyên nghiệp hóa hoạt động hòa giải, phát triển hòa giải trở thành phƣơng thức giải quyết tranh chấp thay thế đáp ứng xu hƣớng xã hội hóa hoạt động giải quyết tranh chấp. Cần phải cải thiện môi trƣờng pháp lý cho hoạt động kinh doanh thƣơng mại, hoàn thiện khung pháp luật về kinh doanh thƣơng mại, pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

Hòa giải là phƣơng thức giải quyết tranh chấp thân thiện, tạo môi trƣờng cho các bên tranh chấp tìm đƣợc tiếng nói chung trên cơ sở tôn trọng quyền tự do định đoạt của các bên, sự vận dụng linh hoạt, đúng đắn các quy định pháp luật và tập quán thƣơng mại quốc tế trong quá trình giải quyết tranh chấp thƣơng mại để đạt hiệu quả cao. Hoạt động hòa giải ngày càng phát triển và trở thành một biện pháp hòa giải đƣợc các doanh nghiệp doanh nhân ƣa chuộng. Trong khi đó hoạt động hòa giải ở nƣớc ta còn mang tính tự phát đối với hòa giải ngoài tố tụng, tố tụng trọng tài và mang tính bắt buộc đối với hòa giải trong tố tụng tòa án. Một số văn phòng luật sƣ trung tâm trọng tài và hiệp hội (Hiệp hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng, Hiệp hội bất động sản, Hiệp hội xuất khẩu thủy sản) đã thực hiện hòa giải theo yêu cầu của khách hàng và đạt đƣợc kết quả khả quan chứng tỏ tính linh hoạt nhanh chóng và hiệu quả của phƣơng thức này. Tuy nhiên các tổ chức này chƣa coi hòa giải là một hoạt động chuyên nghiệp, ngƣời đóng vai trò hòa giải còn thiếu kỹ năng, phƣơng

74

pháp, kinh nghiệm hòa giải. Do vậy cần có sự nghiên cứu một cách hệ thống để tổng kết lý luận về hòa giải.

Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nƣớc ta khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa phải phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội phù hợp với xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta và đồng thời phù hợp với đƣờng lối và chính sách của Đảng về xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thƣơng mại phải xuất phát từ thực tiễn trong nƣớc, thể hiện đƣợc bản sắc của nền văn hóa Việt Nam, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, phù hợp với các chuẩn mực thƣơng mại quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế.

Trong những năm qua cùng với chính sách hoàn thiện pháp luật và chủ trƣơng cải cách tƣ pháp, các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua thƣơng lƣợng, hòa giải, trọng tài ngày càng đƣợc khuyến khích sử dụng ở Việt Nam nhằm giảm tải gánh nặng công việc giải quyết tranh chấp cho hệ thống toàn án. Điều này đƣợc thể hiện qua chủ trƣơng tại Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 2/6/2005“Khuyến khích giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa

giải, trọng tài; tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”. Ngoài

ra Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, việc xây dựng thể chế pháp luật về hòa giải thƣơng mại là hết sức cần thiết nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển đa dạng cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án linh hoạt phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nghị quyết 08/NQ-TW đã chỉ rõ “…nghiên cứu tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về giải quyết tranh chấp trên cơ sở đảm bảo độc lập, chủ quyền, an

ninh quốc gia…”. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thƣơng mại không

chỉ dựa trên thực tiễn trong nƣớc mà cần phải tham khảo kinh nghiệm quốc tế để tạo cơ sở, niềm tin cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện hoạt động thƣơng mại, tham gia đầu tƣ tại Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đang

75

xây dựng Nghị định về hòa giải thƣơng mại. Đây đƣợc xem là bƣớc đi quan trọng đầu tiên về hòa giải ngoài tố tụng.

Tóm lại, chúng ta cần có định hƣớng cụ thể để hoàn thiện pháp luật về hòa giải kinh doanh thƣơng mại.

Thứ nhất: Hoàn thiện pháp luật về hòa giải kinh doanh thƣơng mại trong tố

tụng và xây dựng pháp luật về hòa giải kinh doanh thƣơng mại ngoài tố tụng trên cơ sở thực tiễn hoạt động hòa giải trong nƣớc và kinh nghiệm hòa giải của các quốc gia trên thế giới. Cụ thể:

Trong BLTTDS 2005 cần bổ sung thêm luật sƣ vào thành phần tham dự phiên hòa giải, quy định hậu quả pháp lý trong trƣờng hợp một bên thay đổi ý kiến trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, quy định về trƣờng hợp vắng mặt đƣơng sự vì lý do chính đáng.

Xây dựng những quy định về hoạt động hòa giải ngoài tố tụng, về trình tự thủ tục hòa giải, thực thi điều khoản hòa giải, chế tài xử lý quy phạm…

Nghiên cứu về việc áp dụng án lệ, tập quán thƣơng mại, quy định về hiệp hội nghề nghiệp trong hoạt động hòa giải.

Thứ hai: Vận dụng linh hoạt các nguyên tắc kinh nghiệm của các cơ quan

giải quyết tranh chấp thƣơng mại trên thế giới nhƣ WTO, ASEAN, công ƣớc Washington….tham khảo hoạt động của các trung tâm hòa giải quốc tế và khu vực nhƣ Trung tâm hòa giải Delhi (Ấn Độ), Trung tâm hòa giải Singapore, Trung tâm hòa giải Hồng Kông, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để xây dựng hoàn thiện pháp luật hòa giải kinh doanh thƣơng mại phù hợp với sự phát triển kinh tế trong nƣớc và quốc tế.

Thứ ba: Xây dựng và đào tạo hệ thống ngƣời hòa giải trên cơ sở ngƣời hòa

giải phải có kỹ năng hòa giải. Tại Việt Nam trong mỗi một tranh chấp thƣơng mại thì ngƣời tham gia giải quyết tranh chấp thƣờng là các đại diện có thẩm quyền nhƣng những ngƣời này không phải lúc nào cũng là ngƣời hòa giải giỏi, hiểu biết. Trong khi đó ở các quốc gia trên thế giới vai trò của luật sƣ, chuyên gia, cố vấn pháp lý rất quan trọng. Họ đƣợc các doanh nghiệp ủy quyền tham gia giải quyết

76

tranh chấp thƣơng mại ngay từ khi xảy ra tranh chấp đến khi vụ tranh chấp đƣợc giải quyết các chủ doanh nghiệp ủy quyền cho luật sƣ là hoàn toàn tin tƣởng vào trình độ và năng lực của luật sƣ. Do đó Việt Nam cần phải quan tâm đến vấn đề này. Pháp luật Việt Nam nên có tác động tích cực vào cơ chế ủy quyền này tạo điều kiện cho đại diện tham gia hòa giải để quá trình hòa giải đạt hiệu quả. Với việc ủy quyền họ có thể tham gia vào toàn bộ quá trình hòa giải, nắm bắt toàn bộ vấn đề, trên cơ sở kinh nghiệm và kỹ năng hòa giải họ sẽ quyết định vấn đề giải quyết tranh chấp nhanh gọn, chính xác.

Một phần của tài liệu Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam (Trang 79)