Hòa giải tranh chấp kinh doanh thƣơng mại

Một phần của tài liệu Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam (Trang 28)

Nhƣ đã giới thiệu ở phần 1.1.3. giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng hòa giải đặc biệt là hòa giải ngoài tố tụng, là một phƣơng thức rất phổ biến trên thế giới, nhất là ở các nƣớc phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam hòa giải tranh chấp thƣơng mại hầu nhƣ chỉ đƣợc biết đến nhƣ là một giai đoạn bắt buộc của tố tụng tòa án hoặc tố tụng trọng tài. Trong phần này, luận văn sẽ đề cập, phân tích khái niệm hòa giải tranh chấp thƣơng mại và so sánh, bình luận về cả hai loại hòa giải trong và ngoài tố tụng.

1.2.1. Khái niệm và phân loại hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại.

1.2.1.1. Khái niệm hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại.

Khái niệm hòa giải tranh chấp kinh doanh thƣơng mại là một khái niệm phức hợp bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, mỗi yếu tố có một bản chất pháp lý riêng biệt và khi kết hợp lại thì tạo ra một mối liên kết giữa các yếu tố. Trong các từ điển pháp luật, từ điển kinh tế cũng nhƣ trong sách báo khoa học pháp lý, bao gồm cả các giáo trình luật chuyên nghành đều chƣa có sự giải thích đầy đủ về khái niệm này. Để đƣa ra một cái nhìn toàn diện về khái niệm hòa giải tranh chấp kinh doanh thƣơng mại thì cần làm rõ: Hòa giải là gì? và Hòa giải tranh chấp kinh doanh thƣơng mại là gì?

Hòa giải là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã hội, nhƣng quan niệm về hòa giải ở nhiều nƣớc còn chƣa thống nhất. Cụ thể:

Hòa giải theo Từ điển Tiếng Việt là “Hòa giải là việc thuyết phục các bên

đồng ý chấm dứt xung đột hay xích mích một cách ổn thỏa”.[41]

Theo Từ điển Luật học Anh – Mỹ của Black’s Law Dictionary “Hòa giải là một quá trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư, trong đó, Hòa giải viên là người thứ ba trung gian giúp các bên tranh chấp đạt được một sự thỏa

thuận”.[45]

Theo Từ điển Luật học của Cộng hòa Pháp “Hòa giải là phương thức giải

22

Pháp luật Việt Nam không định nghĩa thế nào là hòa giải, nhƣng tại khoản 2 điều 317 LTM 2005 quy định “Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc

cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải”.

Từ những khái niệm trên có thể rút ra một số đặc trƣng cơ bản của hòa giải nhƣ sau:

Một là, hòa giải là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp giữa các bên với

sự hiện diện của bên thứ ba trung gian do các bên lựa chọn.

Hai là, bên trung gian giúp cho các bên tranh chấp thỏa thuận với nhau để

giải quyết tranh chấp bằng cách đƣa ra các đề nghị, phƣơng án giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn, thỏa thuận tự quyết định. Ngƣời trung gian có vị trí độc lập với các bên và không có lợi ích liên quan đến tranh chấp, không đƣa ra phán quyết.

Ba là, thỏa thuận giải quyết các tranh chấp phải do chính các bên tự nguyện

trên cơ sở định đoạt nhằm mục đích dàn xếp ổn thỏa tranh chấp. Các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hòa giải không có giá trị bắt buộc cƣỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên.

Nhƣ vậy có thể hiểu “Hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp với sự giúp đỡ của một bên thứ ba trung lập, các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết các tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật, truyền thống đạo

đức xã hội”.

Từ khái niệm tranh chấp kinh doanh thƣơng mại thể hiện ở phần 1.1.2. và khái niệm về hòa giải, có thể đƣa ra khái niệm về hòa giải tranh chấp kinh doanh thƣơng mại. “Hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp với sự giúp đỡ của một bên thứ ba trung lập, các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại,

phù hợp với quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức xã hội”.

