Các quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về hòa giải trong tố tụng

Một phần của tài liệu Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam (Trang 47)

Kể từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc, để thực hiện chức năng quản lý của mình nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật mới phù hợp với điều kiện phát triển đất nƣớc. Trong đó Hiến pháp năm 1992- văn bản pháp luật có giá trị cao nhất, các văn bản pháp luật khác ban hành không đƣợc trái với Hiến pháp. Để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp liên quan đến việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhƣ: BLTTDS 2005, LTM 2005, BLDS 2005, LDN 2005, PLTTTM 2003…

Việc ban hành các văn bản pháp luật đã tạo điều kiện cho các bên có thể lựa chọn các phƣơng thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại tối ƣu. Các bên có thể đƣa tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan tài phán của nhà nƣớc đó là tòa án hoặc một tổ chức có chức năng giải quyết tranh chấp đó là trọng tài thƣơng mại. Hiện nay BLTTDS 2005 đã đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định cụ thể về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp bằng tố tụng tòa án; PLTTTM 2003 đã đƣợc sửa đổi thành LTTTM 2010 quy định phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng tố tụng trọng tài. Vậy hòa giải trong tố tụng tại tòa án và hòa giải trong tố tụng trọng tài có những ƣu điểm, hạn chế gì? và thực tiễn thi hành nhƣ thế nào?.

2.1.1. Pháp luật hòa giải kinh doanh thương mại trong tố tụng tòa án.

Trong BLTTDS 2005 đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định cụ thể rõ ràng về trình tự, thủ tục tiến hành phiên hòa giải. Theo đó một vụ án kinh doanh thƣơng mại sẽ đƣợc thụ lý và giải quyết theo thủ thuật chung, việc tổ chức hòa giải là một bƣớc bắt buộc phải thực hiện để giải quyết tranh chấp.

Tòa án sau khi thụ lý vụ án theo yêu cầu của đƣơng sự sẽ xem xét và tiến hành mở phiên hòa giải. Thủ tục phiên hòa giải vụ án đƣợc tiến hành trong thời gian chuẩn bị xét xử sau khi tòa án đã thụ lý vụ án và trƣớc khi đƣa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

41

2.1.1.1. Nguyên tắc của hòa giải trong tố tụng tòa án.

Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng đƣợc quy định tại điều 180 BLTTDS 2005, cụ thể:

Một là, tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đƣơng sự, không đƣợc

dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đƣơng sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình. Sự tự nguyện của các đƣơng sự về hòa giải. Đây là nguyên tắc cơ bản. Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đƣơng sự. Các đƣơng sự là ngƣời quyết định về các tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình. Sự tự nguyện của các đƣơng sự là sự tự nguyện tham gia hòa giải và thỏa thuận về giải quyết vụ án. Điều 10 BLTTDS 2005 quy định

“Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương

sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự” nhƣng không bắt buộc các

đƣơng sự phải thỏa thuận mà chỉ tạo điều kiện để các đƣơng sự hòa giải với nhau. Tòa án chỉ với vai trò trung gian giúp các đƣơng sự hiểu về quyền và nghĩa vụ liên quan đến tranh chấp, tự nguyện thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án. Tòa án không đƣợc can thiệp vào thỏa thuận của các đƣơng sự trừ trƣờng hợp thỏa thuận đó trái pháp luật.

Hai là, nội dung thoả thuận giữa các đƣơng sự không đƣợc trái pháp luật

hoặc trái đạo đức xã hội. Nhà nƣớc chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, do đó mọi sự thỏa thuận trái pháp luật đều không có giá trị pháp lý. Việc tuân thủ pháp luật là yêu cầu bắt buộc do đó trong quá trình hòa giải các bên đƣợc tự nguyện thỏa thuận với nhau nhƣng các thỏa thuận đó không phù hợp quy định pháp luật thì cũng không đƣợc thừa nhận. Mặt khác hòa giải là một hoạt động tố tụng chỉ đƣợc tiến hành trên cơ sở pháp luật.

