Hồi quy các biến thực hiện thị trường (C)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 84)

Phân tích hồi quy sẽ được sử dụng trong mục này để xem xét mối tương quan giữa các biến C với các biến S và giữa các biến C với nhau, dựa vào phương trình hồi quy chung dưới đây :

80 Ch = a0 + b Si i i   4 1 + c Cj j j   5 1 + e (4.4.10)

Trong đó, h = 1,2,3,4,5 (1: Thay đổi nhận thức kinh doanh; 2: Sản xuất theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; 3: Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm; 4: Lựa chọn nhà cung cấp đầu vào uy tín và 5: Đầu tư chi phí bảo vệ môi trường.

i = 1,2,3,4,5; j = 1,2,3,4,5 (j≠h) e là sai số đo lường

Kết quả phân tích hồi quy từ phương trình 4.4.10 được thể hiện chi tiết ở

Phụ lục 4.4.8 đến và 4.4.12, và được thể hiện qua phương trình từ 4.4.11 đến 4.4.15.

- Đối với biến thành phần C1 “Thay đổi nhận thức kinh doanh”:

Các biến C2, C3 và C5 tác động tích cực và có ý nghĩa về mặt thống kê đối với biến C1, ở mức ý nghĩa tương ứng 1%, 1% và 5%. Điều này muốn nói rằng, việc sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm và đầu tư chi phí bảo vệ môi trường nuôi có tác động tích cực đến việc làm thay đổi nhận thức kinh doanh của các hộ nuôi, theo hướng tạo ra sản phẩm có chất lượng ổn định, thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Ngoài ra, các biến S3 và S5 cũng có tác động ở mức ý nghĩa 5% và 1% đến C1. Có nghĩa là, những chính sách đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra và con giống, cùng với việc liên kết sản xuất có tác động tích cực đến nhận thức kinh doanh của các hộ nuôi.

C1 = -0,006S1 -0,060S2 +0,101S3 +0,051S4 +0,120S5 + 0,735C2 + 0,127C3- (-0,161) (-1,407) (2,090) (1,189) (2,614) (16,021) (3,043)

- 0,038C4 +0,105C5

(-0.942) (2,381) (4.4.11)

- Đối với biến thành phần C2 “Sản xuất theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”:

Kết quả phân tích ở phương trình 4.4.12 cho thấy, không có biến cấu trúc thị trường nào có ảnh đến chính sách khuyến khích người nuôi sản xuất theo hướng đảm bảo an toàn v sinh thực. Tuy nhiên, việc thay đổi nhận thức kinh doanh (C1), lựa chọn nhà cung cấp đầu vào uy tín (C4) và sử dụng nguyên liệu đầu vào có thể truy xuất được nguồn gốc (C5) cũng có tác động tích cực ở mức ý nghĩa thống kê 1% đến việc hướng người nuôi thực hiện việc sản xuất đảm bảo những tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (không vượt quá mức dư lượng kháng sinh cho phép). C2 = -0,012S1 + 0,144S2 - 0,037S3 - 0,019S4 + 0,050S5 + 0,689C1 - 0,066C3 + (-0,301) (3,539) (-0,790) (-0,448) (1,119) (16,021) ( -1,614)

+ 0,167C4 + 0,103C5

81

- Đối với biến thành phần C3 “Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm”:

Kết quả ở phương trình 4.4.13 cho thấy, những rào cản thương mại và kỹ thuật (S2), chính sách khuyến khích người nuôi sản xuất theo hướng chất lượng và liên kết với người mua (S3), cũng như chính sách khuyến khích người nuôi tăng cường việc liên kết với các công ty chế biến, xuất khẩu (S5) có tác động đến việc tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, sự thay trong nhận thức kinh doanh của người nuôi theo hướng sản xuất sạch hơn (C1), việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào uy tín (C4) và đầu tư chi phí bảo vệ môi trường (C5) thúc đẩy người nuôi tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm.

