Phân tích nhân tố khám phá các biến cấu trúc thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 45)

Sau bước kiểm định thang đo, bước kế tiếp là phân tích nhân tố đối với từng thành phần để rút ra các nhân tố (biến tiềm ẩn). Những nhân tố này sẽ được sử dụng như biến độc lập trong mô hình hồi quy sau này.

Phân tích nhân tố được sử dụng đối với một thang đo đa hướng để nhận diện các thành phần hay nhân tố, giải thích được các mối liên hệ tương quan trong một tập hợp biến. Các biến không xác định rõ rệt có tương quan với nhân tố đang xem xét, do có hệ số tải nhân tố xấp xỉ nhau, được coi là biến rác và sẽ bị loại bỏ ra khỏi mô hình nghiên cứu. Nếu có sự loại biến, sẽ lập lại quy trình phân tích nhân tố cho đến khi thỏa các yêu cầu đề ra là giá trị riêng (Eigenvalue)>1 và tổng phương sai trích lớn hoặc bằng 50%.

Trong trường hợp nghiên cứu này, khi đưa tất cả 17 biến vào để phân tích nhân tố. Kết quả phân tích cho thấy: kiểm định Barlett's test of sphericity có hệ số KMO= 0,788; sig = 0,000 << mức ý nghĩa 1%, nên đủ điều kiện để phân tích nhân tố.

Qua phân tích nhân tố mô hình sự ảnh hưởng của S đối với kết quả thực hiện thị trường của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản cho thấy, có 4 nhóm nhân tố được trích với tổng phương sai trích là 76,34% với giá trị riêng (Eigenvalue) là 1,051, tức là 4 nhóm nhân tố này giải thích được 76,34% sự biến thiên của dữ liệu với 17 biến có hệ số tải nhân tố > 0,5 (Phụ lục 4.3.1)

Bảng 4.3.1. Ma trận nhân tố sau khi xoay Ký

hiệu Tên các nhân tố

Nhóm nhân tố

1 2 3 4

S1.5 Sự cạnh tranh dựa vào quảng bá sản phẩm

từ các nước xuất khẩu cá tra khác. 0,774

S2.2 Khuyến khích người nuôi xây dựng ao lắng

để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. 0,821

S2.5 Khuyến khích người nuôi áp dụng các tiêu chuẩn nuôi theo hướng sạch hơn để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.

0,680

S2.6 Khuyến khích người nuôi áp dụng các tiêu chuẩn nuôi theo hướng sạch hơn và sử dụng các nguyên liệu đầu vào chất lượng.

0,726

S2.8

Khuyến khích người nuôi liên kết với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.

0,640

S2.9 Khuyến khích người nuôi liên kết với

doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm theo hướng sử dụng nguyên liệu đầu vào chất lượng.

0,610

41

hưởng đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm

S3.5 Chất lượng con giống không ổn định có ảnh

hưởng đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm.

0,618

S3.8 Thiếu vốn sản xuất kinh doanh có ảnh

hưởng đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm.

0,832

S3.11 Dịch bệnh trên cá gia tăng có ảnh hưởng đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm

0,810

S3.14 Đầu tư chi phí chứng nhận/tái chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn nuôi sạch hơn

0,591

S4.8 Rào cản kỹ thuật về chất lượng sản phẩm đầu ra.

0,730

S4.9 Rào cản kỹ thuật về việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào chất lượng (giống, thức ăn thủy sản).

0,805

S4.11 Gia tăng nhập ngành của một số nước (Thái

Lan, TQ) vào thị trường xuất khẩu cá tra ảnh hưởng đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm.

0,810

S4.12 Gia tăng nhập ngành của một số nước (Thái

Lan, Bangladesh) vào thị trường xuất khẩu cá tra ảnh hưởng đến việc sử dụng các NL đầu vào chất lượng

0,737

S4.14 Cạnh tranh không lành mạnh giữa các

doanh nghiệp chế biến trong nước có ảnh hưởng đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm.

0,598

S4.15 Cạnh tranh không lành mạnh giữa các

doanh nghiệp trong nước có ảnh hưởng đến việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào chất lượng (giống, thức ăn thủy sản).