2.1.1.2. Phạm vi hòa giải trong tố tụng tòa án.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, tòa án tiến hành hòa giải để các đƣơng sự hòa giải với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không đƣợc hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải đƣợc, quy định tại điều 180 BLTTDS 2005. Nhƣ vậy phạm vi hòa giải vụ án dân sự rất rộng bao gồm tất cả các vụ án, các

42

loại tranh chấp trừ những vụ án không đƣợc hòa giải và vụ án không tiến hành hòa giải đƣợc, quy định tại điều 181, 182 BLTTDS 2005.

Thứ nhất, những vụ án không được hòa giải gồm:[32]

Một là, yêu cầu đòi bồi thƣờng thiệt hại liên quan đến tài sản của nhà nƣớc.

Điều 200 BLDS 2005 quy định“Tài sản của nhà nước được hiểu là tài sản thuộc

hình thức sở hữu nhà nước”. Yêu cầu đòi bồi thƣờng thiệt hại liên quan đến tài sản

nhà nƣớc là trƣờng hợp tài sản của nƣớc bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật, do hợp đồng vô hiệu…gây ra và đƣợc giao chủ sở hữu đối với tài sản nhà nƣớc đó có yêu cầu đòi bồi thƣờng. Đối tƣợng bị gây thiệt hại ở đây là tài sản của nhà nƣớc, thuộc sở hữu toàn dân vì vậy bất cứ hành vi nào gây thiệt hại đến tài sản của nhà nƣớc đều bị coi là trái pháp luật và phải bồi thƣờng thiệt hại, ngƣời bồi thƣờng không có quyền thỏa thuận với nhà nƣớc về bồi thƣờng thiệt hại trừ trƣờng hợp ngƣời gây thiệt hại tự nguyện bồi thƣờng phù hợp với quy định pháp luật.

Tuy nhiên khi áp dụng quy định này cần phân biệt hai trƣờng hợp:

Trường hợp 1, tài sản của nhà nƣớc giao cho cơ quan tổ chức, đơn vị vũ

trang quản lý, sử dụng hoặc đầu tƣ vào doanh nghiệp nhà nƣớc do nhà nƣớc thực hiện quyền sở hữu thông qua cơ quan có thẩm quyền thì khi có yêu cầu đòi bồi thƣờng thiệt hại liên quan đến tài sản này, tòa án không đƣợc hòa giải để các bên đƣơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

Trường hợp 2, tài sản của nhà nƣớc đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp

nhà nƣớc, góp vốn trong các doanh nhiệp liên doanh có vốn đầu tƣ của các chủ sở hữu khác theo quy định của LDN, LĐT nƣớc ngoài tại Việt Nam mà doanh nghiệp đƣợc quyền tự chủ chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản và chịu trách nhiệm trƣớc nhà nƣớc đối với tài sản đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì khi có yêu cầu đòi bồi thƣờng thiệt hại liên quan đến tài sản đó tòa án tiến hành hòa giải để các bên đƣơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Hai là, những vụ án dân sự phát sinh từ việc giao dịch trái pháp luật hoặc trái

đạo đức xã hội, tòa án không đƣợc hòa giải vụ án dân sự nếu việc hòa giải nhằm mục đích để các bên tiếp tục thực hiện giao dịch đó. Trƣờng hợp các bên chỉ tranh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

43

chấp về hậu quả của giao dịch vô hiệu do trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội hoặc tuyên bố một giao dịch vô hiệu, thì tòa án vẫn tiến hành hòa giải để các đƣơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu đó.

Thứ hai những vụ án không tiến hành hòa giải được.

