Tăng cường sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện tỉnh nam định (Trang 61)

7. Bố cục khóa luận

3.4.3.Tăng cường sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại

Cũng nhƣ các yếu tố khác trong thƣ viện, các sản phẩm và dịch vụ thông tin có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của thƣ viện. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin là công cụ thiết yếu để thƣ viện thực hiện nhiệm vụ của mình. Chất lƣợng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin đƣợc xem là

thƣớc đo hiệu quả hoạt động TV - TT. Hiện nay, Thƣ viện tỉnh Nam Định có các dịch vụ thông tin nhƣ: dịch vụ tra cứu, dịch vụ mạng, dịch vụ tìm tin, dịch vụ trao đổi thông tin. Bên cạnh đó cán bộ thƣ viện ngày càng phải nỗ lực hơn nữa để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thông tin hữu ích cho bạn đọc. Cụ thể nhƣ:

Thƣ viện cần chuyển những thƣ mục dạng truyền thống sang dạng thƣ mục điện tử và đƣa lên mạng những CSDL thƣ mục của thƣ viện mình cũng nhƣ của các cơ quan thông tin khác mà thƣ viện khai thác để tạo điều kiện cho NDT dễ dàng tra cứu và sử dụng.

Thƣ viện nên tăng cƣờng thêm dịch vụ tƣ vấn về công tác “Tin học hoá trong hoạt động của thƣ viện”, trả lời đƣợc những câu hỏi của bạn đọc nhƣ: Ở thƣ viện có tài liệu điện tử gì? Cách tra cứu OPAC nhƣ thế nào?

Thƣ viện nên ƣu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho độc giả thiếu nhi bằng cách mở dịch vụ hỏi đáp và tƣ vấn tài liệu thiếu nhi.

Với NDT có nhu cầu nghiên cứu, mở thêm dịch vụ sao chụp sao chụp đối với các tài liệu gốc nhƣ luận văn, luận án. Từ đó có thể tiết kiệm thời gian, kinh phí cho bạn đọc.

Trong điều kiện cho phép, thƣ viện cần tăng cƣờng mở thêm phòng đọc tự chọn hơn nữa. Bởi hiện nay Thƣ viện tỉnh Nam Định mới tổ chức kho mở ở Phòng mƣợn, Phòng đọc báo, tạp chí. Điều này sẽ hạn chế bạn đọc trong việc tra tìm và sử dụng tài liệu. Tổ chức hệ thống kho mở theo tiêu chuẩn hiện đại cho phép bạn đọc tiếp cận trực tiếp với tài liệu trong thƣ viện, đảm bảo tối đa quyền hạn cho bạn đọc. Điều đó tạo ra môi trƣờng văn hoá lành mạnh, hấp dẫn cho bạn đọc thu lƣợm kiến thức, tạo không khí hợp tác, thân thiện, trợ giúp bạn đọc, rút ngắn thời gian tìm kiếm thông tin. Đây là hình thức phục vụ thông tin hiệu quả hiện nay trong các cơ quan TV – TT hiện đại trong nƣớc và trên thế giới.

Cùng với việc tăng cƣờng phòng đọc tự chọn, nếu thƣ viện tổ chức đƣợc dịch vụ mƣợn tài liệu tự động thì sẽ đem lại đƣợc rất nhiều lợi ích cho cả phía ngƣời đọc và thƣ viện. Một mặt thông qua dịch vụ này thƣ viện sẽ giảm đƣợc số lƣợng cán bộ phục vụ và làm thủ tục cho mƣợn, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả phục vụ vì đã loại bỏ các thao tác thủ công, lặp đi lặp lại. Mặt khác, ngƣời đọc đến thƣ viện sẽ không mất nhiều thời gian trong việc chờ mƣợn tài liệu. Họ đƣợc tiếp xúc trực tiếp với tài liệu, tự lựa chọn tài liệu nên sẽ làm nảy sinh nhu cầu và hứng thú đọc.

Ngoài ra, thƣ viện nên tổ chức thêm các buổi triển lãm sách, hội thảo chuyên đề... đồng thời giới thiệu các sản phẩm thông tin hiện có của thƣ viện. Các hình thức này cần đƣợc tiến hành định kì nhƣ một hình thức sinh hoạt chuyên môn, có thông báo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và lâu dần sẽ trở thành thói quen cho NDT của thƣ viện.