0,592

(Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu khảo sát, 2013)

Kết quả phân tích ở bảng 4.3.1 cho thấy, các biến đưa vào phân tích được phân thành 4 nhóm nhân tố: nhân tố 1 được đặt tên là “Cạnh tranh quốc tế và nội địa”, nhân tố 2 được đặt tên là “Chính sách khuyến khích người nuôi áp dụng phương thức nuôi tốt hơn và liên kết với doanh nghiệp thu mua sản phẩm”, nhân tố 3 được đặt tên là “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và rủi ro do dịch bệnh trên cá” và nhân tố 4 “Rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu”.

42

Nhân tố 1 “Cạnh tranh quốc tế và nội địa” bao gồm 5 biến quan sát sau:

 Sự cạnh tranh dựa vào quảng bá sản phẩm từ các nước xuất khẩu cá tra khác (S1.5)

 Gia tăng nhập ngành của một số nước (Thái Lan, TQ) vào thị trường xuất khẩu cá tra ảnh hưởng đến việc bảo đảm ch t l ng s n ph m (S4.11).

 Gia tăng nhập ngành của một số nước (Thái Lan, Bangladesh) vào thị trường xuất khẩu cá tra ảnh hưởng đến việc sử dụng các NL đầu vào chất lượng (S4.12).

 Cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp chế biến trong nước có ảnh hưởng đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm (S4.14)

 Cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước có ảnh hưởng đến việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào chất lượng (giống, thức ăn thủy sản).

Nhân tố 2 “Chính sách khuyến khích người nuôi áp dụng phương thức nuôi tốt hơn và liên kết với doanh nghiệp thu mua sản phẩm” bao gồm 5 biến quan sát sau:

 Khuyến khích người nuôi xây dựng ao lắng để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. (S2.2)

 Khuyến khích người nuôi áp dụng các tiêu chuẩn nuôi theo hướng sạch hơn để đảm bảo ch t l ng s n ph m đầu ra (S2.5)

 Khuyến khích người nuôi áp dụng các tiêu chuẩn nuôi theo hướng sạch hơn và sử dụng các nguyên liệu đầu vào chất lượng (S2.6)

 Khuyến khích người nuôi liên kết với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo ch t l ng s n ph m đầu ra (S2.8)

 Khuyến khích người nuôi liên kết với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm theo hướng sử dụng nguyên liệu đầu vào chất lượng (S2.9)

Nhân tố 3 “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và rủi ro do dịch bệnh trên cá” có 4 biến quan sát sau:

 Giá cả thức ăn thủy sản gia tăng có ảnh hưởng đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm (S3.2)

 Chất lượng con giống không ổn định có ảnh hưởng đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm (S3.5)

 Thiếu vốn sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm (S3.8)

 Dịch bệnh trên cá gia tăng có ảnh hưởng đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm (S3.11)

43

Nhân tố 4 “Rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu” có 3 biến quan sát sau:

 Đầu tư chi phí chứng nhận/tái chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn nuôi sạch hơn (S3.14).

 Rào cản kỹ thuật về chất lượng sản phẩm đầu ra (S4.8)

 Rào cản kỹ thuật về việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào chất lượng (giống, thức ăn thủy sản) (S4.9)

Như vậy, kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy, thang đo chất lượng dịch vụ từ 4 thành phần ban đầu của thang đo SERVPERF được sắp xếp lại cũng thành 4 thành phần: cạnh tranh quốc tế và nội địa, chính sách khuyến khích người nuôi áp dụng phương thức nuôi tốt hơn và liên kết với doanh nghiệp thu mua sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu.

Qua phân tích nhân tố ta có thể tính toán ra các nhân số (trị số của các biến tổng hợp) cho từng trường hợp quan sát một. Lúc đó nhân số của nhân tố thứ i được tính toán theo phương trình 4.3.1 dưới đây:

Fi = Wί1X1 + Wί2X2 + Wί3X3 + …. + WίkXk (4.3.1) Trong đó, Fi là nhân tố thứ i; Wik là nhân số của biến quan sát thứ k trong nhóm nhân tố thứ i; Xk là giá trị của biến số quan sát thứ k.