Điều 182 BLTTDS 2005 quy định “Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt; Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng; Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là

người mất năng lực hành vi dân sự”. Đối với những trƣờng hợp trên tòa án phải lập

biên bản không hòa giải đƣợc, nêu rõ lý do lƣu vào hồ sơ vụ án, sau đó đƣa ra xét xử tại tòa. Trƣờng hợp đƣơng sự tự hòa giải đƣợc hoặc rút đơn kiện hoàn toàn tự nguyện phù hợp với quy định pháp luật thì tòa án đình chỉ giải quyết vụ án.

2.1.1.3. Thủ tục tiến hành hòa giải các vụ án dân sự.

Thủ tục phiên hòa giải hòa giải các vụ án dân sự nói chung đƣợc tiến hành trong thời gian chuẩn bị xét xử sau khi tòa án đã thụ lý vụ án và trƣớc khi đƣa vụ án ra xét xử. Quy trình hòa giải tại tòa án đƣợc tiến hành theo 3 giai đoạn: Chuẩn bị; Hòa giải và Kết thúc.

Giai đoạn 1: Chuẩn bị.

Trƣớc khi mở phiên hòa giải tòa án ra thông báo, tống đạt cho các đƣơng sự, ngƣời đại diện hợp pháp của các đƣơng sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải và nội dung các vấn đề cần hòa giải, đƣợc quy định tại điều 183 BLTTDS 2005. Sau khi nhận đƣợc thông báo về phiên hòa giải các bên sẽ chuẩn bị tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Thời gian và địa điểm hòa giải do tòa án ấn định.

Giai đoạn 2: Hòa giải.

Thành phần tham gia phiên hòa giải gồm có: Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải; Thƣ kí ghi biên bản; Các cơ quan liên quan, cá nhân; Các đƣơng sự hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của các đƣơng sự; ngƣời phiên dịch trong trƣờng hợp đƣơng sự không biết tiếng Việt. Trong một vụ án có nhiều đƣơng sự, mà có đƣơng sự vắng mặt trong phiên hòa giải, nhƣng các đƣơng sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải

44

và việc hòa giải đó không ảnh hƣởng đến quyền, nghĩa vụ của các đƣơng sự vắng mặt thì thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đƣơng sự có mặt; nếu các đƣơng sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đƣơng sự trong vụ án thì thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải, đƣợc quy định tại điều 184 BLTTDS 2005.

Trƣớc khi tiến hành hòa giải thƣ kí tòa án báo cáo về việc có mặt, vắng mặt của những ngƣời tham gia phiên hòa giải đã đƣợc tòa án thông báo triệu tập. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kiểm tra lại sự có mặt và căn cƣớc của những ngƣời tham gia phiên hòa giải. Tòa án xem xét các yêu cầu cụ thể của đƣơng sự trong vụ án phải giải quyết để tiến hành hòa giải từng yêu cầu theo thứ tự hợp lý, quy định tại điều 185a BLTTDS 2005 sửa đổi bổ sung năm 2011.

Khi tiến hành hòa giải thẩm phán phổ biến cho các đƣơng sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên biết đến quyền nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành và hòa giải không thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, quy định tại điều 185 BLTTDS 2005. Các đƣơng sự hoặc ngƣời đại diện hợp pháp các đƣơng sự trình bày ý kiến của mình về nhƣng nội dung tranh chấp và đề xuất những yêu cầu tòa án giải quyết. Thẩm phán sẽ xem xét yêu cầu của mỗi bên, đƣa ra những giải pháp hữu hiệu để các bên lựa chọn. Hòa giải kết thúc khi thẩm phán có kết luận cuối cùng về những vấn đề các bên đƣơng sự đã hòa giải đƣợc và các vấn đề chƣa hòa giải đƣợc.

Thƣ ký tòa án ghi ý kiến của các bên đƣơng sự vào biên bản, những nội dung những ngƣời tham gia hòa giải đã thỏa thuận đƣợc hoặc không thỏa thuận đƣợc. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đƣơng sự tham gia phiên hòa giải, chữ ký của thẩm phán chủ trì phiên hòa giải và thƣ ký ghi biên bản hòa giải, quy định tại điều 186 BLTTDS 2005.