C3 = 0,001S1 + 0,161S2 + 0,286S3 + 0,007S4 + 0,162S5 + 0,282C1 - 0,156C2 (0,180) (2,549) (4,054) (1,116) (2,367) (3,043) ( -1,614)

– 0,017C4 + 0,305C5 (4.4.13)

(-0,276) (4,796)

- Đối với biến thành phần C4 “Lựa chọn nhà cung cấp đầu vào uy tín”: Theo kết quả ở phương trình 4.4.14, chỉ có 1 biến duy nhất có tác động ý nghĩa về mặt thống kê đến việc người nuôi cố gắng lựa chọn nhà cung cấp đầu vào uy tín là biến C2 (Sản xuất theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm) tại mức ý nghĩa 1%. Điều này đúng với thực tế rằng, việc bảo vệ môi trường nuôi tốt đòi hỏi người nuôi phải lựa chọn những nhà cung cấp con giống và thức ăn thủy sản tốt để tránh rủi ro dịch bệnh xảy ra trên cá, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm ô nhiễm nguồn nước, cũng như dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh trên cá. Ngoài ra, việc sản xuất theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đòi hỏi người nuôi lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào có uy tín trong việc cung cấp thức ăn thủy sản đủ chất lượng, thuốc thủy sản phù hợp. C4 = 0,048S1 - 0,041S2 + 0,097S3 + 0,101S4 – 0,050S5 -0,093C1 + 0,435C2 (0,773) (-0,610) (1,271) (1,509) (-0,692) (-0,492) (4,427) – 0,018C3 - 0,030C5 ( -0,276) (-0,426) (4.4.14)

- Đối với biến thành phần C5 “ Đầu tư chi phí bảo vệ môi trường”: Kết quả hồi quy ở phương trình 4.4.15 chỉ ra rằng, chỉ có biến S2 (rào cản thương mại và kỹ thuật) trong nhóm các biến cấu trúc thị trường có tác động ý nghĩa tại mức 5% đến việc đầu tư chi phí bảo vệ môi trường. Trong khi đó, trong nhóm biến thực hiện thị trường, thì việc thay đổi nhận thức kinh doanh của người nuôi (C1) và hành vi sản xuất theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (C2) đã có ảnh hưởng ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5% đến việc thúc đẩy người nuôi đầu tư chi phí cho việc bảo vệ môi trường (xây dựng ao lắng, vệ sinh ao nuôi).

82

C5 = -0,029S1 +0,128S2 + 0,053S3 - 0,046S4 + 0,009S5 + 0,211C1 + 0,221C2 + (-0,511) (2,127) (0,760) (-0,750) (0,140) (2,381) (2,408)

0,276C3 -0,024C4

(4,796) (-0,426) (4.4.15)

Tóm lại, những biến thành phần thực hiện thị trường có sự tương tác qua lại lẫn nhau, có nghĩa là một khi thực hiện một hoạt động thị trường nào đó sẽ có khả năng hỗ tương cho một số hoạt động còn lại. Ngoài ra, có một số biến thực hiện thị trường còn phụ thuộc vào sự thay đổi trong cấu trúc thị trường.

4.4.4. Kết luận kết quả phân tích

Từ kết quả phân tích trong mục 4.4.3.1 và 4.4.3.2 cho thấy, những thay đổi trong cấu trúc thị trường (S), cũng như những nỗ lực thực hiện thị trường (C) của người nuôi đều không có tác động ý nghĩa đến hiệu quả giá cả thị trường (P2). Có nghĩa là giá cả nhận được của người nuôi từ việc bán cá tra nguyên liệu đều do người mua quyết định. Tuy nhiên, những thay đổi trong cấu trúc thị trường và những nỗ lực thực hiện thị trường của người nuôi lại có ảnh hưởng ý nghĩa một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu thị trường (P1). Những mối liên hệ này giữa các biến thành phần S và C với biến hiệu quả thị trường P được thể hiện trên hình 4.4.5. Hình 4.4.5 cho chúng ta kết luận sau :

-Hiệu quả thị trường về giá cả (P2) không đạt được từ những thay đổi về cấu trúc thị trường cá tra, cũng như từ những nỗ lực thực thị trường của người nuôi cá tra. Tuy nhiên, trước những nỗ lực thực hiện thị trường của người nuôi đã giúp cho họ tạo được sản phẩm đầu ra (cá tra nguyên liệu) với chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường về mặt chất lượng sản phẩm (P1).

83

Hình 4.4.5. Mô hình SCP của các hộ nuôi cá tra

0,120 0,162 0,101 0,282 0,161 0,128 P1 C1 C2 C3 C4 C5 S3 0,215 0,260 0,235 0,202 0,144 0,286 0,689 0,211 0,735 0,221 0,435 0,276 5 0,127 0,167 0,105 0,103 0,305 S5 S2

84

Nguyên nhân chính dẫn đến trường hợp này là vì giá cả thị trường phần lớn do các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra quyết định. Những doanh nghiệp này cũng lệ thuộc hoàn toàn việc quyết định giá của người mua nước ngoài. Các doanh nghiệp không chủ động được việc định giá cả thu mua cá nguyên liệu cho người nuôi. Thay vào đó, họ chỉ có thể định giá trên từng đơn hàng có được từ những hợp đồng mua bán với người mua nhập khẩu.