Các hệ số nhân tố của từng biến quan sát trong 4 nhân tố được trình bày trong ma trận điểm hệ số nhân tố (Component Score Coeficient matrix) trong bảng 4.3.2.

Bảng 4.3.2. Ma trận điểm hệ số nhân tố Ký

hiệu Tên các nhân tố

Nhóm nhân tố

1 2 3 4

S1.5 Sự cạnh tranh dựa vào quảng bá sản phẩm

từ các nước xuất khẩu cá tra khác. 0,353

S2.2 Khuyến khích người nuôi xây dựng ao lắng

để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. 0,416

S2.5 Khuyến khích người nuôi áp dụng các tiêu

chuẩn nuôi theo hướng sạch hơn để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.

0,282

S2.6 Khuyến khích người nuôi áp dụng các tiêu

chuẩn nuôi theo hướng sạch hơn và sử dụng các nguyên liệu đầu vào chất lượng.

0,333

S2.8

Khuyến khích người nuôi liên kết với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.

0,270

S2.9 Khuyến khích người nuôi liên kết với

44

theo hướng sử dụng nguyên liệu đầu vào chất lượng.

S3.2 Giá cả thức ăn thủy sản gia tăng có ảnh hưởng đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm

0,320

S3.5 Chất lượng con giống không ổn định có ảnh hưởng đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm.

0,215

S3.8 Thiếu vốn sản xuất kinh doanh có ảnh

hưởng đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm.

0,394

S3.11 Dịch bệnh trên cá gia tăng có ảnh hưởng

đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm 0,392

S3.14 Đầu tư chi phí chứng nhận/tái chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn nuôi sạch hơn

0,243

S4.8 Rào cản kỹ thuật về chất lượng sản phẩm đầu ra.

0,442

S4.9 Rào cản kỹ thuật về việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào chất lượng (giống, thức ăn thủy sản).

0,369

S4.11 Gia tăng nhập ngành của một số nước (Thái

Lan, TQ) vào thị trường xuất khẩu cá tra ảnh hưởng đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm.

0,323

S4.12 Gia tăng nhập ngành của một số nước (Thái

Lan, Bangladesh) vào thị trường xuất khẩu cá tra ảnh hưởng đến việc sử dụng các NL đầu vào chất lượng

0,395

S4.14 Cạnh tranh không lành mạnh giữa các

doanh nghiệp chế biến trong nước có ảnh hưởng đến việc bảo đảm chất lượng sản phẩm.

0,167

S4.15 Cạnh tranh không lành mạnh giữa các

doanh nghiệp trong nước có ảnh hưởng đến việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào chất lượng (giống, thức ăn thủy sản).

0,169

(Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu khảo sát, 2013)

Dựa vào điểm hệ số nhân tố ở bảng 4.3.2 ta có thể ước lượng điểm nhân tố theo các phương trình 4.3.2, 4.3.3, 4.3.4 và 4.3.5

Đối với nhân tố 1: “Cạnh tranh quốc tế và nội địa”(S1)

45

Sự gia nhập ngành của các nước trong khu vực như Thái Lan và Bangladesh có ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp, khiến cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu phải sử dụng các nguyên liệu đầu vào (cá tra nguyên liệu) và tạo ra sản phẩm đầu ra có chất lượng (màu mỡ cá trắng, không có dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép, trọng lượng nhỏ hơn 1 kg). Kê đến, sự cạnh tranh thông qua việc quảng bá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh quốc tế cũng có ảnh hưởng mạnh đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh cạnh tranh của các nước xuất khẩu khác, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong nước cũng góp phần làm gia tăng mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Một trong những hậu quả của sự cạnh tranh này là một số doanh nghiệp bị áp thuế chống bán phá giá trong những năm gần đây.

Tóm lại, dựa vào lý thuyết “5 lực lượng cạnh tranh của Porter” cho thấy ngành cá tra đang phải chịu áp lực cạnh tranh chủ yếu từ người mua và cạnh tranh của các đối thủ trong ngành.