Giai đoạn 3: Kết thúc.

Kết thúc phiên hòa giải có thể dẫn đến hai trƣờng hợp.

Trường hợp thứ nhất: Các bên đã thỏa thuận đƣợc với nhau về toàn bộ vụ án.

45

giải thành mà không có đƣơng sự nào thay đổi ý kiến thì thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự. Điều này tạo điều kiện cho các bên có thời gian để suy nghĩ về nội dung thỏa thuận. Quyết định công nhận sự thỏa thuận có hiệu lực thi hành ngay không bị kháng cáo kháng nghị.

Trường hợp thứ hai: Các bên đƣơng sự thỏa thuận đƣợc một số vấn đề và

những vấn đề còn lại không thỏa thuận đƣợc, hoặc không thỏa thuận đƣợc toàn bộ nội dung vụ án thì vụ án sẽ đƣợc tiếp tục hòa giải hay đƣa ra xét xử?. Điều này tùy thuộc vào sự đánh giá chủ quan của thẩm phán và sự khách quan của nội dung vụ án để nhận thấy nếu vụ án tiếp tục hòa giải có thể hòa giải thành thì tiếp tục mở phiên hòa giải, nếu nhận thấy vụ án tiếp tục hòa giải sẽ không thay đổi đƣợc kết quả thì đƣa vụ án ra xét xử. Từ đó cho thấy năng lực của thẩm phán trong giải quyết vụ án đóng vai trò rất quan trọng.

Theo quy định của PLTTGQCVADS, PLTTGQCVAKT thì việc hòa giải tại phiên tòa sơ thẩm không mang tính chất bắt buộc và nếu xét thấy có khả năng hòa giải, Hội đồng xét xử sẽ hòa giải tại phần tranh luận. Theo quy định tại khoản 1 điều 220 BLTTDS 2005, tại phiên tòa sơ thẩm Hội đồng xét xử không hòa giải mà“Chủ tọa phiên toà hỏi các đương sự có thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự

về việc giải quyết vụ án”. Tòa án áp dụng thủ tục hỏi các đƣơng sự về sự thỏa thuận

giải quyết các vụ án bao gồm cả những vụ án không tiến hành hòa giải đƣợc bởi nguyên nhân là do sự vắng mặt của các đƣơng sự. Đối với trƣờng hợp tại khoản 3 điều 182 BLTTDS, do đƣơng sự bị mất năng lực hành vi dân sự không thể hiện đƣợc ý kiến của mình nên thủ tục hỏi các đƣơng sự về thỏa thuận giải quyết vụ án sẽ không áp dụng đối với trƣờng hợp này. Toà án áp dụng thủ tục hỏi các đƣơng sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm gồm: những vụ án tòa án đã tiến hành hòa giải trƣớc khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nhƣng không thành; những vụ án không tiến hành hòa giải đƣợc. Trong trƣờng hợp các đƣơng sự thỏa

46

thuận đƣợc với nhau về cách giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận thỏa thuận tại phiên tòa. Nếu các đƣơng sự không tự thỏa thuận đƣợc với nhau thì Hội đồng xét xử nghe các đƣơng sự trình bày.

2.1.1.4. Ưu điểm và hạn chế của hòa giải trong tố tụng tòa án. Về ưu điểm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia phiên hòa giải giải quyết tranh chấp. Các bên tranh chấp căn cứ trên quy định cơ bản để đƣa ra những yêu cầu hợp lý tại buổi hòa giải. Trình bày những yêu cầu cụ thể, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó. Các yêu cầu này đƣợc ghi nhận trong biên bản hòa giải và trƣờng hợp hòa giải thành thì đƣợc đảm bảo thực hiện bằng cơ quan chế tài mang quyền lực nhà nƣớc.

Đây là phƣơng pháp tối ƣu để giải quyết tranh chấp mà vẫn ràng buộc các bên. Sau khi hòa giải đạt kết quả thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Một phần của tài liệu Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam (Trang 47)