- Mô hình ở hình 4.4.5 cũng chỉ ra rằng có 4 nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giúp cho người nuôi tạo ra được sản phẩm chất lượng. Trong số đó, việc sản xuất theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (C2) có tác động lớn nhất đến việc tạo ra sản phẩm có chất lượng và việc đầu tư chi phí bảo vệ môi trường (C5) có tác động nhỏ nhất. Điều này trong thực tế cho thấy phần lớn kể cả người nuôi và doanh nghiệp quan tâm đến chất lượng của sản phẩm đầu ra, hơn là chú ý đến những hệ lụy do môi trường nuôi gây ra trong dài hạn. Hay nói cách khác, hiện tại và trong thời gian ngắn sắp tới, những ảnh hưởng do môi trường nuôi xấu đi vẫn chưa có những dấu hiệu rõ rệt. Tuy nhiên, trong dài hạn những hệ quả xấu do việc không quan tâm đến môi trường nuôi sẽ xảy ra. Nguyên nhân chính dẫn đến hành vi chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường của người nuôi là do họ có ít đất, hoặc có đất để xây dựng ao lắng nhưng họ muốn tận dụng tối đa diện tích đất để nuôi cá. Một nguyên nhân khác là do họ muốn tăng sản lượng thông qua tăng vòng quay nuôi cá, nên thiếu thời gian để vệ sinh ao nuôi. Tất cả những lý do này, chắc hẳn dễ dẫn đến tình trạng dịch bệnh xảy ra.

- Điều đáng ngạc nhiên và khó giải thích ở đây là tại sao việc tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm (C3) lại không có ảnh hưởng đến việc tạo ra sản phẩm chất lượng. Qua khảo sát các hộ nuôi, họ cho rằng việc mua con giống và thức ăn thủy sản, cũng như thuốc thủy sản chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm và sự quen biết lâu năm với những nhà cung cấp, nên việc kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào dường như không có tác động đáng kể đến việc tạo ra sản phẩm có chất lượng. Còn đối với việc kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra, những người nuôi cho rằng việc kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm đầu ra khi giao dịch thường do bên mua thực hiện, nên họ cho rằng điều này không có tác động lớn đến việc tạo ra sản phẩm có chất lượng hay không.

- Kết quả phân tích ở hình 4.4.5 cho thấy trong mối tương tác giữa các biến thực hiện thị trường (C) với nhau, thì cặp biến C1 và C2 có sự tương tác với nhau mạnh nhất. Có nghĩa là việc thay đổi nhận thức kinh doanh của người nuôi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi sản xuất theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với nhận thức tiêu dùng của người tiêu dùng ngày càng gia tăng. Ngược lại, mỗi khi người nuôi có quan điểm sản xuất ra những sản phẩm an toàn cũng có nghĩa là nhận thức kinh doanh hướng theo thị trường của họ cũng đã gia tăng.

85

- Hình 4.4.5 cũng đã chỉ ra rằng, trong số các biến thực hiện thị trường có tác động hỗ tương với các biến thực hiện thị trường khác, có hai biến C2 và C5 có độ rộng tác động nhiều hơn các biến khác. Mỗi nhân tố có tác động đến 3 nhân tố khác. Điều này muốn chỉ ra rằng, việc sản xuất theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và việc đầu tư chi phí bảo vệ môi trường tỏ ra có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, do chúng vừa có tác động trực tiếp và gián tiếp đến kết quả này.

- Một kết quả đáng ngạc nhiên khác là biến cấu trúc thị trường S1 hoàn toàn không có tác động ý nghĩa về mặt thống kê, cả trực tiếp và gián tiếp đến việc tạo ra sản phẩm chất lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thay vào đó, các biến về chính sách của Nhà nước khuyến khích người nuôi sản xuất sản phẩm chất lượng và liên kết với người mua, cũng như chính sách khuyến khích người nuôi bảo vệ môi trường nuôi lại có ảnh hưởng có ý nghĩa một cách gián tiếp đến việc tạo ra sản phẩm chất lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều này muốn nói rằng, vai trò can thiệp của Nhà nước đối với ngành hàng cá tra có vị trí nhất định so với các áp lực cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 84)