Đối với nhân tố thứ 2: “Chính sách khuyến khích người nuôi áp dụng phương thức nuôi tốt hơn và liên kết với doanh nghiệp thu mua sản phẩm”

(S2)

Kết quả ở phương trình 4.3.3 cho thấy, có những yếu tố tác động đến việc Nhà nước đưa ra các chính sách khuyến khích người nuôi áp dụng phương thức nuôi tốt hơn và tăng cường mối liên kết với doanh nghiệp đó là:

S2 = 0,416S2.2 + 0,282S2.5 + 0,333S2.6 + 0,270S2.8 + 0,219S2.9 (4.3.3)

1) Khuyến khích người nuôi xây dựng ao lắng để đảm bảo điều kiện môi trường nước tốt hơn. Theo các doanh nghiệp thì đây là một trong những vấn đề lớn được đặt ra đối với người nuôi, do quan điểm chạy theo lợi nhuận trước mắt của người nuôi nói chung còn ảnh hưởng rất nặng nề đến hành vi sản xuất theo hướng lợi nhuận lâu dài. Chính vì vậy, cần có những chính sách khuyến khích, kết hợp với việc tăng cường vận động, tuyên truyền cho người nuôi thay đổi nhận thức kinh doanh tốt hơn, và do đó nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra các chính sách phù hợp.

2) Như đã phân tích ở trên, mức độ cạnh tranh mang tính quốc tế ngày càng trở nên gay gắt hơn, chủ yếu là các doanh nghiệp phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật liên quan đến chất lượng của sản phẩm đầu ra và sử dụng nguyên liệu đầu vào chất lượng. Chính vì vậy, xuất phát từ thực tế này đã có ảnh hưởng lớn đến việc đưa ra các chính sách giúp cho người nuôi và doanh nghiệp vượt qua những rào cản này.

3) Việc khuyến khích người nuôi và doanh nghiệp liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển ngành. Chính vì

46

vậy, nó đã có ảnh hưởng lớn đến việc Nhà nước cần đưa ra những chính sách khuyến khích cho người nuôi và doanh nghiệp cần phải tăng cường việc liên kết lại với nhau trong sản xuất và tiêu thụ, thông qua việc áp dụng phương thức nuôi theo hướng chất lượng hơn.

Tóm lại, xuất phát từ mức độ và hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra trong nước với các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài, cũng như trong nước đã đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước, thông qua việc đưa ra các chính sách khuyến khích cho người nuôi và doanh nghiệp trong nước cần tăng cường việc liên kết với nhau, dựa trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường nuôi tốt hơn.

Đối với nhân tố thứ 3 “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” (S3)có 4 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bao gồm giá cả thức ăn thủy sản có xu hướng gia tăng liên tục, chất lượng con giống không ổn định, thiếu vốn và dịch bệnh trên cá có xu hướng ngày càng gia tăng và phức tạp, được thể hiện trong phương trình 4.3.4.

S3 = 0,320S3.2 + 0,215S3.5 + 0,394S3.8 + 0,392S3.11 (4.3.4) Trong đó, yếu tố thiếu vốn sản xuất có ảnh hưởng lớn nhất đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do thiếu vốn nên đã làm hạn chế việc đầu tư công nghệ và thiết bị để đảm bảo và cải thiện chất lượng sản phẩm đầu ra. Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản đã mở rộng vùng nuôi riêng cho doanh nghiệp để chủ động nguồn cá nguyên liệu. Trong quá trình nuôi đã xảy ra nhiều dịch bệnh trên cá, nên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra của cá nguyên liệu, và do vậy ảnh hưởng đến sản phẩm cá phi lê. Kế đó là xu hướng giá thức ăn thủy sản gia tăng liên tục đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đã khiến cho một số doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất bằng việc sử dụng nguồn thức ăn thủy sản, hoặc sử dụng loại thức ăn có chất lượng thấp, nên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sau cùng, tình trạng chất lượng con giống không ổn định đã ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào cho khâu chế biến, và do vậy đã làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tóm lại, tình trạng thiếu vốn trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cộng với những rủi ro do dịch bệnh trên cá, những biến động về giá cả và chất lượng của các yếu tố đầu vào đã làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)