Xây dựng mô hình cơ quan hòa giải ngoài tố tụng

Một phần của tài liệu Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam (Trang 89)

Có thể nói hòa giải là phƣơng thức giải quyết tranh chấp thân thiện, tạo môi trƣờng, xúc tác cho các bên đang tranh chấp đi tìm tiếng nói chung. Để thực hiện đƣợc điều đó, nhà nƣớc ta cần có những bƣớc tiến quan trọng trong việc xây dựng pháp luật và xây dựng mô hình cơ quan hòa giải.

Qua thực tiễn tổ chức, hoạt động hòa giải ở một số nƣớc, có thể phân chia hòa giải ngoài tố tụng theo một số hình thức chủ yếu sau đây:

a. Hòa giải cộng đồng là mô hình hòa giải áp dụng đối với các tranh chấp nhỏ thƣờng không gắn liền với kinh doanh thƣơng mại (ở Việt Nam hòa giải cơ sở cũng có tính chất tƣơng đồng với hòa giải cộng đồng).

b. Hòa giải tƣ nhân là mô hình tổ chức hòa giải thƣờng áp dụng cho lĩnh vực kinh doanh, thƣơng mại.

Hiện tại, hòa giải ngoài tố tụng đƣợc thực hiện một cách manh mún, thiếu sự điều chỉnh của pháp luật cũng nhƣ mô hình thực hiện. Bên cạnh việc xây dựng pháp

83

luật điều chỉnh về hòa giải ngoài tố tụng thì việc xây dựng mô hình cơ quan hòa giải ngoài tố tụng đóng một vai trò quan trọng để hòa giải đạt hiệu quả. Hòa giải ngoài tố tụng đƣợc thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ hòa giải. Căn cứ vào đó có thể xây dựng mô hình cơ quan hòa giải dƣới hai hình thức: hòa giải quy chế và hòa giải vụ việc.

(1) Hòa giải quy chế:

Là việc các bên lựa chọn hòa giải tại một tổ chức hòa giải chuyên nghiệp. Tổ chức hòa giải chuyên nghiệp chỉ thực hiện việc hòa giải, tổ chức hòa giải chuyên nghiệp tại các quốc gia trên thế giới là các trung tâm hòa giải, còn tại Việt Nam là các trung tâm hòa giải độc lập trong trung tâm trọng tài hoặc hiệp hội các doanh nghiệp thực hiện. Khi các bên lựa chọn hòa giải quy chế, các bên sẽ lựa chọn hòa giải viên của trung tâm, hiệp hội và áp dụng thủ tục hòa giải của trung tâm, hiệp hội đó. Theo kinh nghiệm thực tiễn về hòa giải tại các nƣớc phát triển, một điều khoản hòa giải thông thƣờng sẽ đƣợc soạn thảo nhƣ sau “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc có liên quan đến hợp đồng này trước hết sẽ được giải quyết bằng phương thức hòa giải tại…(tên của một trung tâm hòa giải)…phù hợp với bảng quy tắc hòa giải của trung tâm này. Các bên cam kết sẽ tham gia hòa giải với thái độ thiện chí và bị

rằng buộc bởi thỏa thuận đạt được trong quá trình hòa giải”.

(2) Hòa giải vụ việc:

Là việc các bên lựa chọn ngƣời thứ ba làm ngƣời hòa giải. Ngƣời thứ ba hòa giải trong trƣờng hợp này là các cá nhân, luật sƣ, chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải. Trong trƣờng hợp các bên lựa chọn hòa giải vụ việc thì trong điều khoản hòa giải sẽ quy định điều kiện tổ chức hòa giải, cách thức chỉ định hòa giải viên, chọn luật áp dụng hoặc chọn bộ quy tắc hòa giải…

Xây dựng mô hình cơ quan hòa giải nhƣ trên sẽ tạo cơ hội cho các bên lựa chọn mô hình cơ quan hòa giải thích hợp với vụ việc tranh chấp tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó để tạo sự chuyên nghiệp trong hòa giải, cần phải thành lập một tổ chức chuyên hòa giải với đội ngũ hòa giải viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng hòa giải, thực hiện tốt nhất các vụ

84

việc hòa giải giữa các doanh nghiệp trong nƣớc, doanh nghịêp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, giữa các cá nhân, tổ chức. Xây dựng các tiêu chuẩn để đƣợc công nhận là hòa giải viên và các tiêu chuẩn dành cho các trung tâm cung cấp dịch vụ hòa giải. Việc thành lập các trung tâm hòa giải sẽ thu hút sự tham gia của các trung tâm trọng tài, các hiệp hội, các luật sƣ, chuyên gia pháp lý. Về hình thức trung tâm hòa giải hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả hơn các trung gian hòa giải khác do xuất phát từ cách thức tổ chức.

Một phần của tài liệu Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)