Cuối cùng là hoàn thiện các CSDL và nâng cao chất lƣợng CSDL là việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay bởi nó tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình tinh học hoá hoạt động thƣ viện. Thƣ viện cần thƣờng xuyên tiến hành hiệu đính các biểu ghi, loại bỏ các biểu ghi trùng lặp, tránh hiện tƣợng nhiễu tin khi tra cứu. Đẩy mạnh việc xây dựng các CSDL báo, tạp chí, ngoại văn, khoá luận vì số lƣợng CSDL của các loại hình tài liệu này còn ít so với thực tế.

KẾT LUẬN

Theo Pháp lệnh thƣ viện Việt Nam, nhiệm vụ chủ yếu của thƣ viện công cộng là thoả mãn nhu cầu tra tìm, tìm hiểu thông tin của nhân dân. Đây là một nhiệm vụ khó khăn phức tạp vì đối tƣợng phục vụ của các thƣ viện khá đa dạng. Hiện nay, trƣớc sự xuất hiện ồ ạt của các loại hình giải trí và các phƣơng tiện thông tin nghe nhìn hiện đại đã ảnh hƣởng không nhỏ đến văn hoá đọc nói chung và hoạt động của hệ thống thƣ viện nói riêng. Để nâng cao chất lƣợng hoạt động, Thƣ viện tỉnh Nam Định đang ngày càng đổi mới theo hƣớng hiện đại hoá. Đó phải là một trung tâm sinh hoạt văn hoá của nhân dân địa phƣơng với các dịch vụ bổ trợ để ngƣời dân đến thƣ viện có thể vừa đọc sách vừa thƣ giãn, vừa truy cập internet để tìm kiếm thông tin nâng cao kiến thức.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của thƣ viện đƣợc coi nhƣ một bƣớc đi ban đầu tạo dựng những cơ sở hạ tầng cần thiết để hƣớng tới xây dựng thƣ viện trở thành thƣ viện điện tử trong tƣơng lai. Khoá luận đã đi sâu nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT tại Thƣ viện tỉnh Nam Định. Dựa trên những tiền đề về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực thông tin sẵn có của thƣ viện, cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đặc biệt là hệ thống phần mềm đã giúp thƣ viện tạo lập đƣợc các sản phẩm và dịch vụ thông tin tiện ích. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào trong hoạt động của thƣ viện còn một số hạn chế nhất định, đòi hỏi thƣ viện phải nhanh chóng tìm ra phƣơng hƣớng, biện pháp tối ƣu để khắc phục những vấn đề trên. Để làm đƣợc điều này, ngoài sự quan tâm chỉ đạo định hƣớng nhất quán từ các cấp lãnh đạo, Sở văn hoá – thể thao và du lịch cần có sự nỗ lực hết mình của cán bộ, nhân viên Thƣ viện tỉnh Nam Định.

Trải qua hơn hơn 50 năm xây dựng và trƣởng thành, Thƣ viện tỉnh Nam Định với sự nỗ lực không ngừng luôn xứng đáng là cơ quan văn hoá

giáo dục của địa phƣơng, đứng đầu trong hệ thống thƣ viện công cộng của tỉnh, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh. Trong tƣơng lai, thƣ viện cần phấn đấu hơn nữa để trở thành thƣ viện điện tử góp phần bảo tồn tốt nhất những giá trị văn hoá của địa phƣơng, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá của đất nƣớc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thu Anh (2009), Tìm hiểu vấn đề bảo quản thông tin trong kỉ nguyên số, Khoá luận tốt nghiệp ngành Thƣ viện thông tin , Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

2. Tạ Thị Mĩ Hạnh (2011), Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Luận văn Thạc sĩ khoa học Thƣ viện, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

3. Cao Minh Kiểm (2002), “Thư viện số - định nghĩa và vấn đề”, Nxb Trung tâm thông tin tƣ liệu Khoa học và công nghệ Quốc gia, Hà Nội.

4. Phạm Thị Mai (2009), Nghiên cứu phát triển thư viện điện tử trong các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa học Thƣ viện, Đại học Văn hóa, Hà nội.

5. Trần Thị Quý , Đỗ văn Hùng (2006), Tự động hóa trong hoạt động thông tin thư viện, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

6. Đoàn Phan Tân (2001), Tin học trong hoạt động thông tin – thư viện, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Lê Thị Thuý (2010), Số hóa tài liệu và tổ chức khai thác nguồn tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp ngành Thƣ viện thông tin, Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội).

8. Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện, Nxb Trung tâm thông tin tƣ liệu Khoa học và công nghệ Quốc gia, Hà Nội. 9. Lê Văn Viết (2011), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin và các giải

pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, hoạt động của thư viện cấp huyện, Đề tài nghiên cƣ́u khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

10. http://nlv.gov.vn

11. http://thuviennamdinh.vn 12. http://www.thuvien.net

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện tỉnh nam định (Trang 61)