Hòa giải đƣợc sử dụng nhƣ một hình thức giải quyết tranh chấp thân thiện do các bên tự nguyện lựa chọn đã tồn tại từ lâu. Nhiều nhà nƣớc hiện đại đã có những biện pháp tích cực nhằm khuyến khích việc sử dụng hòa giải bằng cách tổ chức hoạt

23

động hòa giải sao cho phù hợp và có hiệu quả hơn. Đồng thời Nhà nƣớc thiết lập hoặc công nhận bằng pháp luật các tổ chức thực hiện hòa giải, các trung tâm trọng tài, hòa giải quốc gia và quốc tế đã ban hành các quy tắc hòa giải hay bản hƣớng dẫn quy trình hòa giải mẫu nhƣ “Quy tắc hòa giải không bắt buộc” của Phòng Thƣơng mại quốc tế ICC tại London; Quy tắc hòa giải của Luật mẫu Uncitral đƣợc nhiều nƣớc tham khảo và áp dụng.

1.2.1.2. Phân loại hòa giải.

Theo thông lệ quốc tế, căn cứ vào tổ chức đứng ra thực hiện việc hòa giải, hòa giải đƣợc chia thành hai hình thức là hòa giải công và hòa giải tƣ. Hòa giải công do các cơ quan nhà nƣớc, chủ yếu là tòa án đứng ra thực hiện. Hòa giải tƣ thƣờng do các tổ chức trọng tài thƣơng mại hoặc các tổ chức hòa giải thƣơng mại chuyên nghiệp tiến hành. Ngoài ra, các bên cũng có thể yêu cầu các cá nhân (thƣờng là chuyên gia về hòa giải hoặc về lĩnh vực đang có tranh chấp) đứng ra hòa giải. Tại Việt Nam hòa giải thƣờng đƣợc chia thành hai loại là hòa giải ngoài tố tụng và hòa giải trong tố tụng.

Hòa giải ngoài tố tụng.

Hòa giải ngoài tố tụng thƣờng do các tổ chức trọng tài thƣơng mại thực hiện hoặc một bên thứ ba làm trung gian hòa giải theo yêu cầu cầu của các bên tranh chấp. Tại các tổ chức trọng tài thƣơng mại lớn trên thế giới đều có quy tắc hòa giải và tổ chức việc hòa giải nhằm giúp các tổ chức, cá nhân kinh doanh giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hoạt động hòa giải cũng bắt đầu diễn ra nhộn nhịp tại các nƣớc trong khu vực với sự xuất hiện của nhiều trung tâm hòa giải nhƣ Trung tâm hòa giải của CIETAC (Trung Quốc), Trung tâm hòa giải Delhi (Ấn Độ), Trung tâm hòa giải Hồng Kông, Trung tâm hòa giải Indonesia, Trung tâm hòa giải Malaysia, Trung tâm hòa giải Philippine, Trung tâm hòa giải Singapore, Trung tâm hòa giải Thái Lan… và đã thể hiện đƣợc những ƣu điểm rõ rệt về thời gian, chi phí và hiệu quả, thu hút đƣợc sự chú ý của đông đảo giới luật sƣ và doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, phƣơng thức hoà giải thƣờng là hòa giải trong tố tụng trọng tài hay tố tụng tòa án, việc lựa chọn một trung tâm trọng tài hoặc trung gian hòa giải

24

để thực hiện hòa giải còn khá xa lạ với doanh nghiệp. Trung tâm hòa giải với tƣ cách tổ chức hòa giải thƣơng mại chuyên nghiệp mới bắt đầu đƣợc hình thành với việc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đƣa ra Bộ Quy tắc hoà giải và bắt đầu cung cấp dịch vụ này vào năm 2007. Quy tắc hoà giải của VIAC gồm 20 điều, có hiệu lực từ ngày 10/9/2007. Quy tắc hòa giải này áp dụng cho việc hoà giải tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan tới quan hệ pháp lý trong hoạt động thƣơng mại, khi các bên quyết định tiến hành hoà giải tranh chấp thông qua VIAC.

Quy trình hòa giải ngoài tố tụng thƣờng bắt đầu bằng việc hai bên tranh chấp cùng đề nghị hòa giải với hòa giải viên hoặc một tổ chức, cá nhân hòa giải; một bên cũng có thể đơn phƣơng liên hệ với hòa giải viên hoặc với một tổ chức hòa giải để yêu cầu tiến hành hoà giải, khi đó hòa giải viên hoặc tổ chức hòa giải sẽ liên hệ và thuyết phục phía bên kia tham gia hòa giải. Việc hòa giải chỉ đƣợc thực hiện sau khi có sự đồng ý của cả hai bên tranh chấp. Trong quá trình hòa giải, hòa giải viên sẽ áp dụng các kỹ năng giải quyết tranh chấp của mình nhằm giúp các bên thảo luận và thƣơng lƣợng với nhau để tìm ra giải pháp cuối cùng cho vụ tranh chấp. Trong trƣờng hợp các bên đạt đƣợc thỏa thuận, hòa giải viên sẽ giúp các bên soạn thảo thỏa thuận hòa giải một cách chi tiết, bản thỏa thuận này có giá trị pháp lý nhƣ một hợp đồng. Một trong các bên hoặc bản thân hòa giải viên có quyền chấm dứt hòa giải vào bất cứ giai đoạn nào của quá trình hòa giải khi thấy việc hòa giải không mang lại hiệu quả.

Ưu điểm và hạn chế của hòa giải ngoài tố tụng:

Ưu điểm: Các bên chủ động trong việc lựa chọn hòa giải viên, địa điểm, thời

gian và quy trình hòa giải phù hợp với tranh chấp cụ thể phát sinh. Đảm bảo nguyên tắc bí mật trong hòa giải nhằm bảo vệ bí mật kinh doanh của các bên. Các bên có thể lựa chọn các chuyên gia trong từng lĩnh vực để thực hiện việc hòa giải.

Hạn chế: Thiếu sự điều chỉnh của quy định pháp luật. Sau khi hòa giải mà

các bên đạt đƣợc thỏa thuận thì các bên cùng ký vào bản thỏa thuận chi tiết. Tuy nhiên bản thỏa thuận này không có giá trị pháp lý buộc các bên phải thi hành, việc thi hành chủ yếu dựa trên thiện chí của các bên. Một khi một trong hai bên không

25

thực hiện bản thỏa thuận thì hợp đồng đƣơng nhiên bị phá vỡ một lần nữa nên các bên phải lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác.

Hòa giải trong tố tụng.

Hòa giải trong tố tụng bao gồm hòa giải tại tòa án và hòa giải tại trọng tài.

(1) Hòa giải tại tòa án.

Hòa giải tại tòa án là một giai đoạn bắt buộc trong tố tụng, thể hiện tại điều 10 BLTTDS 2005 “Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự

theo quy định của Bộ luật này”. Quá trình hòa giải tại tòa án đƣợc luật hóa một

cách cụ thể, rõ ràng trong pháp luật tố tụng để áp dụng thống nhất tại mọi tòa án. Quy trình hòa giải tại tòa án đối với các vụ án tranh chấp kinh doanh thƣơng mại cơ bản đƣợc thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sau khi tòa án đã thụ lý vụ án và trƣớc khi đƣa vụ án ra xét xử. Sau khi thụ lý vụ án, thẩm phán ra thông báo mở phiên hòa giải. Tại phiên hòa giải thẩm phán giải thích các quyền và nghĩa vụ của các đƣơng sự, làm rõ yêu cầu của nguyên đơn. Thẩm phán chỉ rõ cho các bên thấy ƣu điểm của việc hòa giải và lợi ích của mỗi bên khi đạt đƣợc thỏa thận giải quyết tranh chấp; Đƣa ra một số phƣơng án, khả năng giải quyết để các bên lựa chọn. Tòa án ghi nhận sự tự nguyện thỏa thuận của các bên vào biên bản hòa giải thành và quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự. Trƣờng hợp các bên không thỏa thuận đƣợc thì tòa án cũng lập biên bản hòa giải không thành để tiếp tục xét xử vụ việc.

Tuy nhiên với tƣ cách là một thủ tục hòa giải không chỉ đƣợc thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị xét xử mà còn phải đƣợc tiến hành ở nhiều giai đoạn, nhiều cấp xét xử từ khi tòa án thụ lý đơn khởi kiện cho đến khi bản án có hiệu lực. Nhƣ sau:

1. Giai đoạn ngay sau khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện và nộp tạm ứng án phí. Hòa giải giai đoạn này không mang lại hiệu quả cao bởi có tranh chấp, không thỏa thuận đƣợc bằng các biện pháp khác nên mới dẫn đến việc nộp đơn khởi kiện đến tòa án.

26

2. Giai đoạn chuẩn bị xét xử, trong giai đoạn này thẩm phán sẽ tiến hành triệu tập các bên tham gia hòa giải trên cơ sở yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, phiên hòa giải sẽ đƣợc tổ chức một lần, hai lần hoặc ba lần căn cứ vào độ phức tạp của vụ án cũng nhƣ căng thẳng giữa hai bên.

3. Giai đoạn từ khi tòa án có quyết định đƣa vụ án ra xét xử đến trƣớc khi Hội đồng xét xử vào nghị án trong phiên tòa sơ thẩm. Tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử sẽ hỏi các bên có thỏa thuận đƣợc với nhau về việc giải quyết vụ án hay không?. Nếu các bên không thỏa thuận đƣợc thì các bên trình bày nội dung tranh chấp và yêu cầu của mình, trên cơ sở đó Hội đồng xét xử xem xét và đƣa ra phƣơng án thích hợp để hai bên có thể hòa giải với nhau trƣớc khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án.

4. Giai đoạn từ sau khi tòa án cấp sơ thẩm tuyên án cho đến trƣớc khi tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đƣa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

5. Giai đoạn từ khi tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định xét xử phúc thẩm đến trƣớc khi Hội đồng xét xử phúc thẩm vào nghị án.

Các giai đoạn nói trên tạo nên quá trình giải quyết vụ án. Trong tất cả các giai đoạn này, thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử đều có thể tiến hành hòa giải hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các đƣơng sự thỏa thuận cách thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thƣơng mại, trừ trƣờng hợp các vụ án không đƣợc hòa giải hoặc hòa giải không đƣợc.

(2) Hòa giải tại trọng tài.

LTTTM 2010 không quy định cụ thể quy trình hòa giải tại trọng tài, việc hòa giải sẽ đƣợc các trung tâm trọng tài thực hiện theo quy trình phù hợp, linh hoạt tạo điều kiện để các bên có thể thỏa thuận đƣợc với nhau. Tại điều 9 LTTTM 2010 quy định “Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có quyền tự do thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Hội đồng trọng tài hòa

giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp”. Các bên giải

quyết tranh chấp bằng tố tụng trọng tài hay tố tụng tòa án thì đều đƣợc khuyến khích các bên tự thƣơng lƣợng, hòa giải. Việc các bên tự hòa giải thỏa thuận với

27

nhau có thể đƣợc thực hiện trƣớc, trong quá trình giải quyết tranh chấp. Song song với quá trình đó, tòa án hay trọng tài cũng sẽ tiến hành việc hòa giải cho các bên tranh chấp. Quá trình hòa giải trong tố tụng là một giai đoạn bắt buộc kể cả trong tố tụng tòa án lẫn tố tụng trọng tài. Tuy nhiên trong tố tụng trọng tài, hòa giải đƣợc thực hiện trên yêu cầu của các bên sau khi các bên không tự thƣơng lƣợng, hòa giải với nhau đƣợc hoặc một bên không đồng ý hòa giải. Trƣờng hợp các bên tự thƣơng lƣợng, hòa giải đƣợc với nhau thì có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó để đảm bảo việc thi hành thỏa thuận của các bên.

Ưu điểm và hạn chế của hòa giải trong tố tụng.

Ưu điểm: Hòa giải trong tố tụng tuân theo một quy trình nhất định do pháp

luật quy định. Hòa giải thành, tòa án hoặc trọng tài sẽ ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận; hòa giải không thành, tranh chấp sẽ đƣợc xét xử tại tòa án hoặc mở phiên họp giải quyết đối với trọng tài. Quyết định công nhận thỏa thuận trong tố tụng tòa án và tố tụng trọng tài đều đƣợc đảm bảo thi hành bằng cơ quan có quyền lực nhà nƣớc.

Hạn chế: Quy trình hòa giải cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt. Bí mật kinh

doanh không đƣợc đảm bảo do tòa án xét xử theo nguyên tắc công khai, mặc dù có xử kín thì việc tuyên án công khai sẽ dẫn đến làm lộ bí mật kinh doanh. Trong tố tụng trọng tài, pháp luật không quy định cụ thể trình tự thủ tục hòa giải dẫn đến hòa

Một phần của tài liệu Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)